“Vạn sự khởi đầu nan” và kinh doanh cũng thế. Khi bắt đầu hành trình kinh doanh, bạn sẽ phải trải rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, để làm rõ chiến lược, xác định rào cản, tiềm năng cũng như đưa ra quyết định chính xác, bạn cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Hiểu rõ điều đó, trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ bật mí đến bạn phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hoàn hảo nhất chỉ trong 9 bước.
Giới thiệu tổng quan về kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là một dạng tài liệu mô tả về:
- Thông tin tiểu sử doanh nghiệp.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đội ngũ lãnh đạo, nguồn nhân sự.
- Tài chính, mô hình hoạt động.
- …
Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh bao gồm toàn bộ thông tin quan trọng và cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh?
Kế hoạch kinh doanh là yếu tố hàng đầu giúp các nhà đầu tư, khách hàng đánh giá mức độ khả thi của một doanh nghiệp trước khi cấp vốn cho doanh nghiệp ấy. Vậy nên, kế hoạch kinh doanh thường gặp liền với các hoạt động vay vốn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều lý do thuyết phục hơn để doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh, ngay cả khi bạn không cần sự hỗ trợ về tài chính.
Làm tiền đề xây dựng chiến lược
Bản kế hoạch kinh doanh là “lời giải đáp” chuẩn xác khi bạn muốn xác định mục tiêu và định hướng hoạt động cho doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ nhận định được những yếu tố cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, bạn cũng ước tính được thời gian, kinh phí và nguồn lực để xây dựng chiến lược kinh doanh cho tương lai.
Thúc đẩy ý tưởng mới
Một bản kế hoạch kinh doanh sơ bộ có thể giúp bạn triển khai ý tưởng mới tốt hơn. Đối với mỗi ý tưởng, bạn có thể viết một bản kế hoạch cụ thể và đánh giá mức độ khả thi của chúng. Sau đó, bạn chỉ cần chọn ra những ý tưởng tiềm năng nhất để triển khai. Với phương thức này, bạn có thể tối đa hóa thời gian cũng như sức lực cho các ý tưởng có cơ hội thành công cao nhất.
Hỗ trợ nghiên cứu
Khi lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu khách hàng tiềm năng cũng như đối thủ cạnh tranh của mình. Bản kế hoạch kinh doanh thường nêu rất chi tiết về thông tin người dùng và các doanh nghiệp cùng ngành. Dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược hơn.
Tăng hiệu quả tuyển dụng
Bản kế hoạch kinh doanh là một trong những tài liệu chi tiết nhất giúp bạn truyền đạt tầm nhìn của doanh nghiệp cho nhân viên mới. Trong quá trình tuyển dụng. bạn có thể cho ứng viên biết định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp thông qua kế hoạch kinh doanh.
Qua đó, ứng viên sẽ được củng cố thêm niềm tin vào công việc. Đặc biệt, kế hoạch kinh doanh chính là “chiếc chìa khóa vàng” giúp các doanh nghiệp “trẻ” thu hút nhân tài, cộng sự đắc lực. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, cụ thể sẽ dễ thuyết phục ứng viên hơn.
Mở rộng quan hệ đối tác
Đối tác đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Họ là những người sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cùng hợp tác phát triển. Nhìn chung, đối tác giống như những khách hàng trung thành nhưng với vai trò là doanh nghiệp, hợp tác đầu tư. Vì vậy, để cải thiện mối quan hệ đối tác, bạn cũng nên xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Thông qua đó, các doanh nghiệp khác sẽ có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về tầm nhìn, chiến lược kinh doanh và đối tượng tiêu dùng của doanh nghiệp. Nếu cảm thấy phù hợp, họ sẽ “bật đèn xanh” để cả hai doanh nghiệp bước sang mối quan hệ đối tác.
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 1: Soạn thảo bản tóm tắt điều hành
Trong bước đầu tiên, doanh nghiệp cần tổng hợp những phần quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh. Mục tiêu của bước đầu tiên là chắt lọc những thông tin giá trị nhất về doanh nghiệp.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ gửi bản thảo này đến các nhà đầu tư tiềm năng và người cho vay để thuyết phục họ. Đây là bước quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa startup, cần sự hỗ trợ về nguồn tài chính.
