Bạn đang tìm hiểu để trở thành một Tester và gặp phải khái niệm Priority khá khó hiểu? Priority là gì? Tầm quan trọng của Priority trong việc kiểm thử phần mềm ra sao? Những câu hỏi trên sẽ được TinoHost giải đáp cho bạn!
Tìm hiểu về Priority
Priority là gì?
Priority hay mức độ ưu tiên là thứ tự xác định vấn đề cần phải chỉnh sửa gấp hay không. Nếu bạn vẫn chưa hiểu lắm, câu hỏi này sẽ dễ hiểu hơn:
Vấn đề này có cần phải sửa chữa ngay lập tức hay có thể để xử lý sau?
Ví dụ chẳng hạn bạn nhận thiết kế website cho một khách hàng, vô tình bạn viết sai tên của thương hiệu ngay ở trang chủ và lỗi cài đặt nhầm plugin WordPress trên trang web.
Vậy, vấn đề sai tên thương hiệu ngay trang chủ cần phải ưu tiên sửa chữa lập tức nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu, gây ra sự nhầm lẫn cho người dùng lẫn giảm mức độ uy tín của bạn trong mắt khách hàng, khách truy cập trang web. Còn về phần cài đặt nhầm plugin có thể xử lý sau, vì plugin đó gần như không có tác động đến thương hiệu.
Từ ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng Priority chính là sự ưu tiên về thời gian giải quyết vấn đề trước hay sau. Mức độ ưu tiên có thể được đo lường bằng nhu cầu của khách hàng và kết hợp với Severity – mức độ nghiêm trọng để đánh giá.
Các mức độ của Priority
Tùy theo từng trường hợp khác nhau có thể phân thành nhiều mức độ khác nhau của Priority. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 4 mức độ chính bao gồm:
Immediate/ Critical
Vấn đề ở mức độ này cần phải giải quyết ngay tức khắc thông thường sẽ là trong ngày. Nếu không giải quyết vấn đề ở mức độ này, sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ hoàn toàn không thể hoạt động được và gây ra tình trạng tắc nghẽn.
High
Ở mức độ này, vấn đề cần được ưu tiên giải quyết càng sớm càng tốt. Vì vấn đề có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ hay phần mềm của bạn. Nếu không giải quyết vấn đề đó sẽ ảnh hưởng rất nặng sử dụng sản phẩm dịch vụ được.
Medium
Mức độ ảnh hưởng chỉ rơi vào trạng thái trung bình. Tức là quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ hay phần mềm của bạn vẫn diễn ra bình thường, bạn vẫn có thể ưu tiên giải quyết những vấn đề quan trọng hơn trước.
Low
Vấn đề được đặt ở trạng thái này, tức là không quá quan trọng. Bạn có thể hoàn lại cho đến khi giải quyết các vấn đề ở trạng thái ưu tiên cao hơn.
Trong quá trình kiểm thử phần mềm, bạn không thể chỉ nhắc đến mỗi vấn đề Priority về độ ưu tiên xử lý mà còn phải đề cập đến Severity – mức độ nghiêm trọng của vấn đề để kết hợp giải quyết tình huống lỗi xảy ra.
Tìm hiểu về Severity
Severity là gì?
Severity – mức độ nghiêm trọng của vấn đề mô tả mức độ lỗi ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm dịch vụ phần mềm của bạn.
Mức độ Severity thường được đánh giá bởi các chuyên gia Tester hoặc những kỹ sư phần mềm. Họ sẽ tự tạo ra những tình huống có thể xảy ra để kiểm nghiệm lên sản phẩm dịch vụ phần mềm của bạn trước, bằng thao tác tay hoặc sử dụng các phần mềm khác để hỗ trợ việc kiểm nghiệm và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
Ví dụ như sau sẽ có thể giúp bạn hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng – Severity. Trường hợp bạn có một website bán hàng online và những trường hợp như sau xảy ra:
- Khi khách hàng truy cập vào website, máy chủ không hề phản hồi và không cho phép người dùng truy cập vào website, màn hình cứ liên tục xoay tròn.
- Nếu khách hàng của bạn đã vào được website, khi mua hàng với số lượng là 1. Tuy nhiên, trong giỏ hàng lại tự động thêm 1 số 0 thành 10 sản phẩm!
- Khách hàng có coupon nhưng khi họ áp vào, hệ thống không tự động giảm giá cho hóa đơn của họ và còn tăng giá lên.
- Trang giỏ hàng của bạn lại hiển thị là “dỏ hàng của bạn”
Những ví dụ bên trên là một số ví dụ về mức độ Severity được sắp xếp giảm dần. Nếu chúng xảy ra trong thực tế, lấy ví dụ là trang Shopee chẳng hạn, mức độ nghiêm trọng của vấn đề sẽ ảnh hưởng khổng lồ như thế nào đến doanh thu của họ.
