Không chỉ riêng doanh nghiệp, mỗi cá nhân cũng cần học cách khẳng định giá trị và vị thế của bản thân. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, mọi người có xu hướng tìm kiếm, học hỏi những tấm gương nổi bật của một lĩnh vực đặc thù. Việc xây dựng giá trị và nền tảng cá nhân được còn được hiểu là Personal Branding. Vậy thực chất Personal Branding là gì? Làm thế nào xây dựng Personal Branding hoàn hảo? Hãy cùng Tino Group giải mã chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Personal Branding
Personal Branding là gì?
Personal Branding là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây, khi ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam phát triển theo con đường KOLs, KOCs. Về cơ bản, Personal Branding được hiểu là thương hiệu cá nhân. Thuật ngữ này dùng để mô tả những nét tính cách, phong cách cá nhân, đặc điểm nhận diện riêng biệt của một người.
Khi sở hữu Personal Branding chất lượng, cá nhân có xu hướng trở nên nổi bật giữa đám đông. Điều này thường được biểu hiện qua các hành động, việc làm ở nhiều khía cạnh khác nhau như học tập, mối quan hệ, làm việc,…
Xây dựng Personal Branding là quá trình bạn tìm kiếm, khám phá những điểm mạnh của mình và biến chúng thành “vũ khí riêng”. Personal Branding giúp bạn phân biệt tính cách, kỹ năng và kinh nghiệm sống của mình so với người khác.
Để xây dựng Personal Branding thành công, bạn cần tự tin và biết cách thể hiện điểm mạnh của bản thân và mang giá trị đến cho cộng đồng. Hiện nay, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc tạo ra Personal Branding luôn là điều cần thiết giúp bạn tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm và nguồn thu nhập hấp dẫn.
Vì sao nên xây dựng Personal Branding?
Tạo sức mạnh cạnh tranh hiệu quả
Theo nghiên cứu của Fobes, một nhân viên thường có xu hướng chuyển đổi công việc sau 2 – 3 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, bạn cần tập trung xây dựng Personal Branding để trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng cũng như phía doanh nghiệp ứng tuyển.
Tất nhiên, một người sở hữu Personal Branding tốt sẽ trở thành điểm sáng đối với doanh nghiệp và nổi bật hơn các ứng viên khác. Bạn nên nhớ rằng, vị trí của mình trong doanh nghiệp có thể bị thay thế bất cứ lúc nào bởi những người trẻ tiềm năng hơn. Thế nên, thiết lập Personal Branding chưa bao giờ là dư thừa.
Trong trường hợp bạn là “newbie”, việc sở hữu Personal Branding cũng mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Các nhà tuyển dụng chắc hẳn sẽ chú ý đến bạn hơn các ứng viên khác bởi những giá trị mà bạn có thể mang lại.
Mở rộng mối quan hệ xung quanh
Trên thực tế, Personal Branding đóng vai trò như một loại kỹ năng mềm. Kỹ năng này đòi hỏi quá trình tôi luyện và trau dồi để phát triển. Vậy nên, khi sở hữu điểm vượt trội ở bất kỳ khía cạnh nào, bạn đừng ngại thể hiện để tạo ấn tượng với mọi người. Khả năng của bạn có thể đánh thức nhu cầu, mong muốn của cấp trên, đối tác hoặc khách hàng. Từ đó, khi có việc cần, bạn sẽ là người được họ nhớ đến đầu tiên thay vì các nhân viên khác.
Cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp
Một trong những lợi thế đáng chú ý khi xây dựng Personal Branding là giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh. Những cá nhân sở hữu Personal Branding đại diện tham gia sự kiện hoặc hội nghị có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh, tăng giá trị thương hiệu. Từ đó, danh tiếng của doanh nghiệp có thể được lan truyền xa hơn.
Có thể thấy, cá nhân này đã giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới và tiếp tục giữ chân người tiêu dùng hiện tại. Vì vậy, bạn hãy trở thành nhân viên nổi bật đó bằng cách xây dựng Personal Branding cho mình nhé!
