Doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn khi phát triển website do không có nhân sự phụ trách chuyên môn kỹ thuật? Vậy, Outsourcing cho một doanh nghiệp khác xây dựng website là điều bạn nên nghĩ đến. Outsourcing là gì? Và Outsourcing có những hình thức nào?
Outsourcing là gì?
Outsourcing hay thuê ngoài, là một hoạt động rất phổ biến trong khoảng thời gian gần đây. Khi một doanh nghiệp không đủ nguồn lực thiết bị, chuyên môn và con người, Outsourcing chính là một phương án tối ưu nhất để thực hiện công việc đó.
Ví dụ, bạn có một công ty chuyên về sản xuất giày, bạn sẽ có chuyên môn về việc tạo ra giày và kinh doanh giày. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra được các máy móc để sản xuất giày hay không? Không, vậy bạn sẽ phải thuê một đơn vị có chuyên môn về máy móc thiết kế cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn có máy móc thiết bị, bạn đã đi vào sản xuất kinh doanh, và bạn cần một website cho chiến dịch quảng bá, tiếp cận người dùng hiệu quả hơn. Doanh nghiệp của bạn có thể có một anh IT Support để sửa chữa đường mạng, máy tính, máy in. Tuy nhiên, xây dựng một website anh ấy chưa chắc thực hiện được. Và lần nữa, thuê ngoài những đơn vị có chuyên môn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực hơn.
Những lợi ích khi thực hiện Outsourcing
Tăng hiệu quả trong công việc
Doanh nghiệp của bạn sẽ không cần phải lo về việc xây dựng website nữa, doanh nghiệp của bạn chỉ cần tập trung chuyên môn sản xuất và bán giày. Khi tập trung vào được năng lực cốt lõi của đơn vị, sự phát triển sẽ tăng cao.
Tiết kiệm tối đa chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp
Doanh nghiệp của bạn chỉ cần một vài người biết vận hành và bảo trì cơ bản các thiết bị máy móc, website. Bạn sẽ không phải đầu tư các thiết bị để thực hiện tạo ra máy móc, bạn cũng sẽ không phải trả lương và chi phí quản lý cho những nhân viên đó.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Những sản phẩm Outsourcing thường được những đơn vị chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu thực hiện. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng của sản phẩm được tạo ra.
Tăng tốc vòng quay vốn
là một yếu tố sống còn với mỗi doanh nghiệp. Khi bạn thuê ngoài, sản phẩm sẽ được tạo ra nhanh hơn, việc còn lại bạn chỉ cần một vài người giữa mối giao tiếp với đơn vị Outsourcing, nhằm thúc đẩy tiến độ hoàn thành của họ. Doanh nghiệp có thể dành phần lớn nguồn lực để tập trung sản xuất kinh doanh, từ đó vòng vốn sẽ quay nhanh hơn, và doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Một ưu điểm khác rất đáng nhắc đến, Outsourcing không chỉ giới hạn trong những doanh nghiệp trong cùng khu vực hay quốc gia. Trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp của bạn có thể Outsourcing cho những đơn vị uy tín, chuyên nghiệp trên khắp thế giới.
Outsourcing tiềm ẩn những nguy cơ gì?
Tuy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng việc Outsourcing sẽ mang lại một số rủi ro rất đáng quan ngại như:
Rò rỉ thông tin
Khi Outsourcing, bạn sẽ hoàn toàn không nắm 100% thông tin, dữ liệu và nguồn nhân lực. Những yếu tố này phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị bạn đang thuê Outsourcing. Yếu tố này rất đáng quan ngại vì đưa thông tin cho một đơn vị không uy tín, sẽ dẫn đến thiệt hại không đáng có.
Cách khắc phục: hai bên cần phải xây dựng một bản hợp đồng rõ ràng, trong đó yêu cầu không được tiết lộ thông tin cho bất cứ đơn vị nào khác. Cũng như những yêu cầu khác, nhằm tránh việc hiểu sai lệch vấn đề, yêu cầu đặt ra.
Khó kiểm soát chất lượng
Nếu bạn đang thuê ngoài, bạn sẽ bị phụ thuộc vào đơn vị bạn thuê, vì thế bạn sẽ rất khó để đảm bảo rằng tiến độ công việc đang chạy tốt hay không, sản phẩm đầu ra có đúng như yêu cầu hay không.
Cách giải quyết: Bạn sẽ cần phải có một người thường xuyên thúc đẩy đơn vị được Outsourcing, đưa cho bạn các báo cáo tiến độ thực hiện, cũng như chọn lọc các đơn vị Outsourcing ngay từ đầu.
