Các doanh nghiệp dành sự quan tâm của thương mại điện tử ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để thiết kế được một trang web như vậy thì bạn phải cần một mã nguồn thích hợp mới mang lại được hiệu quả. Bên cạnh Opencart hay Shopify, Prestashop cũng là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến các mã nguồn thiết kế website thương mại điện tử. Vậy Prestashop là gì? Trong bài viết này, Tino Group sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về Prestashop nhé.
Prestashop là gì?
Định nghĩa Prestashop
PrestaShop là một mã nguồn CMS được thiết kế chuyên cho việc xây dựng trang thương mại điện tử với mục tiêu là giúp bạn tạo cửa hàng online đẹp, nhanh chóng. Bằng nền tảng miễn phí này, bạn sẽ có thể tạo trang web thương mại điện tử của mình mà không cần mã hóa. Theo thống kê cho thấy, hiện nay có đến hơn 165000 trang web được thiết kế trên nền tảng của Prestashop.
Được phát triển từ năm 2005, vào những thời điểm đó PrestaShop vẫn còn khá xa lạ và chưa được nhiều người biết đến, do phát hành chủ yếu với phiên bản tiếng Pháp. Nhưng thời gian gần đây, với những cải tiến vượt bậc, PrestaShop đã trở thành mã nguồn mở khá phổ biến.
PrestaShop giành giải Open Source Business Applications Award của Packt Publishing: Open Source Award của Packt Publishing. Đây là một trong những giải thưởng uy tín và danh giá bậc nhất dành cho các mã nguồn mở.
Những tính năng của Prestashop
Với lợi thế phát triển sau, Prestashop đã tích hợp được nhiều tính năng thích hợp để xây dựng một trang web thương mại điện tử hiệu quả. Các tính năng nổi bật của Prestashop như:
- Về quản lý module: Người dùng dễ dàng truy cập và cấu hình tất cả các module nhờ chức năng lọc và nhóm các module lại với nhau.
- Về quản lý danh mục: Việc tạo mới và sửa đổi một sản phẩm được thực hiện trên cùng một trang và được phân cấp bằng các tab, giúp việc quản lý sản phẩm trực quan và dễ dàng.
- Về quy trình đặt hàng: Quy trình đặt hàng sẽ được tối ưu hóa cho mục đích chuyển đổi khách hàng. Với việc mua hàng 4 bước trên cùng một trang sẽ mang lại sự trải nghiệm mượt mà hơn
- Thiết kế giao diện tùy chỉnh: Giao diện cơ bản giản dị và tinh tế với bố cục nguyên bản tương thích trên các thiết bị di động, mang lại sự linh hoạt cao cho các nhà tích hợp PrestaShop.
- Quản lý các biểu mẫu: Việc quản lý biểu mẫu được thiết kế dưới dạng widget. Các trường thông tin có thể quản lý và sắp xếp lại bằng cách “kéo> thả” đơn giản.
- Về thanh toán: Có nhiều lựa chọn thanh toán, dễ dàng tùy chỉnh giỏ hàng thanh toán
- Hỗ trợ cho tiếp thị và marketing: tạo các ưu đãi đặc biệt, quảng cáo sản phẩm, thu thập email khách hàng.
Ưu điểm và nhược điểm của Prestashop
Ưu điểm của Prestashop
- Prestashop là một phần mềm nguồn mở và hoàn toàn miễn phí
- Có đầy đủ chức năng của một trang web thương mại điện tử: thêm, sửa, xóa, thống kê sản phẩm, nhà sản xuất, nhà phân phối, khách hàng ,…
- Có khả năng theo dõi tình hình bán hàng, thu thập thông tin khách hàng, thông báo cho khách qua SMS.
- Áp dụng nhiều phương thức thanh toán cùng nhiều đơn vị tiền tệ
- Có tốc độ tải và xử lý nhanh
- Các phiên bản mới sẽ được cập nhật thường xuyên hơn để sửa các lỗi bugs và bổ sung thêm các chức năng, modules mới.
- Giao diện dễ sử dụng và thân thiện, có thể thiết kế giao diện độc lập.
Nhược điểm của Prestashop
- Có nhiều tính năng rất khó học và không hữu ích
- Thuật toán tìm kiếm của Prestashop được đánh giá khá yếu so với các mã nguồn mỡ khác.
- Khả năng quản lý Url-rewrite khá yếu, không có khả năng mở rộng tùy biến, vì vậy sẽ giảm khả năng SEO của website đáng kể
Hướng dẫn cách cài đặt Prestashop
Tại sao nên sử dụng Prestashop để thiết kế web bán hàng trực tuyến?
Với ưu thế nổi bật là rất dễ sử dụng, Prestashop sẽ giúp bạn thiết kế một website bán hàng trực tuyến theo sở thích cá nhân như lựa chọn màu sắc, logo, giao diện mà không gặp nhiều trở ngại.