Cách định vị Personal Branding hiệu quả
Không chỉ riêng doanh nghiệp, mỗi cá nhân cũng cần định vị thương hiệu (Personal Branding). Điểm nhận diện thương hiệu giúp cấp trên, khách hàng có thể nhận định được giá trị của bạn so với những người khác. Mục đích của việc xây dựng Personal Branding là khiến bạn trở nên “đắt giá” hơn trong mắt người khác. Thông thường, quy trình xây dựng Personal Branding sẽ trải qua 10 giai đoạn.
#1. Hiểu rõ bản thân
Để định vị Personal Branding, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ chính mình. Hãy tự đặt ra những câu hỏi như sau:
- Mình giỏi nhất trong lĩnh vực nào?
- Điều gì tạo ra động lực để mình cố gắng?
- Người khác nhìn nhận mình với những ưu điểm nào?
- Công việc nào khiến mình cảm thấy tràn trề năng lượng khi thực hiện?
- Mình có thể làm việc gì hàng giờ mà không cảm thấy mệt mỏi hay quá tải?
- …
Đây là cách tốt nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về chính mình. Từ đó, bạn có thể nhận diện rõ điểm mạnh của mình là gì để trau dồi và phát triển. Ngoài ra, một số phương pháp như Ikigai, câu hỏi trắc nghiệm tâm lý MBIT hoặc The Big Personalities cũng giúp bạn khám phá bản thân hiệu quả hơn.
#2. Chọn phong cách phù hợp
Khi đã hiểu rõ bản thân, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định phong cách xây dựng Personal Branding mình muốn hướng đến. Để chọn lựa phong cách phù hợp, bạn nên dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và kỹ năng của bản thân. Đây là cách giúp bạn định hình rõ phong cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả.
Hãy nhớ rằng, việc xác định các yếu tố phải thật sự đúng với đặc điểm, tính cách, giá trị mà bạn sở hữu. Bạn đừng cố gắng “khoác” lên mình những nét cá tính, đặc điểm không phù hợp mà vô tình gây áp lực cho bản thân nhé.
#3. Xác định đối tượng hướng đến
Trong bước này, bạn cần xác định chính xác các đối tượng mình muốn tạo sức ảnh hưởng. Để xác định đối tượng hiệu quả, bạn có thể liệt kê những giá trị, kiến thức mình có thể mang lại thuộc lĩnh vực nào. Từ đó, bạn sẽ nhận diện được những người có nhu cầu tiếp nhận giá trị mà bạn mang lại.
Sau đó, bạn nên tự đánh giá những kiến thức mình cung cấp sẽ tạo ra lợi ích gì cho họ. Đồng thời, bạn cũng cần lựa chọn phong cách chia sẻ, kể chuyện phù hợp để thu hút sự chú ý cho “khán giả” của mình.
Trong quá trình tìm kiếm và chọn lọc đối tượng tiềm năng, bạn nên khai thác toàn bộ khía cạnh mà đối tượng muốn tiếp cận. Thông qua đó, bạn có thể tự biến hoá bản thân để trở thành người có thể giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải.
#4. Tạo dựng thương hiệu từ “vốn liếng” sẵn có
Về cơ bản, có rất nhiều yếu tố khác nhau giúp người khác nhận diện thương hiệu của bạn. Trong đó, 3 yếu tố cốt lõi có khả năng tác động đến Personal Branding của bạn là: hình ảnh, thông điệp truyền tải và các phương tiện truyền thông.
Hình ảnh
Đây là phong cách bạn xuất hiện trước công chúng. Nếu biết cách ăn mặc, phối đồ hợp “mốt”, bạn chắc chắn sẽ chinh phục được các tín đồ thời trang. Có thể nói, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng đến Personal Branding của mỗi cá nhân.
Thông điệp truyền tải
Trên thực tế, thông điệp không nhất thiết là việc chia sẻ kiến thức. Thay vào đó, bạn cũng có thể chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng, tạo động lực cho người nghe. Một trong các cách giúp xây dựng Personal Branding thành công nhất là tạo nên sự đồng cảm. Tất nhiên, câu chuyện bạn chia sẻ phải đảm bảo tính thực tế và chạm đến nỗi đau của các đối tượng tiềm năng của mình.
