Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một mạng lưới có thể thay thế Ethereum, bạn có thể tìm hiểu Polkadot. Từ khi xuất hiện, Polkadot đã được xem là đối trọng trực tiếp của Ethereum và khiến vị trí của Ethereum không còn vững chắc như trước. Vậy thực chất Polkadot (DOT) là gì? Polkadot có những đặc điểm gì nổi bật?
Polkadot (DOT) là gì?
Polkadot (DOT) là một nền tảng kết nối nhiều blockchain lại với nhau tạo thành một mạng lưới đa chuỗi (multi-chain), không đồng nhất (heterogeneous) và có thể mở rộng. Polkadot cho phép những blockchain này chia sẻ dữ liệu nhằm tạo ra một mạng lưới phi tập trung. Nói cách khác, Polkadot là blockchain của nhiều blockchain riêng lẻ – nơi người dùng có thể tạo ra nền tảng cho riêng mình.
Polkadot tập trung phát triển vào hai vấn đề chính: khả năng tương tác và khả năng mở rộng. Với tầm nhìn trở thành một “Decentralized Web – Mạng phi tập trung” (nơi thông tin, dữ liệu, danh tính của người dùng được chính chúng ta quản lý mà không thông qua bên thứ 3 như tổ chức, chính phủ), Polkadot đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía cộng đồng tiền điện tử.
Polkadot giải quyết vấn đề gì?
Polkadot sẽ cung cấp giải pháp cho các vấn đề sau đây.
- Khả năng mở rộng: Polkadot có thể cải thiện tốc độ giao dịch hay tốc độ xử lý giao dịch của blockchain.
- Tính thừa nhận: công nghệ blockchain vẫn còn là một khái niệm mới so với đại đa số người dân trên toàn thế giới. Mọi người vẫn còn nhìn nhận một cách mơ hồ về nền tảng này. Polkadot sẽ giúp đơn giản hóa mọi thứ để có thể dễ dàng tiếp cận đến người dùng, giúp họ ứng dụng blockchain vào đời sống thực tiễn ngày nay.
- Khả năng tương tác: khi các blockchain riêng lẻ trước đây vẫn chưa có tính năng tương tác với nhau, Polkadot có thể hoàn thiện được điều đó. Polkadot mang đến những giải pháp hiệu quả cho multi-chain, chẳng hạn như việc chuyển đổi token trên các chain riêng với nhau.
- Thực hiện đơn giản: người dùng chỉ mất vài phút để tạo blockchain tùy chỉnh thông qua Substrate framework. Bạn chỉ cần kết nối mạng lưới của bạn với Polkadot, các vấn đề tương tác, bảo mật sẽ tự động được xử lý.
- Không cần chia tách (Forkless): Polkadot có tính thích ứng tốt với các sự cập nhật, nâng cấp công nghệ mới mà không cần các đợt hardfork.
- Tính bảo mật: Người dùng có thể tự quản lý blockchain của họ nhưng vẫn thống nhất một sự bảo mật chung dựa trên dữ liệu sẵn có và sơ đồ tính hợp lệ của Polkadot.
- Tính làm chủ: Polkadot giúp người dùng cảm thấy thích thú hơn với khả năng làm chủ cũng như tiếng nói của mình trong mạng lưới. Điều này sẽ giúp người dùng tham gia một cách trách nhiệm hơn để phản ánh sự đóng góp của mình đến quá trình phát triển của Polkadot.
4 yếu tố trong cấu trúc của hệ sinh thái Polkadot
Chuỗi chính (Relay chain)
Chuỗi chính được xem là xương sống của mạng Polkadot, phụ trách việc liên kết xác thực của các Parachain để tạo tính đồng thuận. Cụ thể, Validator (người xác thực) sẽ staking DOT để bảo vệ, quản trị mạng lưới. Phí giao dịch của Parachain thấp hơn so với Relay chain.
Giải pháp mở rộng quy mô (Parachain)
Parachain không nhất thiết là blockchain. Đó có thể là một dApp, một data structure,…vận hành độc lập và song song với chuỗi chính. Hiểu đơn giản, Parachain có thể xem là tập hợp con của Relay chain để cung cấp các bằng chứng có thể xác thực bởi Validator được chỉ định. Đây là nơi hầu hết các tiến trình sẽ được diễn ra trên Polkadot.
Cầu nối (Bridges)
Đây có thể xem là một loại Parachain đặc biệt đóng vai trò là cầu nối giữa hệ sinh thái Polkadot và các giao thức blockchain khác nhằm cung cấp tương tác qua lại, thậm chí còn cho phép chuyển token, dữ liệu giữa Polkadot và các mạng bên ngoài.
Parathread
Có tính năng tương tự như Parachain nhưng sẽ tốn phí sử dụng. Điều này có thể giúp người dùng cân nhắc hơn về việc liên tục kết nối blockchain với mạng lưới.
