Ngày nay để xây dựng một trang thương mại điện tử, các nhà phát triển web thường không còn sử dụng WordPress nữa. Thay vào đó, họ sẽ dùng Opencart – một mã nguồn mở với nhiều tính năng được nâng cấp rất thích hợp cho các website bán hàng trực tuyến. Vậy Opencart là gì? Opencart và WordPress – cái nào tốt hơn?
Opencart là gì?
Định nghĩa Opencart
Opencart là một loại CMS (content management system) có mã nguồn mở được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các website thương mại điện tử. Đây là một cấu trúc được tạo thành từ sự kết hợp giữa ngôn ngữ lập trình PHP và mô hình MVC.
Sau hơn 20 năm kể từ khi ra mắt, hệ thống của Opencart luôn được đánh giá hoàn hảo, cung cấp các giải pháp cùng nhiều tính năng chuyên dụng dành cho các kênh bán hàng trực tuyến.
Các tính năng nổi bật của Opencart
Được xem là một trong những mã nguồn mở nổi tiếng và được ưa chuộng nhất hiện nay, hãy cùng điểm qua những tính năng nổi bật nào đã giúp Opencart nhận được nhiều ưu ái như vậy nhé.
- Là một mã nguồn mở và miễn phí nên người dùng được phép thiết lập giao diện tùy thích qua sự hỗ trợ của Build Theme, đồng thời có thể tích hợp nhiều tính năng như coupon quà tặng, khuyến mãi,…
- Chức năng giỏ hàng sẽ giúp khách hàng có thể mua sắm nhiều sản phẩm cùng một lúc và hỗ trợ thanh toán thuận tiện hơn.
- Có khả năng kích cầu người tiêu dùng nhờ vào việc tạo ra các kho bán hàng trực tuyến
- Có thể thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ
- Tính năng tích điểm cho đối tượng là khách hàng thân thiết
- Hỗ trợ SEO bằng các thẻ meta, mô tả sản phẩm
- Hỗ trợ phân loại sản phẩm một cách rõ ràng
- Các doanh nghiệp có thể đưa thông tin của mình lên trang web bán hàng trực tuyến giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
- Với Opencart, bạn có thể sao lưu và phục hồi dữ liệu
- Có thể thống kê hoạt động kinh doanh hàng ngày
- Ngoài ra Opencart còn có các tính năng giúp lập trình viên viết module, code
Những ưu nhược điểm của Opencart
Mặc dù Opencart là một mã nguồn mạnh mẽ với những tính năng tuyệt vời dành cho web kinh doanh online, nhưng tùy vào nhu cầu sử dụng khác nhau mà nó vẫn có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cùng lướt qua những ưu nhược điểm dưới đây, bạn hãy cân nhắc xem có nên sử dụng Opencart hay không nhé.
Ưu điểm của Opencart
- Có khả năng cho phép quản lý đồng thời nhiều cửa hàng cùng một lúc
- Người dùng có thể thay đổi giao diện theo ý mình
- Rất dễ sử dụng với người dùng (chủ doanh nghiệp) và nhà phát triển web
- Cung cấp ứng dụng Affiliate marketing
- Có nhiều ngôn ngữ được hỗ trợ
- Cho phép sao lưu và khôi phục dữ liệu
- Hỗ trợ những tính năng cơ bản nhất của một website, đồng thời tích hợp thêm những tính năng chuyên dụng cho một kênh bán hàng trực tuyến
- Có cộng đồng sử dụng đông đảo, nguồn tài nguyên đa dạng từ internet, dễ dàng giải quyết các vấn đề mắc phải của nhà phát triển website.
Nhược điểm của Opencart
- Trong quá trình sử dụng VPMod rất hay xuất hiện tình trạng lỗi
- Các Module còn khá cứng nhắc, chưa có sự linh hoạt
- Chức năng còn nhiều thiếu sót và cần phải bổ sung thêm.
So sánh giữa Opencart và WordPress
Giống như Opencart, WordPress là một trong những CMS được dùng phố biến nhất bởi các webmaster trên toàn thế giới. Các bạn hãy cùng Tino Group so sánh Opencart và WordPress xem mã nguồn nào tốt hơn nhé.
Bài so sánh dựa trên thang điểm 5 qua 4 tiêu chí.
