Nhắc đến khái niệm Marketing Mix, người ta sẽ nghĩ đến hai mô hình Marketing nổi tiếng là 7P và 4P. Riêng mô hình 7P, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của chữ P cuối cùng – Physical Evidence cũng như những ảnh hưởng của yếu tố này đến hoạt động Marketing. Vậy cụ thể Physical Evidence là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Physical Evidence
Đôi nét về mô hình Marketing Mix 7P
Trước đây, người ta áp dụng Marketing Mix 4P, bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Xúc tiến) trong hoạt động Marketing hàng hóa.
Để bắt kịp sự hiện đại của xã hội, lĩnh vực Marketing cần có sự cải tiến. Từ đó, mô hình 4P được phát triển thành 7P. Mô hình 7P đã bổ sung thêm 3 nhân tố khác, bao gồm: Process (Quy trình), People (Con người) và Physical Evidence (Bằng chứng vật lý).
Việc nâng cấp mô hình thành 7P đã tạo nên sức mạnh bền vững hơn cho các hoạt động Marketing. Vì mô hình này có thể đáp ứng tốt cả những sản phẩm hàng hóa ở dạng vật chất – hữu hình đến phi vật chất – vô hình.
Physical Evidence là gì?
Physical Evidence (tạm dịch: Bằng chứng vật lý hay Bằng chứng hữu hình) là tập hợp các yếu tố vật chất do con người và tự nhiên tạo nên có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ lẫn sản phẩm vật chất đều muốn kiểm soát Physical Evidence vì yếu tố này góp phần vào trải nghiệm tổng thể của khách hàng.
Phân loại Physical Evidence
Physical Evidence được chia thành 2 loại là: bằng chứng ngoại vi (Peripheral Evidence) và bằng chứng thiết yếu (Essential Evidence)
Bằng chứng ngoại vi (Peripheral Evidence)
Bằng chứng ngoại vi được xem các khía cạnh bổ sung của sản phẩm nhằm góp phần vào quá trình mua hàng chung. Đó có thể là những thứ đơn giản như khăn ăn được sử dụng trong nhà hàng, các thông tin trên sản phẩm, logo và nhãn hiệu, bao bì của sản phẩm hoặc thậm chí là biên lai, hóa đơn.
Nhiều người thường đánh giá thấp bằng chứng ngoại vi. Tuy nhiên, nếu chúng được sử dụng cùng với sản phẩm/dịch vụ một cách hợp lý sẽ làm tăng thêm giá trị cho các yếu tố vô hình của sản phẩm/dịch vụ.
Bằng chứng thiết yếu (Essential Evidence)
Ngược lại với Peripheral Evidence, bằng chứng thiết yếu là các thành phần hoặc yếu tố được sử dụng để thực hiện sản phẩm. Đó có thể là các nguyên liệu mà một nhà hàng sử dụng trong những món ăn của mình hoặc bộ khăn trải giường, khăn tắm và đồ vệ sinh cá nhân do khách sạn cung cấp.
Bằng chứng thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của khách hàng về giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại. Về cơ bản, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên Physical Evidence của chiến lược Marketing Mix 7P.
Các thành phần cấu thành nên Physical Evidence
Physical Environment – Môi trường vật lý
Physical Environment là thành phần thiết yếu của Physical Evidence, bao gồm địa điểm và môi trường xung quanh khách hàng khi sản phẩm được tiêu thụ. Các yếu tố này có thể thiết lập suy nghĩ, tâm trạng và là một yếu tố góp phần cao trong nhận thức của khách hàng về giá trị.
Spatial Layout – Bố cục không gian
Bố cục không gian là một thành phần hoạt động song song với môi trường vật lý. Ví dụ: Cách nhân viên của một địa điểm bán lẻ hướng dẫn khách hàng di chuyển đến cửa hàng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của khách. Hoặc khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mua sắm trong một không gian rộng rãi, sản phẩm được trưng bày một cách khoa học,…
Ambiance- Bầu không khí
Ambiance là một thành phần quan trọng khác của Physical Evidence. Yếu tố này có thể là ánh sáng, âm nhạc, trang phục của nhân viên và nhiều thành phần bằng chứng ngoại vi khác.
Nhìn chung, đây là cách bạn đưa người mua vào một trạng thái có được trải nghiệm tốt nhất.
