Ổ cứng là một thành phần rất quan trọng đối với máy tính. Đây là nơi chứa toàn bộ dữ liệu người dùng, đồng thời quyết định tốc độ xử lý của thiết bị, tính bảo mật của dữ liệu, điện năng tiêu thụ và nhiệt độ của CPU. Có 2 loại ổ cứng phổ biến cho máy tính là HDD và SSD. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể ổ cứng HDD là gì cũng như các loại HDD phổ biến hiện nay nhé!
Tổng quan về ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD là gì?
HDD là viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive, tạm dịch: Ổ đĩa cứng. Đây là một thiết bị lưu trữ dữ liệu Non-volatile (lưu trữ điện tĩnh hay bất biến) có bề mặt đĩa tròn. Tấm đĩa tròn này được phủ từ tính có khả năng quét dữ liệu từ đĩa thông qua bộ phận đọc ghi ở tấm đĩa khi quay. Tất cả các máy tính đều cần thiết bị lưu trữ và HDD là loại truyền thống nhất.
Thuật ngữ Non-volatile đề cập đến các thiết bị lưu trữ có khả năng duy trì dữ liệu khi hệ thống không hoạt động.
HDD thường được cài đặt bên trong PC, laptop, thiết bị di động, thiết bị điện tử tiêu dùng và mảng lưu trữ doanh nghiệp trong Data Center. Chúng có thể lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và các tệp khác bằng đĩa từ.
HDD quan trọng như thế nào với máy tính?
Các thiết bị lưu trữ như HDD rất cần thiết để cài đặt hệ điều hành, chương trình cũng như để lưu tài liệu trên thiết bị máy tính. Nếu không có HDD, người dùng máy tính sẽ không thể lưu trữ chương trình hoặc tài liệu vào máy tính của họ. Đây là lý do mỗi máy tính cần ít nhất một thiết bị lưu trữ để giữ dữ liệu vĩnh viễn.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ổ cứng HDD
Cấu tạo của HDD
Một ổ đĩa cứng HDD bao gồm các thành phần:
- Phần đầu đọc: gồm đầu đọc/ ghi dữ liệu và một cần di chuyển đầu đọc
- Phần cụm đĩa: gồm trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động của đĩa từ cùng với động cơ đồng trục được gắn với trục quay và các đĩa.
- Phần mạch điện: Gồm đầu kết nối, đầu cắm nguồn, mạch điều khiển, mạch xử lý dữ liệu, bộ nhớ đệm lưu trữ tạm thời dữ liệu và chân Jumper
- Vỏ đĩa cứng: Gồm phần đế chứa các linh kiện và phần nắp đậy bảo vệ linh kiện.
- Đĩa từ: Đây là một đĩa tròn làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được gắn bên trong ổ đĩa cứng. Một số đĩa còn được gắn trên một động cơ trục chính (spindle motor) để tạo thêm nhiều bề mặt lưu trữ dữ liệu trong một không gian nhỏ hơn.
Cách hoạt động của ổ cứng HDD
Hoạt động của ổ cứng HDD không quá phức tạp, đơn giản là dựa trên cơ chế chuyển động quay của đĩa từ và đầu đọc. Đĩa từ sẽ chuyển động quanh một động cơ quay. Động cơ quay với tốc độ lên đến 15.000 vòng mỗi phút. Khi các đĩa quay, một động cơ thứ hai kết hợp với những bo mạch chủ điều khiển để đọc/ghi dữ liệu, giải mã thông tin…
Các thao tác của bạn trên máy tính nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào bộ phận này.
Dung lượng lưu trữ và các thông số kỹ thuật của ổ cứng HDD
Các thông số kỹ thuật trên ổ cứng HDD
- Disk Capacity: Dung lượng của ổ cứng HDD tính theo đơn vị: byte, Kb, MB, GB, TB.
- Average Seek Time: Thời gian tìm kiếm dữ liệu trung bình của HDD khi đầu đọc di chuyển từ một Cylinder này đến một Cylinder ngẫu nhiên khác.
- Random Access Time: Đây là thời gian truy cập dữ liệu ngẫu nhiên của HDD. Thông số này sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng và hệ thống.
- Data access time: Đây là thời gian truy cập dữ liệu của ổ cứng, được tính bằng tổng của Average Seek time và Random Access Time.
- MTBF (Mean Time Between Failures): Đây là thời gian làm việc tin cậy của HDD hay còn gọi là tuổi thọ của ổ cứng (tính bằng giờ). Với ổ cứng hoạt động ở tốc độ 15.000 rpm, MTBF có thể lên đến 1,4 triệu giờ.