Cài đặt CMS
- Opencart: Tính năng cài đặt rất đơn giản, chỉ cần sau một vài bước thì đã có thể sở hữu 1 kênh bán hàng trực tuyến. Điểm 5/5
- WordPress: Quá trình cài đặt phức tạp hơn nhiều, bạn phải có Source Code WordPress và cài đặt thêm plugin WooCommerce. Điểm 4.5/
Quản lý cửa hàng trực tuyến
- Opencart: Đầy đủ chức năng hỗ trợ thống kê doanh thu, bán hàng, lập danh sách bán hàng, báo cáo marketing, giao diện thân thiện dễ sử dụng. Điểm 5/5
- WordPress: Đầy đủ các tính năng nhưng khó sử dụng hơn Opencart. Điểm 4.5/5
Thiết kế giao diện và các tính năng
- Opencart: Giao diện thân thiện người dùng, được thiết kế riêng cho các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên việc cài đặt module khó hơn so với WordPress. Điểm 4/5
- WordPress: Mặc dù giao diện đẹp nhưng lại khá ít mẫu. Cài đặt module dễ hơn Opencart. Điểm 4.5/5
Hỗ trợ cho Digital Marketing
- Opencart: Có hỗ trợ Adwords và SEO. Tuy nhiên, do CMS này còn khá mới và chưa được hỗ trợ đầy đủ nên khá khó khăn để Google kiểm duyệt. Điểm 4/5
- WordPress: Hỗ trợ Adwords và SEO tốt hơn. Lý do bởi CMS đã xuất hiện từ lâu và “kết thân” với Google nên dễ được Google duyệt hơn Opencart. Điểm 5/5
Hướng dẫn cài đặt Opencart để tạo trang thương mại điện tử.
Muốn cài đặt Opencart thì trước tiên máy tính bạn phải có phần mềm Xampp. Nếu như chưa Xampp, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt trên Google.
Nếu đã có Xampp thì bắt đầu lấy mã nguồn Opencart theo đường link này
Sau đó đến phần cài đặt Opencart:
Bước 1: Tạo database: Truy cập http://localhost/phpmyadmin -> Chọn Database -> Tên Database -> Create. Đến đây, bạn có thể tạo database của mình và tải source về máy.
Bước 2: Bắt đầu giải nén source đã tải về -> copy vào thư mục có đường dẫn C:/xampp/htdocs/ mà bạn tạo ở bước 1.
Bước 3: Vào trình duyệt -> gõ http://localhost/tên thư mục đã tạo ở bước 1 -> Click Continue
Trong trường hợp xuất hiện lỗi, bạn có thể vào mục Admin để đổi tên tập tin (tên tập tin chỉ gồm ký tự chữ và dấu “.” )
Bước 4: Nếu không lỗi, một bảng sẽ hiện lên trên màn hình giao diện, bạn điền đầy đủ thông tin mà bảng yêu cầu rồi chọn Continue là hoàn tất việc cài đặt.
Như vậy là đã hoàn thành quá trình cài đặt Opencart. Chúc các bạn thành công nhé.
Sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời, Opencart là một trong các CMS hoàn hảo nhất cho các trang web bán hàng, thương mại điện tử. Bạn có thể ứng dụng để lập trình web cho các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn, thậm chí là những cửa hàng, shop, siêu thị, trung tâm thương mại,…nhỏ lẻ phát triển bán hàng trực tuyến. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về Opencart, đồng thời vận dụng tốt những tính năng mà công cụ này mang lại nhé!
FAQs về Opencart
Chi phí khi tạo web bán hàng bằng Opencart có mắc hay rẻ hơn so với mã nguồn khác?
Thực tế chi phí để tạo một trang web bán hàng mắc hay rẻ còn phụ thuộc vào rất nhiều thứ liên quan đến nó.
Tên miền, hosting và giao diện mới là những chi phí chính cho thiết kế web.
Có phải web bán hàng nào cũng dùng Opencart?
Chưa chắc. Opencart và WordPress đều có những thế mạnh riêng, tùy thuộc vào nhu cầu
- Nếu bạn là một nhà kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ cần đưa sản phẩm lên và bán thì nên dùng Opencart vì mã nguồn này chuyên dụng hơn cho các kênh bán hàng online.
- Nhưng nếu bạn không chỉ bán hàng mà còn có cả tin tức, bài viết thì nên dùng WordPress để được hỗ trợ Adwords và SEO tốt hơn
Cài đặt web bán hàng Opencart tốn nhiều thời gian không?
Việc tạo web bán hàng bằng Opencart khá đơn giản nên sẽ không tốn nhiều thời gian. Nếu bạn có kiến thức về IT thì khoảng 1h là xong
Tại sao web dùng Opencart sau một thời gian lại bị chậm
Đối với các trang web bán hàng, việc web bị chậm sau một thời gian là điều rất bình thường. Nguyên nhân là do số lượng của sản phẩm tăng lên ngày càng nhiều, chiếm nhiều dung lượng trên hosting.