Bản tóm tắt điều hành không được vượt quá một trang. Sự giới hạn này có thể khiến doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi truyền tải toàn bộ thông tin. Tuy nhiên, với bản tóm tắt, bạn chỉ cần nêu những thông tin thật sự cần thiết. Một số gợi ý bạn có thể tham khảo là:
- Doanh nghiệp của bạn làm gì?
- Mục tiêu và tầm nhìn kinh doanh.
- Mô tả sản phẩm với những tính năng khác biệt.
- Thị trường mục tiêu.
- Chiến lược tiếp thị.
- Thực trạng tài chính.
- Tài chính dự kiến.
- Nguồn tài chính mong muốn.
- Đội ngũ tham gia hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Mô tả doanh nghiệp của bạn
Bước tiếp theo khi lập kế hoạch kinh doanh là mô tả chi tiết về doanh nghiệp. Trong phần này, bạn có thể trả lời hai câu hỏi cơ bản:
- Doanh nghiệp bạn là ai?
- Doanh nghiệp bạn định làm gì?
Ngoài ra, bạn cũng có thể giải đáp thêm một số câu hỏi khác để mô tả rõ nét hơn về doanh nghiệp như:
- Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
- Điều gì khiến doanh nghiệp trở nên khác biệt?
- Doanh nghiệp sẽ làm gì trong tương lai?
- Lý do vì sao nên đầu tư vào doanh nghiệp bạn?
Một số phần quan trọng bạn nên cung cấp vào mục tổng quan về doanh nghiệp:
- Cơ cấu kinh doanh.
- Mô hình kinh doanh.
- Lĩnh vực hoạt động.
- Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp.
- Thông tin cơ bản hoặc lịch sử hình thành.
- Mục tiêu kinh doanh cả ngắn và dài hạn.
- Đội ngũ nhân sự, thành viên chủ chốt và lương bổng của họ.
Sau khi định hình doanh nghiệp, bạn có thể triển khai một bản tuyên bố sứ mệnh. Trong bản tuyên bố, bạn nên giải thích lý do tồn tại của doanh nghiệp một cách thuyết phục nhất.
Tiếp theo, bạn cần xây dựng một bản tuyên bố tầm nhìn: sự tác động của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tuyên bố tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh không giống nhau. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng tối ưu hóa các tuyên bố của mình không quá 3 câu.
Cuối cùng, phần quan trọng nhất khi mô tả doanh nghiệp mà bạn không nên bỏ quan là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường kéo dài trong 5 năm. Từ năm đầu tiên đến năm thứ 5 là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp đề ra các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể xây dựng mục tiêu của mình theo chiến lược SMART.
#3. Phân tích thị trường
Phân tích thị trường là một phần quan trọng đối với chiến lược kinh doanh của bạn. Để kinh doanh thật sự hiệu quả, bạn cần chọn thị trường phù hợp cho sự phát triển của sản phẩm. Trong bước này, bạn sẽ xem xét tổng quan về thị trường mình định “dấn thân” cũng như bối cảnh cạnh tranh. Xác định đúng thị trường tiềm năng là cách giúp sản phẩm của bạn tồn tại lâu dài. Một số mẹo giúp bạn nghiên cứu thị trường hiệu quả là:
- Xác định chính xác nhân khẩu học của khách hàng lý tưởng.
- Nghiên cứu xu hướng và quỹ đạo ngành có liên quan.
- Ước tính, phỏng đoán thị trường.
Trong bước này, bạn cũng cần phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành. Có 3 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp bạn tạo nên ấn tượng trong mắt khách hàng:
- Chi phí hấp dẫn và cạnh tranh.
- Sản phẩm/dịch vụ cung cấp những tính năng đặc biệt.
- Phân đoạn thị trường, tập trung vào thị trường ngách.
#4. Đề cương quản lý và tổ chức
Để người đọc nắm rõ thông tin ai là người điều hành doanh nghiệp, bạn nên bổ sung đề cương quản lý và tổ chức. Nếu doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ quản lý, bạn có thể sử dụng sơ đồ tổ chức để “phác họa” cấu trúc thành viên nội bộ trong công ty bao gồm: vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ giữa các thành viên trong bản đồ. Đồng thời, bạn cũng nên nêu rõ những đóng góp của từng thành viên đối với sự thành công của doanh nghiệp.
#5. Liệt kê sản phẩm và dịch vụ
Đây cũng là bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu cung ứng nhiều sản phẩm, bạn có thể bổ sung thông tin chi tiết của từng mặt hàng.
