Khi làm việc với WordPress, việc tối ưu hóa hiệu suất trang web là một ưu tiên hàng đầu để đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà và tốc độ trang tối ưu. Một trong những giải pháp hiểu quả nhất để làm điều này này là sử dụng các plugin cache. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn top 5 plugin cache cho WordPress tốt nhất 2024.
Plugin cache cho WordPress
Plugin cache là gì?
Cache (bộ nhớ đệm) là khu vực lưu trữ dữ liệu tạm thời của một thiết bị để người dùng có thể truy cập nhanh vào những lần truy cập sau.
Cache có thể được tạo ra và nằm ở các vị trí sau:
- Trình duyệt
- Máy chủ trung gian (proxy)
- Máy chủ của website
Thông thường, khi người truy cập vào một website và tìm kiếm dữ liệu, trình duyệt sẽ thực hiện một quá trình truy xuất dữ liệu từ web server gồm 4 bước như sau:
- Trình duyệt gửi yêu cầu đến web server
- Web server tiếp nhận yêu cầu, xử lý dữ liệu
- Web server gửi trả lại dữ liệu
- Trình duyệt nhận được dữ liệu và hiển thị chúng
Plugin cache sẽ xử lý thông tin được yêu cầu thường xuyên và lưu trữ trong bộ nhớ hoặc bộ nhớ tạm thời. Tính năng này giúp máy tính truy cập dữ liệu nhanh hơn. Trang WordPress của bạn đã bỏ qua rất nhiều bước, tiết kiệm được nhiều thời gian cho người dùng.
Thay vì phải thực hiện đủ 4 bước trên cho mỗi lần truy cập, Plugin cache sẽ lưu trong bộ nhớ cache của bạn tạo một bản sao. Sau đó, phân phối phiên bản đã lưu vào bộ nhớ cache cho lần dùng tiếp theo.
Tại sao nên dùng Plugin cache cho WordPress?
Theo Google/SOASTA Research:
- 47% người dùng muốn trang web load dưới 2 giây và 40% sẽ bỏ đi nếu mất trên 3 giây để load.
- 79% người dùng sẽ không ghé thăm lại một website có hiệu suất kém.
- 52% người dùng cho rằng website load nhanh ảnh hưởng trực tiếp đến độ trung thành của họ. Trong đó 44% người dùng sẽ than phiền về tốc độ website với bạn bè.
- Cứ 1 giây tăng lên trong load-time sẽ giảm 16% độ hài lòng của người dùng
Sử dụng Plugin cache, website sẽ giảm tải trên Hosting WordPress. Rút ngắn thời gian tải trang giúp website:
- Tăng trải nghiệm người dùng
- Tăng tương tác, tăng tỉ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu
- Tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ hoạt động của thiết bị
- Giảm lượng dữ liệu cần xử lý trong quá trình sử dụng, giảm gánh nặng cho server
- Đáp ứng nhu cầu truy cập lớn (gấp 3-4 lần các gói hosting thông thường không có cache).
- Mang lại thứ hạng SEO cao
- Các Plugin này rất hữu ích, dễ hiểu và dễ dàng cài đặt.
Ngoài khả năng tạo cache, plugin còn hỗ trợ nhiều tính năng hữu ích khác giúp người dùng tối ưu tài nguyên một cách tốt hơn.
Top 5 Plugin cache cho WordPress tốt nhất
WP Rocket
Đây được xem là Plugin cache cho WordPress tốt nhất trên thị trường. Nhờ tổng hợp nhiều kỹ thuật (không chỉ cache) giúp tăng tốc website, WP Rocket được đông đảo người dùng WordPress ưa chuộng.
Đặc biệt, nếu bạn mua hosting/VPS tại TinoHost, bạn sẽ được nhận WP Rocket bản quyền lifetime miễn phí – plugin tăng tốc website WordPress số 1 thế giới hiện nay, trị giá 40$/năm.
Ưu điểm nổi bật:
- Dễ sử dụng, thân thiện với người mới bắt đầu, ngay cả khi bạn không biết các thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng cho các bộ nhớ đệm khác nhau.
- Hoạt động dựa trên 2 kỹ thuật chính là page cache và browser cache.
- Tải trước cache, tải trước sitemap, thao tác nhanh gọn chỉ với một cú nhấp chuột.
- Tối ưu CSS, HTML và Javascript, nén file HTML tĩnh, Cache trình duyệt, tùy chọn chỉ lưu cache với các trang có HTTP, …
- Lazyload cho hình ảnh, giảm số request bạn gửi đến server, vừa giúp cho server giảm tải, vừa giúp cho website của bạn load nhanh hơn.
- Tự động phát hiện Yoast SEO, Jetpack và các sơ đồ trang web khác.
- Nhiều tính năng tùy chọn khác hỗ trợ cải thiện hiệu suất website
Hạn chế:
WP Rocket không có bản miễn phí, bạn phải mua bản quyền mới sử dụng dược.
W3 Total Cache
Sau WP Rocket, W3 Total Cache cũng là một trong những Plugin cache cho WordPress phổ biến nhất.
Ưu điểm nổi bật:
- Tích hợp sẵn CDN, CloudFlare và đa dạng tùy chọn cho các máy chủ có Varnish cache chuyên dụng. Dễ dàng tích hợp Proxy ngược thông qua Nginx hoặc Varnish.
- Tập hợp các tính năng cần có để thiết lập đúng bộ nhớ cache WordPress như bộ đệm trang, bộ nhớ cache, nén gzip, giảm thiểu giới hạn, hỗ trợ CDN,…
- Hỗ trợ trang AMP (Accelerated Mobile Pages)
- Cải thiện độ tải trang nhờ minify dữ liệu (HTML, CSS, JS)
- Hoàn toàn miễn phí.
