Năm 2024 được xem là “thời kỳ vàng” của Polygon khi các DeFi Ecosystem trên Polygon đang tăng trưởng và phát triển theo cấp số nhân, đặc biệt là các Sector chính của DeFi và NFT. Đây là một trong những giải pháp mở rộng Ethereum Layer 2 vô cùng tiềm năng. Vậy Polygon là gì? Trong bài viết này, Tino Group sẽ bật mí chi tiết về dự án Polygon nhé!
Giới thiệu về Polygon
Polygon (MATIC) là gì?
Tiền thân của Polygon là nền tảng mạng Matic Network. Vào tháng 02 năm 2024, Matic Network đã quyết định đổi tên thành Polygon nhằm mở rộng phạm vi dự án và tạo ra một giải pháp mở rộng quy mô tổng quát hơn. Đây là dự án mạng 2 lớp được phát triển dựa trên nền tảng Ethereum.
Về cơ bản, Polygon Networks được xem là giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 dựa trên Sidechain và được hỗ trợ bởi Binance và Coinbase. Polygon tập trung vào hệ sinh thái Ethereum, lấy nền tảng này làm chuỗi để kết nối mọi thứ.
Polygon là một nền tảng tương đối dễ sử dụng, cấu trúc chặt chẽ, chất lượng để mở rộng quy mô Ethereum và phát triển cơ sở hạ tầng. Thành phần cốt lõi của Polygon là Polygon SDK, một khuôn khổ mô-đun linh hoạt trong việc hỗ trợ xây dựng đa dạng các loại ứng dụng.
Thông qua những công cụ linh hoạt và dễ sử dụng được trang bị cho các nhà phát triển đã giúp đẩy nhanh quá trình thay đổi Ethereum thành một hệ sinh thái nhiều chuỗi hiệu quả, còn được gọi là “Internet of Blockchains”. Đến với Polygon, người dùng có thể tạo Optimistic Rollup Chains, ZK Rollup Chains và các loại Side Chains khác.
Đặc điểm cơ bản của Polygon
Polygon không dừng lại ở việc trải khai giải pháp PoS Chain và Plasma mà còn hứa hẹn sẽ mở rộng tất cả các giải pháp trên Layer 2. Cụ thể được liệt kê như sau:
- Pos Chain: đây là một Sidechain của Ethereum được bổ sung lớp bảo mật Proof of Stake.
- Plasma Chain: điểm nối mở rộng quy mô bằng việc di chuyển token giữa chuỗi gốc Ethereum và chuỗi con Polygon.
- ZK Rollups: giải pháp để mở một lượng lớn những tác vụ ở chuỗi con thành một giao dịch duy nhất.
- Optimistic Rollups: giải pháp chạy trên Ethereum nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ giao dịch thông qua “fraud proofs”
Ưu điểm nổi bật của Polygon
Tính năng mở rộng tốt
Polygon hỗ trợ giao dịch nhanh chóng với mức chi phí thấp, an toàn trên mọi Sidechain, ưu tiên hàng đầu của Network.
Thông lượng cao
Khi thử nghiệm ở bản Testnet nội bộ, Polygon đạt được đến 7000 TPS trên một Sidechain duy nhất. Nhiều chuỗi sẽ được thêm vào Polygon để mở rộng quy mô theo chiều ngang.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Polygon hỗ trợ Smooth UX từ Chain chính đến Blockchain Matic và hỗ trợ cả WalletConect. Nhờ đó, người dùng được trải nghiệm tốc độ mượt mà, sự trừu tượng của nhà phát triển từ chuỗi chính đến Polygon.
Bảo mật tốt
Các nhà điều hành Sidechain Matic là những người trực tiếp tạo ra hệ thống PoS. Do đó, Polygon luôn được bảo mật tuyệt đối, an toàn cho người tham gia.