Corporate Branding – Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Đôi khi, yếu tố này sẽ được liệt kê riêng trong các lĩnh vực khác của Marketing Mix. Tuy nhiên, thương hiệu vẫn là vị trí quan trọng nhất định trong Physical Evidence vì góp phần vào các khía cạnh vô hình của trải nghiệm khách hàng.
Consistency – Tính nhất quán
Tính nhất quán cho cho phép doanh nghiệp biết được khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ mong đợi và nhận được những gì.
Bên cạnh đó, tính nhất quán còn giúp giảm rủi ro khi người mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ mới ra mắt.
Physical Evidence quan trọng như thế nào trong Marketing
Tác động đến sự kỳ vọng và nhận thức của khách hàng
Physical Evidence là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự kỳ vọng và nhận thức của khách hàng về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Tất cả những yếu tố cấu thành nên Physical Evidence phải theo một thể liên kết và thống nhất. Những người lập ra kế hoạch này cần phải am hiểu về mục tiêu của doanh nghiệp và có khả năng vận dụng những yếu tố Physical Evidence hiệu quả.
Giúp doanh nghiệp xác định đúng thị trường mục tiêu
Xây dựng Physical Evidence còn giúp doanh nghiệp xác định đúng thị trường mục tiêu phù hợp với tầm nhìn của mình. Ngoài ra, dựa vào Physical Evidence, doanh nghiệp còn nhận ra được điểm mạnh và những điều còn hạn chế khi xây dựng hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng.
Do đó, việc thiết lập bằng chứng vật lý luôn là một phần cố định trong hoạt động Marketing Mix của doanh nghiệp.
Tăng khả năng cạnh tranh
Hiện nay, khách hàng đặc biệt chú trọng về hình ảnh thương của thương hiệu khi lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, Physical Evidence đã trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như: quán cà phê, nhà hàng, khách sạn,…
Tóm lại, dù Physical Evidence chỉ là một phần nhỏ trong Marketing Mix 7P nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một kiến thức hữu ích về lĩnh vực Marketing. Hẹn gặp lại bạn ở những chủ đề thú vị kế tiếp nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Sự hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội có phải là Physical Evidence?
Tiếp thị trên mạng xã hội đang là một xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Xây dựng một nền tảng xã hội tối ưu, chẳng hạn như Fanpage Facebook, kênh YouTube, kênh TikTok sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá sự chuyên nghiệp và uy tín của thương hiệu. Điều này còn góp phần tác động đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng.
Do đó, sự hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội chính là một phần trong chiến lược Physical Evidence.
Tại sao Marketing Mix được đánh giá rất quan trọng đối với hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp?
Marketing Mix hay Marketing hỗn hợp là một tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu trên thị trường. Đây là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp cho doanh nghiệp hiểu được những nhu cầu thực tế của người mua để tạo ra sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu đó một cách tối ưu nhất.
Dựa vào Marketing Mix, doanh nghiệp sẽ hoạch định các chương trình tiếp thị phù hợp.
Physical Evidence có bao gồm thiết kế website?
Thiết kế website cũng là một phần của Physical Evidence. Khách hàng sẽ có cái nhìn tích cực về thương hiệu khi doanh nghiệp sở hữu website chất lượng. Những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng khi truy cập vào website sẽ là màu sắc, bố cục, hiệu ứng, font chữ, các thông tin hữu ích, tốc độ load trang,…
Tham khảo bài viết: Điểm danh 7 công ty thiết kế website lớn nhất Việt Nam để lựa chọn một đơn vị thiết kế website uy tín.
Physical Evidence có phải là yếu tố quan trọng nhất trong Marketing Mix 7P?
Physical Evidence rất quan trọng. Tuy nhiên, chữ P đầu tiên – Product mới là yếu tố quan trọng nhất trong Marketing Mix 7P.
Doanh nghiệp có thể chạy rất nhiều chiến dịch, hoạt động truyền thông để đạt chỉ tiêu kinh doanh, nhưng nếu sản phẩm không đáng chú ý và không đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo cách tối ưu nhất thì những chiến dịch đó coi như thất bại.
Bên cạnh đó, không có sản phẩm, bạn cũng không thể triển khai những chữ P còn lại.