Ngoài ra, bạn có thể mô tả chi tiết các dòng sản phẩm mới sẽ ra mắt trong tương lai gần. Điều quan trọng là bạn phải cho người đọc biết sản phẩm có nguồn gốc từ đâu, chất lượng ra sao.
#6. Phân khúc khách hàng
Khách hàng tiềm năng còn được gọi là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bạn. Đồng thời, họ còn là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược tiếp thị. Vì vậy, việc phân khúc khách hàng cũng rất cần thiết khi lập kế hoạch kinh doanh.
Để có cái nhìn tổng thể nhất về khách hàng tiềm năng, bạn có thể nhận diện một số đặc điểm nhân khẩu học của họ. Thông thường, phân khúc khách hàng sẽ dựa trên:
- Nơi sống.
- Độ tuổi.
- Trình độ học vấn.
- Hành vi phổ biến.
- Cách thức sử dụng thời gian rảnh.
- Nơi làm việc.
- Mức thu nhập.
- Niềm tin, quan điểm và lý tưởng sống.
- …
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, việc phân khúc khách hàng sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần biết được sản phẩm/dịch vụ của mình phù hợp với đối tượng nào để phân khúc khách hàng hiệu quả hơn.
#7. Xác định kế hoạch tiếp thị
Đối với mọi doanh nghiệp, tiếp thị là giải pháp tối ưu nhất giúp mang sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp đến tay khách hàng. Khi xây dựng kế hoạch tiếp thị, bạn nên “phác thảo” mục tiêu ở hiện tại, tương lai và mong muốn của khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Bạn có kế hoạch đầu tư vào tiếp thị trên Instagram. Tuy nhiên, bạn cần xem xét đây có phải là nền tảng được khách hàng tiềm năng ưa chuộng không. Nếu không, bạn cần thay đổi một chiến lược tiếp thị khác.
Phần lớn các kế hoạch tiếp thị đều bao gồm 4 chủ đề chính:
- Giá bán.
- Sản phẩm.
- Khuyến mại.
- Nơi cung cấp.
#8. Lập kế hoạch vận chuyển và hoạt động
Xác định phương thức hoạt động và vận chuyển là bước tiếp theo bạn cần bổ sung vào kế hoạch kinh doanh của mình. Mục này bao gồm những thông tin cơ bản sau:
- Nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
- Quy trình sản xuất.
- Cơ sở hoạt động.
- Thiết bị và công nghệ.
- Phương thức vận chuyển.
- Hàng tồn kho.
#9. Triển khai kế hoạch tài chính
Dù ý tưởng kinh doanh hoàn hảo đến đâu, đội ngũ nhân sự vững mạnh như thế nào, sức khỏe tài chính vẫn là yếu tố quyết định tính sống còn của một doanh nghiệp. Bản kế hoạch tài chính sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Thông thường, sẽ có 3 quan vấn đề cần chú ý khi triển khai kế hoạch tài chính:
- Báo cáo thu nhập.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bổ sung một bản báo cáo tài chính cụ thể, chi tiết sẽ giúp kế hoạch kinh doanh của bạn trở nên hoàn chỉnh hơn. Thông qua đó, người đọc cũng có thể nhận định một cách trực quan về nguồn vốn bạn mong muốn, mục đích chi tiêu của doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các thông tin về phương pháp lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp – một trong những hoạt động “kinh điển” đối với mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn trên hành trình tìm hiểu kiến thức kinh doanh. Đừng quên theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và bổ ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Lập kế hoạch kinh doanh dựa trên yếu tố nào?
Để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn có thể dựa trên 4 yếu tố:
- Cơ sở trọng yếu.
- Ý tưởng và sáng kiến.
- Kịch bản.
- Kế hoạch ứng phó.
Kế hoạch kinh doanh có xác định được giá thành, doanh thu không?
Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác có cái nhìn tổng thể về chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, để xác định chính xác giá thành, doanh thu là điều không thể.
Lợi ích lớn nhất của kế hoạch kinh doanh là gì?
Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định các bước tiếp theo mình cần làm. Đồng thời, đây còn là tài liệu quan trọng để các nhà đầu tư, khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa trên kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định được lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Lập kế hoạch kinh doanh để làm gì?
Có 3 mục đích chính khi lập kế hoạch kinh doanh:
- Làm rõ các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
- Hiểu rõ nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
- Thu hút tài trợ từ các nhà đầu tư, ngân hàng và người cho vay.