- Phù hợp với website vận hành trên VPS hoặc server riêng.
Hạn chế:
- Giao diện hơi khó sử dụng, người dùng cần có kiến thức chuyên môn khi cấu hình.
- Khá “nặng nề”, không phù hợp với shared hosting.
WP Super Cache
Đây là plugin được chính công ty tạo ra WordPress thiết kế – Automattic. Plugin này được sử dụng cho toàn bộ hệ thống WordPress.com. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Plugin cache này.
Ưu điểm nổi bật:
- Tập hợp đầy đủ các tính năng bộ nhớ đệm cần thiết cho người dùng như nén gzip, bộ đệm trang, tải trước bộ nhớ cache, hỗ trợ CDN (KeyCDN và MaxCDN),…
- Tab riêng biệt, thiết lập dễ dàng.
- Người dùng có thể sử dụng tên miền phụ của mình dưới dạng CDN để phục vụ các tệp tĩnh như Image, Javascript và CSS từ một trang web khác hoặc CDN.
- Tập trung tạo ra file HTML tĩnh cho toàn bộ page.
- Hỗ trợ tạo cache bằng PHP và qua .htaccess
- Hỗ trợ nén Gzip để giảm kích cỡ file.
- Phù hợp với người dùng có nhu cầu trung bình
Hạn chế:
Không cung cấp tính năng tạo bộ nhớ đệm cho trình duyệt.
WP Fastest Cache
Chính thức tham gia vào “thị trường plugin” từ năm 2016, WP Fastest Cache được đánh giá là Plugin cache WordPress “dễ tính, dễ chịu, dễ sử dụng”. Đây cũng là lí do khiến WP Fastest Cache được nhiều người dùng WordPress ưa chuộng.
Ưu điểm nổi bật:
- Dễ dàng cài đặt và định cấu hình chỉ trong vài phút với các tuỳ chọn đơn giản.
- Ngoài kỹ thuật chính là HTML Cache, plugin này còn hỗ trợ thêm kỹ thuật browser cache.
- Xoá cache với 1 cái nhấp chuột
- Tối ưu CSS và HTML
- Cho phép chọn khu vực loại trừ không lưu cache
- Đặt thời gian hết hạn Cache cho bài viết hoặc trang nhất định
- Tích hợp CDN
- Phiên bản cao cấp có sẵn với các tính năng bổ sung
- Hoàn toàn miễn phí
LiteSpeed Cache
LiteSpeed Cache cho WordPress (LSCWP) được xem là plugin miễn phí tăng tốc tốt nhất tất cả trong cho website: tạo ra bộ nhớ cache ở cấp độ máy chủ và hàng loạt các tính năng tối ưu hóa khác.
Ưu điểm nổi bật:
- Sở hữu máy chủ độc quyền để lưu cache. Bộ nhớ Cache sẽ được lưu trên máy chủ này thay vì trên máy chủ website).
- Tương thích với các plugin phổ biến hiện nay như bbPress, Yoast SEO, WooCommerce, …
- HTTP/2 Push cho CSS và JS (tải trước CSS, JS khi website sử dụng giao thức HTTP/2)
- Kết hợp CSS, Javascript
- Tải CSS/JS bất đồng bộ
- Hỗ trợ CDN
- Lazy load image/iframes
- Browser Cache
- Dọn dẹp và tối ưu cơ sở dữ liệu
- Tốc độ được đánh giá là nhanh hơn so vơí các plugin cache khác.
- Hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu cao hơn, bạn có thể nâng cấp lên bản premium để sử dụng một số tính năng nâng cao.
Hạn chế:
Website của bạn phải được cài trên một server Litespeed. Nếu không, bạn chỉ có thể dùng một số tính năng cơ bản không liên quan đến cache.Nếu không dùng Plugin, có những cách nào để tạo cache?
Với WordPress, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để tạo cache. Nếu không dùng Plugin chuyên dụng, bạn có thể:
- Chỉnh sửa file htaccess
- Tận dụng chức năng của các dịch vụ CDN (ví dụ như CloudFlare).
Bạn đang sử dụng Plugin cache cho WordPress nào?
Nếu bạn chưa quen với blog/website, TinoHost khuyên bạn nên sử dụng Plugin WordPress Super Cache hoặc Plugin WP Fastest Cache. Nếu bạn muốn tải nhanh hơn, có thể cân nhắc sử dụng kèm theo dịch vụ CDN hoặc một máy chủ lưu trữ mạnh mẽ. Chúc bạn tìm được plugin cache cho WordPress phù hợp và ưng ý để bùng nổ doanh thu nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào plugin cache hoạt động?
Các plugin cache tạo bản sao tĩnh của trang web và lưu trữ nó. Khi người dùng truy cập trang, plugin sẽ phục vụ bản sao này thay vì tải lại trang động từ đầu.
Plugin cache có ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng không?
Không, ngược lại, plugin cache thường cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách giảm thời gian tải trang. Tuy nhiên, cần kiểm tra kỹ để tránh xung đột với các tính năng động như biểu đồ, form, hay các plugin khác.
Làm thế nào để chọn lựa plugin cache phù hợp?
Chọn plugin dựa trên nhu cầu cụ thể của trang web và tài nguyên máy chủ. Xem xét các tính năng như tối ưu hóa cho mobile, quản lý cache, và khả năng tương thích với các theme cũng như những plugin khác.
Làm thế nào để kiểm tra xem plugin cache có hoạt động đúng cách hay không?
Sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ trang web như Google PageSpeed Insights hoặc GTmetrix để đánh giá hiệu suất trang web và xác định xem cache đang hoạt động đúng cách hay không.