Các Sidechain công khai
Polygon Sidechain có bản chất công khai mọi tính chất mà không cần phải phải cấp phép và có thể hỗ trợ nhiều giao thức
Cấu trúc của Polygon
Hai loại Blockchain chính Polygon hỗ trợ
Polygon được biết đến là một Framework cho phép các ứng dụng dựa trên Ethereum, bỏ qua những giao diện kém, thông lượng thấp và phí gas cao của Ethereum. Hiện nay, Polygon hỗ trợ hai loại Blockchain chính tương thích với Ethereum gồm:
- Stand-alone Networks: đây còn được gọi là mạng độc lập
- Secured Chains: đây là chuỗi bảo mật, Network tận dụng mô hình “security as a service”
Stand-alone Networks
Mạng độc lập này dựa vào bảo mật riêng và sử dụng Proof-of-Stake của riêng mạng hoặc được ủy quyền Proof-Of-Stake. Những loại mạng này sở hữu tính độc lập và linh hoạt cao nhưng khả năng bảo mật chỉ ở mức tương đối.
Ví dụ: PoS yêu cầu số lượng trình xác thực đáng tin cậy cao. Đối với loại mô hình này thường thích hợp với các Blockchain của doanh nghiệp hoặc những dự án đã được thành lập với một cộng đồng lớn mạnh.
Secured Chains
Chuỗi bảo mật sẽ sử dụng mô hình “security as a service” cung cấp trực tiếp bởi Ethereum nhằm đảm bảo cho người dùng mức độ bảo mật cao nhất. Tuy nhiên, bạn sẽ không còn sở hữu tính độc lập và linh hoạt nữa.
Ví dụ: Khi phát hiện những bằng chứng gian lận, Plasma sẽ trực tiếp xác nhận nhằm đảm bảo mức độ đáng tin cậy trong hệ sinh thái của các dự án khác nhau. Mô hình này khá tương tự với mô hình bảo mật tập thể của Polkadot.
Việc phân biệt giữa stand-alone Chains và secured Chains khá mơ hồ, không rõ ràng như sự phân chia thông thường giữa các Sidechains và các giải pháp layer 2. Nhờ vậy, Polygon có thể chứa nhiều giải pháp mở rộng quy mô nhất có thể.
Chi tiết cấu trúc 4 lớp của Polygon
Cấu trúc của Polygon sẽ bao gồm 4 lớp khác nhau là: Ethereum Layer, Security Layer, Polygon Networks Layer và Execution Layer. Bốn Layer này có thể kết nối và hỗ trợ lẫn nhau dễ dàng.
#1. Ethereum Layer
Những chuỗi Polygon có thể sử dụng tính năng bảo mật của Ethereum để làm Base Layer cho hệ thống của chúng. Các Layer này được sử dụng như một tập hợp những hợp đồng thông minh tạo ra trên Ethereum nên có thể sử dụng vào các trường hợp như tính toán và kiểm tra Staking, trao đổi, giải quyết những tranh chấp giữa Ethereum và Polygon Chains.
Ethereum Layer không bắt buộc phải sử dụng trên Polygon.
#2. Security Layer
Tương tự như Ethereum Layer, Security cũng là một Layer không bắt buộc phải có mặt trên Polygon. Đây là Layer có thể cung cấp chức năng “validators as a service” cho phép Polygon Chains sử dụng một tập hợp các trình xác thực có thể kiểm tra định kỳ tính hợp lệ của bất kỳ mạng nào đó trong Polygon chains với khoản phí nhất định.
Layer này thường triển khai như một Meta trên nền tảng Blockchain và chạy song song với Ethereum. Hoạt động này được chịu trách nhiệm quản lý xác thực – đăng ký/ hủy đăng ký, phần thưởng, tổ chức lại và xác thực bởi Polygon Chains.
#3. Polygon Networks Layer
Đây là một trong những Layer bắt buộc phải có trên Polygon, gồm có hệ thống mạng Blockchain có chủ quyền, mỗi Blockchain sẽ đảm nhận những chức năng nhất định như đối chiếu giao dịch, đồng thuận hoặc sản xuất Block.
#4. Polygon Networks Layer
Cuối cùng là Layer Execution Layer với vai trò vô cùng quan trọng, chịu trách nhiệm giải thích và thực hiện các giao dịch trong Polygon Chains. Trong Layer này bao gồm môi trường điều hành các Layer con logic điều hành.
Nhìn sơ qua kiến trúc của Polygon, có lẽ bạn sẽ nhận thấy chúng khá trừu tượng. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo cơ hội giúp các ứng dụng khác lựa chọn giải pháp mở rộng quy mô tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của họ.
