Nếu bạn là tín đồ ưa chuộng mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với thương hiệu OEM. Dù phổ biến nhưng có thể bạn chưa hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này. Vậy OEM là gì? Kinh doanh mô hình OEM có những ưu điểm gì nổi bật? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan cũng như chi tiết nhất về OEM nhé!
Giới thiệu về OEM
OEM là gì?
OEM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Original Equipment Manufacturer”, tạm dịch: nhà sản xuất thiết bị gốc. Thuật ngữ OEM thường dùng để chỉ những công ty, doanh nghiệp, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất đã được đặt trước. Quy trình này tuân theo bản vẽ thiết kế, thông số kỹ thuật cụ thể. Sau đó, bán sản phẩm này cho công ty khác. Đồng thời, những sản phẩm đưa ra thị trường đều được gắn mác dưới tên thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm ( còn gọi là OEM Brand)
Hàng OEM được xem là linh kiện nào đó được nhà sản xuất chế tạo ra trong một sản phẩm chung. Tiếp đó, họ sẽ phân phối chúng đến nhà sản xuất phụ kiện tiếp theo của sản phẩm. Và số hàng phân phối sẽ được mang thương hiệu từ nhà sản xuất chứ không phải thương hiệu của nhà sản xuất đầu tiên.
Ưu và nhược điểm của OEM
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí: Mô hình OEM không yêu cầu cao về chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, xưởng sản xuất. Do đó, giá sản phẩm, hàng hóa OEM mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường sẽ thấp hơn những mặt hàng còn lại.
- Tiếp cận công nghệ tiên tiến: OEM mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận với những kiến thức công nghệ tiên tiến, những nền tảng trí thức mới từ các công ty sản xuất thiết bị gốc đang nắm giữ và phát triển. Do đó, khi quyết định hợp tác với mô hình kinh doanh OEM, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm uy tín, chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro không đáng có.
- Cơ hội sáng tạo cao: Doanh nghiệp có thể triển khai thêm nhiều ý tưởng kinh doanh đa dạng. Hơn nữa, việc đưa sản phẩm mới vào thử nghiệm, thăm dò và thâm nhập thị trường trở nên dễ dàng, nhanh chóng.
Nhược điểm
- Khi sử dụng các sản phẩm quảng cáo gắn mác thương hiệu nổi tiếng sẽ khiến khách hàng của bạn băn khoăn, nhầm tưởng sản phẩm mang đúng chất lượng và uy tín của thương hiệu đó.
- Việc doanh nghiệp thuê công ty sản xuất và thiết kế gặp nhiều rủi ro: không có hợp đồng quy định rõ ràng, phía sản xuất không làm đúng những cam kết trong hợp đồng khiến bên còn lại phải gánh chịu hậu quả. Mặc khác, khách hàng khi phát hiện mình bị lừa sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp.
Đánh giá về OEM
Sử dụng hàng OEM, nên hay không?
Như đã đề cập ở phần trên, hàng OEM được sản xuất từ các nhà máy nhưng không có thương hiệu rõ ràng mà chỉ được gắn mác OEM. Do vậy, giá thành của OEM thấp hơn so với hàng chính hãng. Việc lựa chọn mua sắm và sử dụng hàng OEM được khẳng định là hoàn toàn hợp pháp và an toàn. Tuy nhiên, bạn cần nhận thức và xác định rõ những rủi ro kèm theo khi sử dụng các loại sản phẩm này.
Mua hàng OEM giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền kha khá nhưng khi gặp bất kỳ trục trặc nào cần xử lý thì bạn sẽ nhận thấy sự thật rằng mình không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ đơn vị cung cấp. Điều này có thể được xử lý ổn thỏa nếu bạn rành về kỹ thuật công nghệ. Còn nếu không phải, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mua hàng OEM.