Dung lượng lưu trữ của ổ cứng HDD
- 16GB, 32GB và 64GB: Đây là những mức thấp nhất cho không gian lưu trữ HDD và thường được tìm thấy trong các thiết bị cũ.
- 120GB và 256GB: Mức dung lượng này thường xuất hiện ở các HDD dành cho laptop.
- 500GB, 1TB và 2TB: HDD có dung lượng lưu trữ khoảng 500 GB trở lên thường được coi là mức khá. Người dùng hầu như có thể lưu trữ tất cả nhạc, ảnh, video và các tệp khác với dung lượng này. Nếu tựa game chiếm nhiều dung lượng, bạn nên tìm ổ cứng HDD dung lượng từ 1TB đến 2TB là phù hợp.
- Hơn 2 TB: Các HDD 2TB trở lên đều phù hợp cho người dùng làm việc với các tệp có độ phân giải cao, những người dùng cần lưu trữ một lượng lớn dữ liệu hoặc muốn sử dụng không gian đó để sao lưu và dự phòng.
Hiện tại, ổ cứng HDD có dung lượng cao nhất là 20TB. Tuy nhiên, một ổ cứng HDD thường có ít dung lượng hơn so với mức giới thiệu do hệ điều hành, cấu trúc hệ thống tệp và một số thủ tục dự phòng dữ liệu sẽ sử dụng một phần không gian đó.
Phân loại ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD còn được chia thành 2 loại:
- HDD Internal: Có giá thấp hơn HDD External, tốc độ đọc/ghi khoảng 530 MB/s. Kích thước của ổ cứng là 3,5 inch và dung lượng 4TB.
- HDD External: Có kích thước bé hơn HDD Internal, được cung cấp năng lượng thông qua USB hoặc Thunderbolt với dung lượng tối đa là 2TB. Tuy nhiên, hiện nay đã có loại Backup Plus Desktop với dung lượng lên tới 5 TB.
Ưu điểm và hạn chế của HDD
Ưu điểm
- Một số loại có dung lượng rất lớn lên đến hơn 20TB giúp người dùng thỏa sức lựa chọn.
- Chi phí thấp nên thường sử dụng trên các máy tính có nhu cầu lưu trữ cơ bản.
Hạn chế
- Tốc độ truy xuất thấp và phụ thuộc phần vào tốc độ quay của đĩa.
- Gây ồn và tỏa nhiệt cao khi máy tính hoạt động trong thời gian dài.
- Dễ bị sốc trong quá trình sử dụng, có thể làm hỏng ổ cứng và gây mất dữ liệu.
Tóm lại, ổ cứng HDD phù hợp cho những ai có nhu cầu lưu trữ liệu cơ bản và không chơi các game nặng. Trên đây là một số thông tin cơ bản về ổ cứng HDD. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về máy tính để lựa chọn mua một sản phẩm phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp
Đơn vị đo tốc độ HDD là gì?
Hai mức tốc độ thường thấy trên HDD là 5400RPM và 7200RPM. RPM là viết tắt của Revolutions Per Minute, tạm dịch: Số vòng quay trên 1 phút. Với tốc độ quay 54000RPM, bạn có thể hiểu là phần đĩa trên ổ cứng có tốc độ quay 5400 vòng/phút. Tốc độ quay càng cao đồng nghĩa tốc độ đọc/ghi của ổ cứng càng cao.
Hiện nay, ổ cứng 5400RPM không còn phổ biến nữa ổ cứng có 7200RPM để cải thiện tốc độ đọc/ghi.
Nên chọn ổ cứng HDD hay SSD?
Mỗi loại ổ cứng sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng. Chọn loại ổ cứng nào cho máy tính sẽ phụ thuộc vào nhu cầu lưu trữ của bạn.
Bạn có thể tham khảo bài viết So sánh ổ cứng SSD và ổ cứng HDD để biết thêm thông tin.
Mua ổ cứng HDD ở đâu?
Có rất nhiều nơi để bạn mua ổ cứng HDD như Thế giới di động, Phong Vũ, FPT,… Đây đều là những nhà cung cấp uy tín. Ngoài ra, bạn có thể mua ở tại những nhà cung cấp chuyên nghiệp như GearVN, XGear hay MemoryZone,…
Nếu bạn thích mức giá thấp, chợ Nhật Tảo (TPHCM) hay các sàn thương mại điện tử cũng là những địa điểm để mua HDD.
Có những hãng sản xuất HDD phổ biến nào?
Các hãng sản xuất HDD phổ biến trên thị trường hiện nay như: Western Digital (WD), Seagate,Hitachi, Toshiba, Dell, Kiwivision, Sony,…