Trong tiến trình marketing, quảng bá được xem là mắt xích quan trọng để lan tỏa thông điệp thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Và POSM chính là công cụ tuyệt vời hỗ trợ doanh nghiệp trong chiến lược định hình thương hiệu, đẩy mạnh hiệu quả bán hàng và mang về doanh thu “khủng”. Vậy POSM là gì? Cùng Tino Group giải mã những điều tuyệt vời của POSM ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Đôi nét về POSM
POSM là gì?
POSM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Point Of Sales Material”, tạm dịch: vật phẩm quảng cáo tại điểm bán. Đây được xem là tập hợp tất cả những vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại các địa điểm bán lẻ, siêu thị, hội chợ, triển lãm. Doanh nghiệp xây dựng bộ POSM trong các chiến lược marketing nhằm góp phần nhận diện thương hiệu trong lòng khách hàng.
POSM được trưng bày tại tất cả mọi nơi có sự “gặp gỡ” của khách hàng tiêu dùng và sản phẩm, cụ thể là tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, sự kiện. POSM không đơn thuần chỉ là “kệ bày hàng” đơn giản, nhàm chán mà POSM còn là một phần quan trọng cả chiến lược truyền thông trong quá trình xây dựng, khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp.
POSM có những định dạng nào?
- “Point Of Sale” (Pos): Đây là điểm bán hàng. Khi xét ở góc nhìn của người bán hàng, Pos là không gian trưng bày các vật phẩm quảng cáo để người bán có thể tiếp thị, giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.
- “Point Of Purchase” (Pop): Đây là điểm mua hàng. Khi xét ở góc nhìn của người mua hàng, Pop là địa điểm người mua hàng sẽ tìm đến mua sản phẩm.
Lợi ích mà POSM đem lại là gì?
- Giúp cung cấp thông tin chính xác, cụ thể về sản phẩm, thương hiệu
- Hỗ trợ các đơn vị bán lẻ kinh doanh sản phẩm của bạn.
- Tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý và giúp chuyển đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí cho chiến lược quảng bá sản phẩm
- Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu tại vị trí đặt POSM.
6 loại POSM phổ biến trên thị trường
#1. Wobbler
Thiết kế Wobbler có những nét tương đồng như Sticker nhưng có kích thước lớn hơn. Những Wobbler thường được treo tại các kệ chính trong siêu thị, các cửa hàng tiện lợi. mà không bị tính phí. Thông tin hiển thị trên Wobbler chủ yếu về giá cả, chương trình khuyến mãi mà thương hiệu muốn gửi đến người dùng.
#2. Booth
Sự có mặt của Booth đã chứng minh cho sức mạnh của “phụ kiện quảng cáo” trong chiến lược truyền thông. Thiết kế Booth thực chất là chiến lược marketing bằng việc sáng tạo ra POSM với khoảng không gian trưng bày và quảng bá sản phẩm ấn tượng nhằm mang lại hiệu quả bán hàng tốt nhất.
Booth là một vật dụng phổ biến và thường xuất hiện ở hầu hết các quầy bán hàng. Kích thước POSM của Booth vô cùng đa dạng, bạn có thể sử dụng Booth linh hoạt với bất cứ sản phẩm nào.
#3. Standee
Những phương tiện quảng cáo truyền thống lỗi thời, cũ kỹ được cất gọn để chào đón những biển quảng cáo Standee đầy cuốn hút tại các điểm bán hàng. Các doanh nghiệp lựa chọn Standee vì ưu điểm gọn nhẹ, có tính cơ động nên dễ di chuyển, chi phí thấp và cực kỳ linh hoạt khi áp dụng những thiết kế độc đáo.
#4. Tent Card
Trong quảng cáo, Tent Card thường xuất hiện ở vị trí trên các mặt bàn, kệ trưng bày nhằm PR cho sản phẩm. Ngoài ra, Tent Card còn chứa đựng thông điệp của thương hiệu, sản phẩm được doanh nghiệp đặt vào. Nhờ vậy, sản phẩm dễ thu hút, tạo ấn tượng tốt đến khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
#5. Hanger
Khi doanh nghiệp muốn giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến gần với công chúng, Hanger là sự lựa chọn tuyệt vời. Những tấm biển nhỏ Hanger ấn tượng với thiết kế hình ảnh độc đáo, bắt mắt, có móc treo, dây treo khác lạ, tiện dụng. Vì thế, sản phẩm dễ dàng được trưng bày ở không gian bên ngoài gian hàng.
#6. Poster
Một trong số những ấn phẩm truyền thông thân quen, hiệu quả cao không thể không kể đến Poster. Sản phẩm này thường được thể hiện qua các hình ảnh đồ họa ấn tượng, đơn giản với kích thước thông thường là 40cmx60cm hoặc 50cmx70cm dùng để dán dọc tường, cửa sổ. Nhờ vậy, khách hàng dễ dàng bắt gặp và đọc được thông tin ở khoảng cách tương đối gần, giúp lưu giữ thông tin tốt. Poster thường dán nhiều tại các cửa hàng tiện lợi, chợ, cửa hàng bán lẻ.