4 nhân tố chính trong hệ sinh thái Polkadot
Nominators
Người đề cử là những người chịu trách nhiệm bảo vệ cho Relay chain bằng cách chọn ra những người xác nhận đáng tin cậy. Để trở thành người đề cử, bạn phải stake DOT token.
Validators
Sau khi được người đề cử chọn, người xác nhận có nhiệm vụ xác thực các bằng chứng từ những người đề cử và thông qua cơ chế đồng thuận với những người người xác nhận khác.
Collators
Collators có nhiệm vụ thu thập các giao dịch trên Parachains, sau đó tạo ra các bằng chứng chuyển đổi trạng thái cho người xác thực trên Relay chain. Collators có thể từ một fishermen hình thành.
Fishermen
Fishermen là người chịu trách nhiệm cho việc giám sát và báo cáo những hành vi xấu của người dùng trong mạng lưới cho người xác thực.
Pros and cons của dự án Polkadot
Pros
Hệ sinh thái Polkadot tồn tại nhiều ưu điểm như:
- Có khả năng xử lý đồng thời nhiều giao dịch
- Khả năng chuyên môn hóa cao cho từng trường hợp.
- Tương tác, chia sẻ, chuyển đổi thông tin xuyên chuỗi.
- Cơ chế tự quản lý theo nguyện vọng riêng.
- Tính thích ứng cao, dễ dàng cho việc nâng cấp.
- Đa dạng các ứng dụng: trò chơi, tài chính, nhận dạng kỹ thuật số, mạng xã hội, công nghệ đám mây,…
- Tốc độ kết nối nhanh và bảo mật an toàn nhờ Substrate.
Cons
Bên cạnh những ưu điểm trên, Polkadot vẫn còn một vài hạn chế nhất định như:
- Tên tuổi còn mới trên thị trường, sức cạnh tranh còn thấp.
- Tính năng sharding có thể làm giảm yếu tố bảo mật để đối lấy khả năng mở rộng.
- Tiềm ẩn rủi ro, tổn thất nặng nề nếu bị xâm phạm.
Tổng quan thông tin về DOT token
- Token name: Polkadot
- Ticker: DOT.
- Blockchain: mạng lưới Polkadot.
- Token standard: vẫn đang cập nhật.
- Contract: vẫn đang cập nhật.
- Token type: loại Utility, Governance.
- Total supply: tổng nguồn 1,095,100,722 DOT
- Circulating supply: vẫn đang cập nhật.
DOT token allocation (phân bổ DOT token)
Token DOT chỉ phân bổ thành 3 phần:
- Polkadot Auction: 50%.
- Web3 Foundation: 30%.
- Further Pre-Launch Distributions: 20%.
Đội ngũ phát triển của hệ sinh thái Polkadot
Những tên tuổi đứng sau của dự án Polkadot gồm có các thành phần như:
- Cá nhân: Jutta Steiner (CEO of Parity Technologies ), Gavin Wood (CWO and Co-Founder of Parity Technologies), Robert Habermeier (Co-Founder), Peter Czaban (CTO of Web3 Foundation)
- Tổ chức: Parity Technologies, Web3 Foundation.
- Nhà đầu tư: KR1, Kosmos Capital, zk Capital, BlockAsset Ventures.
Token DOT được chấp nhận giao dịch ở những sàn điện tử nào?
Trên đây là các chia sẻ về dự án Polkadot cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích và hãy ủng hộ cho Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là động lực để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức bổ ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể lưu trữ DOT token ở đâu?
Người dùng có thể lựa chọn một trong các nơi lưu giữ sau:
- Ví sàn chấp nhận giao dịch DOT token như Binance,…
- Ví cứng như Ledger Nano, Trezor,…
- Hay các ví lưu trữ quen thuộc như Trust Wallet, Coin98 Wallet, ImToken, Math Wallet, Safepal, PolkaWallet, MetaMask, Binance Smart Chain,…
Token DOT được dùng để làm gì?
Tương tự với nhiều token của các dự án khác, token DOT có 4 chức năng chính: governance, staking, rewards và bondings. Trong đó:
- Governance: dùng để tham gia quản lý, phát triển giao dịch của dự án.
- Staking: dùng để tạo cơ chế đồng thuận.
- Rewards: phần thưởng cho những đóng góp, nỗ lực vào dự án.
- Bondings: là phương thức bằng chứng cổ phần (proof of stake) để liên kết các DOT tạo ra Parachain mới.
Có những dự án nổi bật nào trên hệ sinh thái Polkadot?
Hiện tại, có một vài dự án đáng chú ý trên Polkadot như Chainlink, Ankr, Celer Network, Ocean Protocol, imToken,…hay những dự án đang trên đà xây dựng và phát triển như Acala Network (ACA) , PolkaOracle (POT), Bifrost (BNC), Moonbeam (GLMR), Kylin Network (KYL),…