Những năm gần đây, quan hệ công chúng là một ngành học, một công việc rất hot trên thị trường. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn chưa thực hiểu quan hệ công chúng là gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu về công việc này, bài viết này là dành cho bạn.
Giới thiệu tổng quát về quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng (Public relations – PR) được định nghĩa là các phương pháp, cách thức hoạt động giao tiếp xã hội của một cá nhân, tổ chức hay chính phủ sử dụng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng bên ngoài cũng như nâng cao sự hiểu biết bản thân. Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA) cũng đã đưa ra khái niệm: “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.”
Bạn có thể đọc thêm bài viết về nghề PR để hiểu rõ hơn về khía cạnh này của quan hệ công chúng tại đây.
Đặc điểm của quan hệ công chúng
Bản chất của quan hệ công chúng là không ngừng xây dựng và cải thiện hình ảnh của một cá nhân, một công ty, một tổ chức bằng cách chuyển phát thông tin tới giới truyền thông đại chúng cũng như thu hút sự chú ý của họ. Mục đích cuối cùng của quan hệ công chúng là tạo thiện ý và hình ảnh đẹp trước công chúng, gia tăng uy tín, thương hiệu dù cho các giá trị này đều là vô hình.
Vai trò chính của một nhân viên PR trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp có ý nghĩa tích cực đến khách hàng cũng như các đối tượng công chúng quan trọng của họ. Từ đó, họ dễ dàng chấp nhận, tin tưởng và ủng hộ sản phẩm nhiều hơn.
Tại các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên PR là không giới hạn. Thế nhưng, đa phần họ sẽ làm ở các mảng: tổ chức sự kiện, quản lý khủng hoảng truyền thông, xử lý sự cố bất ổn, thiết lập và duy trì quan hệ với giới truyền thông, các cơ quan báo trí, chính quyền chức trách,… Bên cạnh đó, PR còn đảm nhận luôn cả các công việc như chuẩn bị thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội…
3 giai đoạn chính của quan hệ công chúng
- Giai đoạn 1: Xác định thái độ, quan điểm, lập trường của công chúng, sau đó đánh giá.
- Giai đoạn 2: Tìm hiểu và lên kế hoạch những thủ tục cũng như chính sách cần thiết để doanh nghiệp tiếp nhận sự quan tâm của công chúng.
- Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch truyền thông, quảng bá để công chúng hiểu đúng về doanh nghiệp cũng như giá trị cốt lõi qua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Người làm ngành quan hệ công chúng cần có những tố chất gì?
Đam mê tin tức
Người làm quan hệ công chúng nói riêng cũng như các ngành nghề khoa học xã hội nói chung cần nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, nhạy bén trước thời cuộc và hiểu rõ được việc tận dụng sức mạnh truyền thông có thể thay đổi hình ảnh cho doanh nghiệp. Thế nên, đam mê và cập nhật tin tức chính thống một cách liên tục là yếu tố cần có ở một người làm quan hệ công chúng.
Kỹ năng giao tiếp xã hội tốt
Nếu bạn ngại đám đông, không tự tin vào khả năng giao tiếp của mình, nghề này không dành cho bạn. Khả năng ăn nói lưu loát, khéo léo xử lý tình huống với mọi đối tượng sẽ rất có ích cho nghề PR. Không những vậy, bạn còn phải chủ động, nhanh nhạy với mọi vấn đề xảy ra xung quanh.
Bạn có thể đọc thêm bài viết về networking để xây dựng các mối quan hệ tốt hơn nhé!
Cứng cỏi, bản lĩnh
Nhân viên PR phải tiếp xúc và làm việc với nhiều người, từ công chúng tới giới truyền thông, anh chị nhà báo hay các cấp cơ quan. Thế nên, nếu là người rụt rè, nhút nhát, “yếu bóng vía”, bạn có lẽ không phù hợp với nghề. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, phát sinh mâu thuẫn là điều không tránh khỏi. Vì vậy, nghề này rất cần người mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua các khó khăn này.
Đam mê và thích viết
Bạn sẽ viết thông cáo báo chí nhiều và cũng như đại diện phát ngôn cho công ty. Vì vậy, người làm PR cũng cần có niềm đam mê với viết lách. Nếu không có đam mê này, bạn sẽ thấy rất khó khăn để gắn bó với nghề.
Ưu điểm và nhược điểm của quan hệ công chúng là gì?
Ưu điểm
- Độ tin cậy cao.
- Chi phí thấp.
- Được đón nhận và lắng nghe vì đây không phải là quảng cáo.
- Xác định các đối tượng hướng đến cụ thể.