Các mức độ của Severity
Critical – Mức độ cực kỳ nghiêm trọng
Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này là cực lớn! Nếu lỗi ở mức độ này diễn ra sẽ gây ảnh hưởng lên các chức năng của sản phẩm, làm người dùng không thể truy cập vào hệ thống, không thể tương tác với ứng dụng.
Ví dụ:
- Người dùng truy cập vào website và trang web không phản hồi bất cứ thông tin nào.
- Ứng dụng của bạn buộc người dùng phải đăng nhập để sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình tạo tài khoản và hệ thống không gửi OTP về email/ số điện thoại của người dùng để xác nhận.
Major – Mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng
Mức động nghiêm trọng này không gây ra những lỗi lớn đến ứng dụng, sản phẩm hay hệ thống. Tuy nhiên, lỗi gây ra các ảnh hưởng đến chức năng chính của sản phẩm, hệ thống của bạn.
Ví dụ:
Chức năng mua hàng không thể hoạt động được nhưng người dùng vẫn có thể xem. Với một website về Ecommerce, hoạt động mua bán hàng là hoạt động chính – chức năng chính. Vì thế lỗi này nghiêm trọng.
Minor/Moderate
Những lỗi ở mức độ này sẽ thường không gây hại hệ thống, sản phẩm dịch vụ hay trải nghiệm người dùng quá nhiều.
Ví dụ: Bạn chỉ có thể nhấn dấu + để tăng số lượng sản phẩm thay vì trực tiếp nhập số.
Low
Nếu bạn sử dụng các ứng dụng trên điện thoại, những lỗi gây khó chịu cho mắt như: Màu sắc, font chữ, kích cỡ font,… Những lỗi tạo ra trải nghiệm không tốt về giao diện thường sẽ rơi vào mức độ này.
Kết hợp Priority và Severity để đánh giá mức độ ưu tiên
Tùy theo những thang mức độ tại mỗi công ty, dự án sử dụng sẽ có những sự kết hợp khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bộ 4 mức để đánh giá và kết hợp chính này bao gồm:
- High Priority, High Severity mức độ ưu tiên cao, mức độ nghiêm trọng cao => Cần phải khắc phục ngay lập tức.
- High Priority, Low Severity mức độ ưu tiên cao, mức độ nghiêm trọng thấp => Nếu bạn đang phải ưu tiên cho khách hàng, bạn sẽ phải ưu tiên giải quyết vấn đề này
- High Severity, Low Priority mức độ ưu tiên thấp, mức độ nghiêm trọng cao => Đây là lỗi lớn về kĩ thuật, đôi khi sẽ ảnh hưởng lớn đến người dùng. Vì thế, bạn cần phải xử lý sớm để tránh việc người dùng bị ảnh hưởng.
- Low Severity, Low Priority mức độ ưu tiên thấp, mức độ nghiêm trọng thấp => Lỗi này không quá nghiêm trọng và bạn có thể xử lý sau khi giải quyết hết các vấn đề ở mức độ cao hơn.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo ảnh bên dưới để có cái nhìn tổng quan hơn về 4 mức độ kết hợp.
Qua bài viết, TinoHost hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về Priority và cách để kết hợp xác định mức độ ưu tiên của một vấn đề. Chúc bạn thành công trên con đường trở thành Tester!
Những câu hỏi thường gặp về Priority
Sự khác biệt cơ bản về người đánh giá của Priority và Severity?
Như bài viết đã đề cập, người đánh giá mức độ Priority sẽ là người dùng, khách hàng của bạn.
Người đánh giá mức độ Severity là các chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật.
Có thể áp dụng Priority và Severity vào những ngành khác?
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bản đánh giá Priority và Severity vào bất kì ngành nghề nào khác. Chỉ cần thay đổi trường hợp lại đúng với ngành, trường hợp của bạn.
Cách đánh giá mức độ ưu tiên hợp lý?
Để đánh giá mức độ ưu tiên hợp lý nhất, bạn sẽ cần phải:
- Hiểu rõ về hai khái niệm Priority và Severity.
- Biết cụ thể về mức độ ảnh hưởng tới hệ thống và trải nghiệm người dùng.
- Cần rất nhiều kinh nghiệm để đánh giá chính xác.
Lương của Tester là bao nhiêu?
Bạn đang quan tâm đến việc trở thành Tester, mức lương của công việc này chắc chắn cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Theo Pay Scale mức lương trung bình trên năm của Tester là $56,448.