Các tính năng được tích hợp sẵn giúp website vận hành thông minh hơn, thu hút sự chú ý của khách, thiết lập các chương trình quảng bá, tiếp thị trực tuyến. Đây là điểm cộng lớn của Prestashop.
Cách cài đặt Prestashop
Sau đây, TinoHost sẽ hướng dẫn bạn cài đặt website bằng Prestashop với Softaculous trên cPanel
Đầu tiên bạn phải có phần mềm Softaculous. Hiểu một cách đơn giản là công cụ cho phép tự động cài đặt các mã nguồn (nuke viet, wp,..) thông qua các control panel phổ biến như cPanel,..
Để tải Softaculus, hãy truy cập vào link này. Sau khi đã cài đặt Softaculous thì bạn hãy theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Softaculous
Đầu tiên bạn cần login vào Hosting => và tìm đến phần Plugins => Softaculous Appps Installer => PrestaShop.
Bước 2: Cài đặt PrestaShop
Tại giao diện Softaculous, bạn nhấn vào Install Now để bắt đầu cài đặt.
Tại giao diện tiếp theo các bạn cần điền đầy đủ thông tin như sau:
Trong đó:
- Choose the version you want to install: Bạn chọn version PrestaShop cần cài đặt
- Choose Protocol: Chọn https nếu site đã được cài đặt SSL hoặc ngược lại chọn http nếu chưa cài đặt SSL
- Choose Domain: Chọn Domain cần cài đặt
- in Directory: Phần này bạn bỏ trống.
- Store Name: Tên cửa hàng của bạn
- Admin Folder: Tại đây bạn thiết lập đường dẫn truy cập trang quản trị website
- Admin Email: Email đăng nhập quản trị website.
- Admin Password: Password quản trị website
- First Name: Tên hiển thị của User
- Last Name: Họ hiển thị của User
Sau khi điền đầy đủ thông tin bạn nhấn Install để tiến hành cài đặt.
Sau khi cài đặt hoàn tất bạn sẽ nhận được thông tin trang quản trị như hình:
Bước 3: Kiểm tra website và đăng nhập quản trị website
Trang web sau khi cài đặt xong truy cập sẽ có giao diện như hình:
Để truy cập vào trang quản trị,bạn truy cập với đường dẫn: http://domaincuaban.com/admin123 (admin123 là mặc định của PrestaShop, nếu ở Bước 2 phần Admin Folder bạn điền đường dẫn là gì thì bạn truy cập với đường dẫn đó là được nhé).
Bạn sử dụng thông tin bên dưới đã tạo ở Bước 2 để đăng nhập.
- Admin Email: Email đăng nhập quản trị website.
- Admin Password: Password quản trị website.
Bài viết trên cũng đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về PrestaShop. Hy vọng với một mã nguồn miễn phí và các tính năng tuyệt vời, các bạn có thể tự thiết kế riêng cho mình một trang web thương mại điện tử theo ý muốn nhé!
FAQs về Prestashop
Thời gian để thiết kế web bằng Prestashop lâu không?
Thiết kế web bằng Prestashop khá đơn giản nên sẽ không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên trước tiên bạn cần phải có công một số công cụ để hỗ trợ, sau đó làm theo các bước trong bài viết là được.
Doanh nghiệp lớn có cần dùng Prestashop để làm web bán hàng trực tuyến không?
Những doanh nghiệp lớn có thể dùng Prestashop. Tuy nhiên vẫn nên cân nhắc để chọn một CMS khác vì khả năng quản lý Url-rewrite của Prestashop khá yếu, không có khả năng mở rộng tùy biến vì vậy sẽ giảm khả năng SEO của website đáng kể. Trong khi các doanh nghiệp lớn không chỉ muốn bán hàng thôi đâu mà cũng rất cần SEO website.
Mã nguồn mở là gì? Có phải các mã nguồn mở đều miễn phí phải không?
Hiểu đơn giản thì mã nguồn mở là các phần mềm mà code của chúng được công khai sử dụng. Do đó bất cứ ai cũng có thể dùng miễn phí, tải xuống, chỉnh sửa, tùy biến và đóng góp thêm vào cộng đồng chung của phần mềm đó.
Tuy nhiên, nhà cung cấp mã nguồn mở vẫn có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv… tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng.
Prestashop là một mã nguồn mở vậy bảo mật của nó có an toàn không?
Thực tế, những nhận định liên quan đến mã nguồn mở bảo mật không tốt là sai, nếu có đúng thì cũng chỉ là một phần nhỏ. Sự thật là các website nếu bị tấn công và hack có thể là do không cập nhật phiên bản mới nhất, do các plugin/theme không bản quyền hoặc do người dùng đặt mật khẩu quá ngắn.
Vì vậy, bạn hãy yên tâm sử dụng Prestashop và đừng lo bị hack nhé.