Đôi khi, bạn có thể tiết kiệm một số tiền nhỏ khi sử dụng hàng OEM. Nhưng có thể bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, việc bỏ tiền ra mua các linh kiện còn thiếu để hỗ trợ sử dụng sản phẩm cũng tương đương với số tiền mà bạn tiết kiệm được. Do đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ, dự tính những trường hợp rủi ro trước khi đưa ra quyết định sử dụng.
OEM và hoạt động kinh doanh truyền thống có gì khác nhau?
Đi sâu vào tìm hiểu OEM, bạn dễ dàng nhận ra những khác biệt đáng kể giữa hình thức kinh doanh truyền thống với OEM.
Khâu sản xuất
OEM hoạt động theo phương thức khá hay: có thể bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí đầu tư và mang đến cho OEM những lợi ích vượt trội.
Ngược lại, phương thức kinh doanh truyền thống khá lạc hậu, rập khuôn và có phần bảo thủ, rườm rà nhiều công đoạn.
Giai đoạn triển khai ý tưởng và thử nghiệm sản phẩm
Đối với OEM, việc triển khai ý tưởng kinh doanh và thử nghiệm cùng lúc nhiều sản phẩm giúp nhà sản xuất có thể tham nhập, khai thác thị trường nhanh chóng và hiệu quả. Các mặt hàng từ đó trở nên đa dạng, mới mẻ. Bên cạnh đó, công ty sản xuất có thể tiếp cận nhiều thành quả nghiên cứu, tránh xảy ra tình trạng sao chép, ăn cắp các linh kiện hay công nghệ.
Trong khi đó, với hoạt động kinh doanh truyền thống, việc tiếp thị sản phẩm khá tốn kém mà hiệu quả không cao, sản phẩm còn đơn điệu.
Bật mí 5 bước biến ý tưởng kinh doanh theo mô hình OEM đạt hiệu quả
Bước 1: Xây dựng chiến lược bài bản từ ý tưởng đến định hướng kinh doanh
Tương tự như các hình thức kinh doanh khác, thực hiện sản xuất về OEM đòi hỏi bạn phải nắm rõ và lên ý tưởng, triển khai các vấn đề mà mình đã xây dựng. Từ nền tảng đó, bạn xây dựng được sản phẩm và cách thức cho việc sản xuất sẽ tiến hành như thế nào. Trong mô hình sản xuất hàng OEM, bước này được đánh giá là rất quan trọng. Bước này được đánh giá như bàn đạp quyết định doanh nghiệp có thể tiến xa và thành công hay không.
Vì mô hình OEM không trực tiếp làm ra sản phẩm nên các doanh nghiệp thường không quá để tâm đến các tiêu chí về năng lực sản xuất, giá bán hay nhà xưởng sản xuất. Điều quan trọng cần phải nắm chính là công nghệ sản xuất sản phẩm và am hiểu quy trình làm việc. Chỉ khi bạn hiểu rõ về thương hiệu, sản phẩm thì mới tạo được niềm tin, sự uy tín đến khách hàng.
Bước 2: Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu
Xây dựng thương hiệu luôn cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh nào. Và điều này càng cần thiết hơn đối với doanh nghiệp theo mô hình OEM. Xây dựng thương hiệu tốt sẽ giúp bạn tạo dựng một thị trường rộng mở, an toàn, hấp dẫn cho sản phẩm.
Vì lý do thuê ngoài sản xuất của mô hình OEM, không có chiến lược quảng bá phù hợp thì số lượng người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận và biết đến sản phẩm của bạn. Do đó, doanh nghiệp nên đầu tư chính sách về quảng bá thương hiệu cũng như tiêu chí, chiến lược thu hút khách hàng, phát triển sản phẩm theo đúng quy trình đã đặt ra.
Bước 3: Tìm hiểu và lựa chọn nhà cung ứng uy tín
Có thể hiểu rằng, nhà cung ứng hàng hóa uy tín luôn là đầu mối quan trọng để doanh nghiệp có thể sản xuất những đơn đặt hàng của họ thật chất lượng.
