Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền công nghệ tân tiến bậc nhất hiện nay. So với các nước phương Tây, văn hóa kinh doanh của người Nhật mang đậm bản sắc truyền thống, vận hành theo những nguyên tắc sống và làm việc chỉn chu. Đối chiếu với phương pháp kinh doanh của “xứ sở mặt trời mọc”, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần học hỏi rất nhiều điều. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu phương pháp kinh doanh của người Nhật qua bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về văn hóa kinh doanh của người Nhật
Lịch sử hình thành văn hóa kinh doanh Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc. Nét đặc trưng của văn hóa Nhật là sự cộng hưởng hài hòa giữa tư tưởng hiện đại và lối sống truyền thống. Nền văn hóa chính là yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh của người dân “xứ sở hoa anh đào”.
Nói như thế không có nghĩa văn hóa Nhật Bản không chịu ảnh hưởng bởi “màu sắc” văn hóa thế giới. Cũng như câu nói “hòa nhập chứ không hòa tan”, người dân Nhật Bản vẫn tiếp nhận sự mới mẻ, cải tiến nhưng không đồng hóa. Điều này góp phần tạo ra những nét khác biệt trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản so với các quốc gia khác trên thế giới.
Đối chiếu với Việt Nam, Nhật Bản đóng vai trò như một “người anh”, một “tiền bối” trong lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, việc học hỏi và tìm hiểu phương pháp kinh doanh của người Nhật rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
5 phương pháp kinh doanh của người Nhật
Nền văn hóa Nhật Bản được hình thành hàng nghìn năm nay. Điều này đã hình thành nên phong tục, lễ nghi, tập quán trong việc ứng xử, phong cách ăn mặc và cả lối sống sinh hoạt của người Nhật.
Do đó, văn hóa kinh doanh của người Nhật cũng thể hiện những nét đặc trưng riêng. Dù vậy, phong cách ứng xử trong kinh doanh của người Nhật cũng có một số điểm tương đồng với các quốc gia phương Tây như cung cách tốt, lịch thiệp và tinh tế. Nhìn chung, phương pháp kinh doanh của người Nhật là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa màu sắc hiện đại và cả truyền thống.
#1. Đặt khách hàng làm “trung tâm vũ trụ”
Theo quan niệm của người Nhật, tôn trọng và biết ơn khách hàng là đích đến của thành công. Trong quá trình kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải đứng ở vị trí của khách hàng để thấu hiểu “nỗi đau”, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào, bạn vẫn phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Với phương pháp kinh doanh này, bạn sẽ dễ dàng chinh phục niềm tin và sự tín nhiệm từ khách hàng.
Trên thực tế, tại Nhật Bản, khách hàng luôn nhận được những đặc quyền và chính sách ưu đãi tốt nhất. Dù là ai, ở vị trí hay chức vụ nào, bạn vẫn có thể mua hàng. Thậm chí, nếu không đủ tiền, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng tạo điều kiện để bạn mua hàng với phương thức trả góp.
Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp đều cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà. Đồng thời, nhân viên cũng luôn sẵn sàng giải quyết bất kỳ vấn đề khó khăn nào mà khách hàng gặp phải. Chăm sóc tốt khách hàng trước trong và sau bán hàng là châm ngôn của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.
#2. Tận tâm với công việc
Một phương pháp kinh doanh của người Nhật rất đáng học hỏi đó chính là tận tâm, tận lực với công việc. Luôn hết mình với công việc chính là phương châm hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Có thể nói, mỗi một sản phẩm khi đến tay khách hàng đều phải trải qua quy trình làm việc chỉn chu, khắt khe từng chi tiết.
Honda là đơn vị cung cấp xe hơi đầu tiên khai báo về các điểm hạn chế tồn tại ở dòng XR CT2000 với chính phủ Mỹ vào năm 1967. Việc khai báo này có thể gây ra tổn thất nặng nề, thậm chí là khiến thương hiệu rơi vào phá sản.
Tuy nhiên, Honda vẫn chấp nhận mạo hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho khách hàng. Hành động này đã khiến người Mỹ rất nể phục về tinh thần và trách nhiệm làm việc của cư dân “đất nước mặt trời mọc”.
#3. Chú trọng niềm tin của khách hàng – uy tín của doanh nghiệp
Trong kinh doanh, điều tối thượng của các doanh nghiệp chính là uy tín và sự tin cậy của khách hàng. Chữ “tín” luôn được người Nhật đặt lên hàng đầu trong 5 điều: “Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín”. Với người Nhật, một doanh nghiệp chỉ thành công khi tạo dựng được niềm tin, uy tín trong mắt khách hàng của mình.
Dù làm bất cứ công việc gì, người Nhật vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc và giữ lời hứa trước khách hàng cũng như đối tác. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng giữ đúng cam kết của mình với khách hàng. Sự uy tín chính là “chiếc chìa khóa” dẫn dắt doanh nghiệp chinh phục “đỉnh cao” thành công.