Các phương tiện truyền thông
Những hoạt động như post hình ảnh, bài viết hoặc các thành quả lên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Blog,…) là bí quyết quảng bá Personal Branding hiệu quả và được nhiều bạn trẻ áp dụng nhất hiện nay. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí, phương thức quảng bá này còn giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng của mình.
#5. Thực thi kế hoạch phát triển Personal Branding
Sau khi nhận diện những mục tiêu cần tập trung, bước tiếp theo bạn cần làm là tiến hành quảng bá Personal Branding một cách hoàn chỉnh, hợp lý. Trong bước này, bạn có thể thử chia sẻ những thước phim mang đậm dấu ấn cá nhân. Đây chính là trải nghiệm thực tế và vô giá do chính bạn sản xuất. Các ấn phẩm này có khả năng giúp Personal Branding của bạn dễ tiếp cận hơn đến mọi người.
Đồng thời, đừng quên chia sẻ các tình huống trong cuộc sống mà mình gặp phải và đề xuất hướng giải quyết. Thông qua những chia sẻ này, bạn có thể kết nối gần hơn với “khán giả”. Từ đó, bạn cũng sẽ dễ hơn trong việc tìm ra lối đi và nguồn cảm hứng mới khi xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình.
#6. Đánh giá hiệu suất
Từ những kết quả ghi nhận được, bạn cần dành thời gian xem xét và đánh giá lại Personal Branding của mình. Nhờ đó, bạn có thể tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Personal Branding ngày một tốt hơn. Tốt nhất, bạn nên nhìn nhận lại phong cách của chính mình xem có phù hợp với các tiêu chí đã đặt ra chưa. Đồng thời, những lời góp ý, nhận xét khách quan của mọi người cũng là “chìa khóa” giúp bạn điều chỉnh, định hình lại Personal Branding cho mình.
Nếu có nhận được những lời đánh giá tiêu cực, bạn cũng đừng tự ti. Thay vào đó, bạn hãy chủ động tìm giải pháp để hoàn thiện bản thân, xác định những tính cách, giá trị phù hợp với mình. Đồng thời, khi muốn theo đuổi hình tượng mình muốn hướng đến, bạn phải luôn nỗ lực trau dồi kiến thức, cố gắng vững bước để chạm chân gần hơn với thành công nhé!
Trên thực tế, việc tạo dựng Personal Branding không quá khó. Điều bạn cần làm nâng cấp sự tự tin, lạc quan và sẵn sàng đối diện với mọi thử thách. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ Personal Branding là gì cũng như cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Tino Group trong những bài viết tiếp theo để không bỏ lỡ kiến thức hữu ích nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Tiêu chí của một Personal Branding chất lượng là gì?
Một Personal Branding chất lượng sẽ có:
- Mục tiêu cá nhân cụ thể.
- Thông điệp truyền tải giàu giá trị.
- Sự nhất quán trong hành động.
- Khả năng chia sẻ, truyền đạt giá trị cho người xem.
Cần rèn luyện kỹ năng nào để xây dựng Personal Branding?
Để xây dựng Personal Branding hiệu quả, bạn cần trau dồi kỹ năng:
- Giao tiếp, ứng xử.
- Phản hồi, bình luận.
- Quản lý thời gian cá nhân.
Đồng thời, bạn cũng cần dành thời gian trau dồi kiến thức chuyên môn, giữ tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực về bản thân.
Danh thiếp cá nhân có cần thiết không?
Đối với các Personal Branding, danh thiếp truyền thống đóng vai trò cũng rất quan trọng. Là một cá nhân hoạt động chuyên nghiệp, bạn hãy luôn mang theo danh thiếp bên mình.
Vì sao Personal Branding lại quan trọng?
Personal Branding là “chiếc chìa khoá” mang lại sự thành công cho sự nghiệp của bạn. “Chiếc chìa khóa” này mang đến cơ hội để bạn khẳng định điểm mạnh, niềm đam mê và phong cách khác biệt của bản thân so với người khác.