Do đó, nếu áp dụng mô hình OEM, doanh nghiệp cần lựa chọn những nhà sản xuất chuyên nghiệp, đáng tin cậy và phù hợp với ý tưởng kinh doanh. Có thể như thế, bạn mới đảm bảo sản phẩm sau khi ra đời sẽ chất lượng và tối ưu nhất. Ngoài ra, bạn hãy tổ chức các đại lý, đơn vị phân phối hàng hóa nhanh chóng để đảm bảo số lượng hàng được tiêu thụ rộng rãi, phổ biến và đến gần hơn với người tiêu dùng.
Bước 4: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
Xây dựng hệ thống quản lý sẽ đảm bảo sản phẩm luôn được kiểm soát tốt về chất lượng, kịp thời xử lý những rủi ro bất ngờ xảy đến. Khâu này sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp, uy tín của thương hiệu. Bộ phận kiểm tra giám sát cần thực hiện đều đặn, định kỳ và có tập trung để đảm bảo sản phẩm luôn tốt nhất khi trao đến tay khách hàng.
Bước 5: Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm khoa học, phù hợp
Để xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát thị trường và thấu hiểu tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng. Đây được xem như “xương sống” của toàn bộ chiến dịch. Hệ thống các đại lý, đơn vị phân phối hàng hóa được đẩy mạnh nhanh chóng sẽ đảm bảo số lượng hàng được tiêu thụ rộng rãi, phổ biến và đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhờ đó, lợi nhuận của doanh nghiệp được tối ưu hóa, phát triển vượt trội
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về OEM. Chắc hẳn bạn đã hiểu mô hình kinh doanh OEM là gì rồi phải không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với hình thức kinh doanh và mua sắm hàng OEM nhé!
FAQs về OEM
OEM là thương hiệu của nước nào?
OEM không phải là thương hiệu của bất kỳ nước nào cụ thể. Ở đây, OEM chính là cách thức kinh doanh từ một công ty chuyên sản xuất “hộ” sẽ sản xuất sản phẩm cho các công ty khác. Để tìm hiểu xem hàng OEM đến từ nước nào, bạn phải biết công ty OEM sản xuất ra nó đến từ đâu.
Hàng OEM có phải là hàng kém chất lượng không?
Hàng OEM là hàng tốt nhưng các bộ phận máy móc được nhập khẩu riêng từ nhà máy sản xuất chính hãng theo từng bộ phận đơn lẻ. Sau đó, chúng được đưa đến công ty đặt hàng lắp ráp tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Do vậy, chất lượng của sản phẩm tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào công ty sản xuất, cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp kinh doanh mô hình OEM, bạn cần lựa chọn thật kỹ nhà sản xuất. Còn nếu là người sử dụng, sử dụng hàng OEM không phải là không tốt nhưng bạn cần nhận thức rõ những rủi ro có thể xảy đến.
Để tham gia OEM, cần đảm bảo yêu cầu gì?
Để trở thành đối tác của công ty sản xuất sản phẩm hàng hóa OEM, doanh nghiệp cần đảm bảo 2 yếu tố sau:
- Đảm bảo việc cập nhật và báo trước số lượng, yêu cầu chất lượng sản phẩm cụ thể thông qua hợp đồng sản xuất và đơn đặt hàng.
- Công ty đặt hàng sản xuất không được phép tự ý bán hàng hóa OEM ra thị trường dưới dạng sản phẩm riêng lẻ theo kiểu bán từng loại linh kiện rời rạc.
OEM và ODM khác nhau như thế nào?
- OEM thường dùng để chỉ các công ty thực hiện sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước từ công ty khác. Công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế
- ODM thường dùng để chỉ các công ty đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng sản phẩm theo yêu cầu. Công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thật sự. Và công ty chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần chứ không tham gia sản xuất trực tiếp.