Hiện tại, các dự án khởi chạy trên Polygon sẽ bắt đầu với giải pháp mở rộng quy mô duy nhất sẵn có trong hệ sinh thái Polygon là Matic PoS và Matic Plasma Chains. Nhóm phát triển Polygon cũng đang miệt mài làm việc để cho ra nhiều tùy chọn khác như ZK Rollups, tổng hợp Rollups và các chuỗi phụ khác.
MATIC Token là gì?
MATIC được xem là một Token quản lý, vận hành chính của nền tảng Polygon (Matic Network) được phát triển đạt chuẩn ERC20. Sự có mặt của MATIC Token đã giúp giảm thiểu việc tăng chi phí giao dịch khi khối lượng và người dùng tăng cao.
Thông tin cơ bản về MATIC Token
- Tên Token: Polygon
- Mã thông báo (Ticker): MATIC
- Blockchain: Ethereum, Polygon
- Tiêu chuẩn Token (Standard): ERC20 Token Type: Utility token
- Nguồn cung cấp tối đa (Max Supply): 10.000.000.000
- MATIC Total Supply: 10.000.000.000 MATIC
- MATIC Circulating Supply: 6.150.000.000 MATIC
- MATIC Contract: 0x7D1AfA7B718fb893dB30A3aBc0Cfc608AaCfeBB0
Sự phân bổ MATIC Token
- Token Sale: 19%
- Seed Sale: 2.09%
- Những thành viên hỗ trợ dự án trong giai đoạn sớm: 1.71%
- Team: 16%
- Cố vấn: 4%
- Quỹ thành lập: 21.86%
- Hệ sinh thái: 23.33%
- Phần thưởng Staking: 12%
Có thể mua/ bán MATIC Token ở đâu?
Hiện tại, MATIC Token có thể thực hiện giao dịch trên nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày là 2.375.629.742$.
Những sàn giao niêm yết MATIC Token hầu hết tập trung tại các sàn giao dịch lớn như:
Đội ngũ sáng lập và phát triển MATIC Token
Jaynti Kanani – CEO
Tổng Giám đốc điều hành tại Matic Network và là cộng tác viên của Web3, Plasma, WalletConnect. Trước đây, Jaynti Kanani là một nhà khoa học dữ liệu tại Housing.com.
Sandeep Nailwal – COO
Đây là giám đốc điều hành (COO) tại Matic Network, lập trình viên Blockchain và là một doanh nhân. Trước khi tham gia triển khai dự án Polygon, ông từng là CEO Scopeweaver, CTO của Welspun Group.
Anurag Arjun – CPO
Đồng sáng lập Anurag Arjun giữ vị trí giám đốc sản xuất (CPO) tại Matic Network. Trước đây, ông từng giữ vị trí AVP – quản lý điều hành tại IRIS Business.
Trên đây là thông tin về “Polygon là gì?” và những vấn đề liên quan đến dự án Polygon mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Có thể nói, Polygon có những bước tiến cực kỳ mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trong tương lai, hứa hẹn một Polygon với kế hoạch “Internet of Blockchain” đỉnh cao, ngày càng được cộng đồng người dùng đón nhận. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời cùng Polygon nhé!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
FAQs về Polygon
Top 5 đồng tiền ảo tiềm năng trên thế giới
- Coin Bitcoin
- Coin Ethereum
- Coin DigByte
- Coin Litecoin
- Coin Ripple
Có nên đầu tư vào Polygon không?
Polygon được xem là một dự án tiềm năng và phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong khoảng thời gian gần đây. Với sự hỗ trợ của các đối tác uy tín như Bitmax nhằm xây dựng cầu nối đến thẳng Polygon với chi phí rẻ, Polygon còn sở hữu nhiều dự ans DeFi lớn như Sushiswap, 1inch, Aave,.. Do đó, việc đầu tư vào Polygon khá an toàn và có thể mang đến nhiều khoản lợi nhuận cho bạn.
MATIC Token được lưu trữ trên các loại ví điện tử nào?
Ví lưu trữ hỗ trợ cho MATIC Token là Ledger Nano, Trezor, MyEtherWallet, MetaMask,…
Polygon gồm những nền tảng nào trong hệ sinh thái?
Hiện nay, Polygon đang phát triển mạnh mẽ với các nền tảng hỗ trợ như: DEX, Lending & Borrowing, Yield Farming, Stable Coin, Oracle, NFT,…