Có thể thấy, chữ “tín” của người Nhật được thể hiện qua những hành động nhỏ nhất. Toàn bộ quy trình vận hành tại các doanh nghiệp Nhật Bản đều được kiểm tra, giám định một cách chặt chẽ. Vì vậy, bạn rất khó, thậm chí là không thể tìm thấy những lỗi sai phạm, thiếu uy tín từ các doanh nghiệp Nhật Bản.
#4. Nghiêm túc trong mọi chuyện
Nghiêm túc cũng là một trong những điểm mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tại Nhật Bản, dù là công nhân, nhân viên văn phòng hay công chức nhà nước đều không bao giờ đi làm trễ dù chỉ 1 phút.
Khi bắt đầu công việc, mỗi cá thể sẽ tập trung và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ của mình với “công suất” 100%. Ngoại trừ giờ giải lao, người Nhật sẽ không bao giờ cười đùa hoặc thiếu tập trung trong giờ làm việc. Điểm đặc trưng của người lao động Nhật Bản chính là một khuôn mặt nghiêm túc, không biểu thị cảm xúc vui đùa.
Phương pháp làm việc này còn được thể hiện trong các cuộc họp hoặc buổi hội thảo. Đối với những sự kiện quan trọng như vậy, người Nhật luôn biết cách điều tiết giọng nói của mình. Thông thường, họ sẽ giảm âm lượng khi nói và thận trọng với mỗi phát ngôn. Hầu hết người Nhật đều rất trân trọng “tín ngưỡng” này. Ở những nơi làm việc, sự hài hước gần như “tiêu biến”.
#5. Sử dụng danh thiếp mọi lúc, mọi nơi
Thói quen của người Nhật trong mọi cuộc gặp gỡ là trao đổi danh thiếp. Theo người Nhật, đây được gọi là lễ nghi “meishi kokan”. Khi nhận được danh thiếp, người Nhật sẽ trịnh trọng đón lấy bằng hai tay và đọc một cách thận trọng.
Sau đó, họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp chuyên dụng hoặc trên bàn ngay trước mặt. Đặc biệt, người nhận không bao giờ bỏ danh thiếp của đối tác hoặc khách hàng vào túi. Đối với người Nhật, hành động này là điều thiếu tôn trọng đối phương.
Việc trao đổi danh thiếp là cách chúng ta biểu lộ sự quan tâm trong kinh doanh. Điều này cho thấy giá trị của buổi gặp gỡ cũng như lợi ích bạn sẽ nhận được trong tương lai. Các quốc gia phương Tây thường không quá chú trọng việc nhận danh thiếp. Thậm chí, tại một số nơi ở châu Mỹ, bạn có thể sẽ bị cười nhạo nếu thực hiện nghi thức này giống người Nhật.
Nhìn chung, phương pháp kinh doanh của người Nhật chủ yếu hướng đến ý thức cũng như cách ứng xử trong lao động. Từ những bí quyết kinh doanh của người “hàng xóm láng giềng”, Tino Group hy vọng bạn sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu nhất.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có giải pháp kinh doanh khác nhau tùy thuộc vào bản sắc văn hóa và mục đích hoạt động. Vì vậy, bạn nên biết cách chắt lọc thông tin, chỉ áp dụng những phương pháp phù hợp nhất để vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Người Nhật có thời trang công sở như thế nào?
Có thể nói, trang phục là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Phần lớn doanh nhân nam ở Nhật Bản đều mặc comple tối màu để thể hiện độ chuyên nghiệp. Thông thường, comple sẽ phối kèm áo sơ mi, cà vạt cổ điển để tạo nên sự lịch thiệp và thành đạt. Trong khi đó, nữ doanh nhân cũng được khuyến khích mặc trang phục tối màu nhưng phải sang trọng. Một số công ty quy định phục nữ không được mang giày cao gót, sử dụng nhiều phụ kiện và mặc váy quá ngắn.
Cơ hội thăng tiến ở các doanh nghiệp Nhật Bản như thế nào?
Trong môi trường làm việc tại Nhật, người có thâm niên lâu năm, cao tuổi và giàu kinh nghiệm sẽ được thăng tiến lên vị trí quản lý, trưởng phòng, giám đốc để truyền nghề cho nhân viên trẻ. Vậy làm việc càng lâu, bạn càng có nhiều cơ hội thăng tiến.
Những cử chỉ cần hạn chế trong các doanh nghiệp Nhật Bản là gì?
Khi làm việc, bạn không nên chỉ điểm hoặc dùng những cử chỉ động tay quá mức. Bên cạnh đó, người Nhật rất ít khi bắt tay và họ cảm thấy không thoải mái khi làm vậy. Một nụ cười tươi và cái gật đầu lịch thiệp chính là cách giao tiếp phổ biến ở Nhật Bản.
Người Nhật thường mang bao nhiêu danh thiếp khi đi công tác?
Thông thường, người Nhật có thể mang đến 100 bưu thiếp khi đi công tác. Đối với những buổi hội thảo nhỏ, người Nhật sẽ mang từ 3 – 4 danh thiếp, và 10 – 12 danh thiếp khi dự các buổi hội thảo lớn hơn.