Các loại hình Outsourcing
Outsourcing theo dự án
Outsourcing theo dự án là hình thức phổ biến nhất. Ví dụ cụ thể: Bạn đang cần một website, bạn có thể liên hệ với các đơn vị bạn tìm được trên mạng, hoặc đơn vị bạn quen biết để xây dựng website cho bạn. Sau khi thực hiện xong, quyền quản lý sẽ thuộc về bạn. Tuỳ theo hợp đồng của bạn với bên xây dựng web, họ sẽ phải bảo hành cho bạn theo thời hạn bao lâu, hoặc thêm những yêu cầu nào khác.
Đặc điểm dễ nhận thấy là những dự án này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.
Outsourcing sản xuất
Bạn muốn bán giày, tuy nhiên bạn chỉ có duy nhất khả năng về thiết kế mẫu mã? Vậy, hình thức Outsourcing sản xuất sẽ vô cùng phù hợp với bạn.
Bạn có thể thấy ngay ví dụ cụ thể nhất đó chính là IPhone của Apple, Apple có sản xuất Iphone hay không? Không, họ chỉ đảm trách phần thiết kế, quảng bá và bán chúng. Đơn vị được họ thuê sản xuất là Foxconn tại Trung Quốc. Bạn sẽ thấy dòng chữ: “designed in California.” tức là họ thiết kế tại California, còn sản xuất, lắp ráp có thể từ Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc,…
Outsourcing công đoạn
Trong trường hợp bạn đã hoàn tất và sẵn sàng để đưa đơn hàng giày của bạn đi, bạn đang đau đầu vì không có đủ nguồn nhân lực, thiết bị và quản lý được quá trình vận chuyển? Vậy bạn có thể chọn ngay hình thức Outsourcing này. Việc này khá giống với hợp tác hơn, tuy nhiên, bạn sẽ không phải lo về việc vận chuyển đi như thế nào, vận chuyển bằng hình thức nào…
Mọi việc đều sẽ được bên bạn Outsourcing hỗ trợ. Đặc điểm bạn có thể thấy rõ, là bạn đang thực hiện một hợp đồng với đơn vị và họ sẽ cùng đội ngũ của bạn thực hiện công việc, theo hợp đồng hoặc theo đơn hàng.
Ví dụ như những đơn vị vận chuyển và các sàn thương mại điện tử vây.
Outsourcing với các đơn vị chuyên nghiệp
Trong trường hợp, doanh nghiệp của bạn giờ đây đã phát triển mở rộng lớn hơn, sở hữu sẵn nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, bạn đang phát triển thêm các sản phẩm và có kế hoạch phát triển ứng dụng để bán.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp của bạn gặp rất nhiều rắc rối trong lúc xây dựng. Giải pháp đưa ra là: bạn Outsourcing với một đơn vị chuyên nghiệp để tư vấn và giúp giải quyết những vấn đề đang gặp phải ví dụ như về: giao diện, code hoặc cơ sở dữ liệu… Việc Outsourcing các đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp của bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn, tiết kiệm hơn và không phải phân bổ quá nhiều nguồn lực cho ứng dụng nữa.
Qua bài viết, chắc bạn đã nắm rõ được Outsourcing là gì và những loại hình Outsourcing phổ biến nhất. TinoHost hi vọng bạn sẽ tìm được một đơn vị Outsourcing tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Chúc doanh nghiệp của bạn phát triển vững mạnh.
Những câu hỏi thường gặp về Outsourcing
Outsourcing khác gì với Freelancer?
Outsourcing thường sẽ là những tổ chức có tính chuyên nghiệp cao, bạn chỉ làm việc với duy nhất chủ quản của đơn vị và nhận về sản phẩm. Trong khi đó, đối với freelancer, bạn sẽ phải làm việc trực tiếp và đôi khi là quản lý họ.
Đơn vị nào Outsourcing xây dựng website chuyên nghiệp và uy tín?
Bạn có thể tham khảo bài viết Top 3 dịch vụ thiết kế website bán hàng tốt nhất TP HCM 2024.
Hoặc tham khảo ngay dịch vụ xây dựng website chuyên nghiệp có giá cả phải chăng của WEBICO.
Nên làm gì để tránh việc Outsourcing không hiệu quả?
Điều chắc chắn, bạn phải nắm rõ được năng lực hiện tại của doanh nghiệp bạn. Từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp và bạn phải giữ mối quan hệ giữa hai bên thật tốt, để tránh tình trạng xung đột lợi ích không mong muốn xảy ra.
Cách để tránh những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ khi Outsourcing?
Sở hữu trí tuệ đang là một chủ đề rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Để tránh được những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trước khi vào thực hiện công việc, hai bên cần phải thống nhất hợp đồng và các nội dung công việc. Hợp đồng chính là những bằng chứng thuyết phục để tố cáo những hành vi phá hoại hợp hay vô tình gây tổn thất.