- Hình ảnh, uy tín của cá nhân, doanh nghiệp tăng cao.
Nhược điểm
- Dễ xảy ra sự cố, áp lực truyền thông, dư luận.
- Dễ gây ảnh hưởng, tổn hại đến hình ảnh công ty
- Thông điệp truyền tải và hành động đôi lúc thiếu tính nhất quán.
Học ngành quan hệ công chúng sẽ làm những công việc gì?
Khối ngành quan hệ xã hội sẽ không có bất kỳ ranh giới công việc rõ ràng. Chỉ cần bạn có đam mê cùng tinh thần chịu khó học hỏi, bạn có thể làm được những gì bạn muốn. Sau đây là một vài vị trí “chính chuyên” của ngành quan hệ công chúng.
Chuyên viên PR
Đảm nhận các công việc như quan hệ cộng đồng, phụ trách thiết lập quan hệ báo chí, tổ chức các sự kiện quảng bá hình ảnh, truyền thông nội bộ,…cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước,…
Phóng viên, biên tập viên tin tức, nhà báo
Vì bạn sẽ được trang bị các kỹ năng như thu thập xử lý thông tin, viết lách, viết thông cáo báo chí, phân tích chiến dịch truyền thông,…Thế nên, các công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông, báo chí tại các cơ quan thông tấn, toà soạn, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình,….bạn hoàn toàn có thể tự tin đảm nhận.
Chuyên viên tư vấn và cố vấn quan hệ công chúng
Bạn có thể sẽ giữ các vị trí như trợ lý phân tích, đánh giá và lập báo cáo truyền thông đối nội, đối ngoại tại các tổ chức. Đồng thời, bạn cũng sẽ xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp cũng như lên kế hoạch thực hiện các chiến lược truyền thông, phát triển đội ngũ nhân sự, đại diện phát ngôn, tư vấn quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông cho các Sở, Bộ, ban Ngành liên quan đến lĩnh vực này.
Nghiên cứu và giảng dạy về ngành quan hệ công chúng tại các cơ sở giáo dục
Hiện tại, ngành này đang rất hot tại các trường đại học. Bạn có thể tham gia công tác nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng để trở thành trợ giảng, giảng viên hay thậm chí là quản lý cấp cao tại các cơ sở đào tạo truyền thông, PR.
Phân biệt quan hệ công chúng với quảng cáo
Nếu bạn đã tìm hiểu đến đây, bạn sẽ thấy quan hệ công chúng và quảng cáo có những khác biệt rất rõ ràng thông qua các đặc điểm như sau:
- Quan hệ công chúng: tốn nhiều công sức, quá trình lâu dài, độ tin cậy cao, hướng đến xây dựng hình ảnh, mối quan hệ, thương hiệu.
- Quảng cáo: tốn nhiều chi phí, thực hiện trong giai đoạn ngắn, độ tin cậy thấp, hướng đến doanh số bán hàng, lợi ích kinh tế.
Trên đây là những chia sẻ về quan hệ công chúng là gì cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm thấy được niềm đam mê của mình cũng như xác định được lối đi riêng cho bản thân. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những bài viết hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể tìm hiểu thêm về nghề sales cũng như bí quyết để trở thành salesman tại đây.
Những câu hỏi thường gặp
Học ngành quan hệ công chúng ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều các trường đại học danh tiếng trên khắp cả nước đào tạo ngành quan hệ công chúng hoặc những ngành học liên quan có kỹ năng tương xứng với ngành như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội, (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Văn Lang, Đại học FPT, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, ….
Khác biệt lớn nhất giữa marketing và PR là gì?
Khác biệt lớn nhất giữa hai công việc này nằm ở mục đích cuối cùng. Mục đích sau cùng của marketing là bán được hàng. Trong khi đó, mục đích sau cùng của PR là xây dựng hình ảnh và thiết lập quan hệ.
Học quan hệ công chúng sẽ được trang bị những kiến thức gì?
Học quan hệ công chúng sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng như ngôn ngữ, lý luận, phương pháp và đạo đức báo chí, tổ chức sự kiện, xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng cáo, truyền thông đa phương tiện, đàm phán và quản trị xung đột,…
Mức lương cơ bản của ngành quan hệ công chúng khoảng bao nhiêu?
Tùy vào năng lực và kinh nghiệm sẽ có các mức lương tương ứng khác nhau. Chuyên viên PR có thể dao động ở mức 10 – 15 triệu. Mức giá khởi điểm thường sẽ là 7 – 10 triệu, các chức vụ quản lý cấp cao có thể lên đến hơn 20 triệu.