POSM có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
#1. Yếu tố then chốt làm nổi bật thương hiệu
Trong chiến lược xây dựng thương hiệu, POSM là một yếu tố then chốt không thể tách rời hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Đầu tư chuyên nghiệp cho bộ POSM, tạo nên sự đồng bộ với thiết kế của văn phòng, ấn phẩm marketing,… sẽ giúp doanh nghiệp trở nên ấn tượng, có phong cách riêng và tạo độ tin cậy của thương hiệu trên thị trường và trong lòng khách hàng.
#2. Tác động trực tiếp đến hành vi của khách hàng
POSM được xem là cách thức để doanh nghiệp quảng bá một cách trực quan, tạo ấn tượng mạnh nhất đến với khách hàng ngay tại điểm bán. Khi bộ POSM được đầu tư chất lượng sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp, giúp bạn giành được sự quan tâm của khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Và dễ dàng thúc đẩy khách hàng dừng lại tìm hiểu và quyết định mua hàng.
Như vậy, POSM sáng tạo và chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược marketing. Bộ POSM không chỉ tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng của khách hàng mà còn tạo nguồn thu nhập ấn tượng cho doanh nghiệp.
#3. Lan tỏa thông điệp của thương hiệu đến gần khách hàng
POSM được đặt tại các điểm bán không đơn thuần là những tấm pano quảng cáo, kệ trưng bày sản phẩm vô vị, nhàm chán với các thông tin về sản phẩm, khuyến mãi,… mà ở đó còn chứa đựng thông điệp mà nhà cung cấp muốn lan tỏa đến khách hàng dưới một cách thức ấn tượng, riêng biệt nhất.
Thiết kế bộ POSM, doanh nghiệp cần có sự chỉn chu, tạo tính liên kết giữa thương hiệu và sản phẩm. Bởi, POSM có thể xem là một phương tiện truyền thông quảng bá tạo nên cảm xúc, ấn tượng mạnh đến khách hàng, giúp đẩy mạnh năng suất bán hàng.
#4. Chi phí quảng cáo hợp lý, hiệu quả cao
Doanh nghiệp chỉ cần một lần đầu tư thật chất lượng, chuyên nghiệp cho bộ POSM và có thể tái sử dụng nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau như: siêu thị, triển lãm, hội chợ, điểm bán lẻ,…
So với những hình thức quảng bá trên các phương tiện truyền thông, bộ POSM nổi bật với nhiều điểm ưu việt như: chi phí không quá đắt đỏ, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, di chuyển nhẹ nhàng Nhờ đó, POSM giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng một cách ấn tượng, thân quen mà cực kỳ hiệu quả với mức phí hợp lý, thời gian sử dụng bền lâu.
Bạn thấy đấy, thiết kế POSM chuyên nghiệp, ấn tượng sẽ mang lại những hiệu ứng truyền thông cực kỳ ưng ý cho doanh nghiệp. Và đó cũng là mục đích cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến trong chiến lược định hình thương hiệu của mình. Thông qua bài viết này, có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về bộ POSM là gì cũng như tầm quan trọng của sản phẩm này trong chiến lược marketing rồi phải không? Chúc bạn có những đột phá ấn tượng, tạo nên một thiết kế POSM thật giá trị và khác biệt nhé!
FAQs về POSM
Thiết kế POSM cần đảm bảo các yếu tố gì?
Mỗi bộ POSM của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo tạo nên giá trị hữu ích thì POSM cần đảm bảo những yếu tố như sau: vật phẩm chất lượng, thiết kế khác biệt, thi công chỉn chu, triển khai thực hiện tại điểm bán phù hợp.
POSM thường được làm bằng chất liệu gì?
POSM là sự sáng tạo vô biên, khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Những thiết kế POSM có sự đa dạng về ý tưởng, hình ảnh, thiết kế và màu sắc. Những chất liệu thường được sử dụng để làm POSM có thể kể đến như: gỗ, nhựa, decal giấy, format, bạt hiflex,…
Khi thiết kế POSM cần lưu ý điều gì?
- Thiết kế POSM phải gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển linh động đến nhiều địa điểm bán hàng khác nhau.
- Màu sắc thiết kế của POSM phải phù hợp với sản phẩm và có sự liên kết, nhận dạng được thương hiệu và sản phẩm của công ty.
- Thiết kế POSM có sự tương thích với chất liệu và cân nhắc đến chi phí và quá trình vận chuyển.
- POSM đảm bảo trưng bày nổi bật sản phẩm, số lượng sản phẩm dự kiến
Thiết kế POSM có giá bao nhiêu?
Chi phí mà đầu tư mà doanh nghiệp phải trả cho loại hình quảng cáo POSM sẽ linh động theo từng quy mô, vật dụng trưng bày. Thông thường, mức giá giao động từ mấy trăm ngàn đến mấy chục triệu.