Viết đơn xin nghỉ việc là bước cuối cùng trước khi bạn chính thức chấm dứt hợp động làm việc tại một đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. Dù không tiếp tục đồng hành gắn bó cùng doanh nghiệp, bạn cũng nên giữ thái độ chuyên nghiệp, lịch sự thông qua lá đơn xin nghỉ việc. Hãy cùng Tino Group tổng hợp những lá đơn xin nghỉ việc hay và chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về đơn xin nghỉ việc
Đơn xin nghỉ việc là gì?
Đơn xin nghỉ việc là một loại giấy tờ có hiệu lực và sở hữu giá trị pháp lý. Loại giấy tờ này đảm bảo các yếu tố hiện hành về yêu cầu thôi việc của một cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp cụ thể.
Đơn xin nghỉ việc còn là quyền lợi của mỗi nhân viên. Loại văn bản này giúp nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh sự vắng mặt của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thôi việc hoàn toàn.
Thông qua các mẫu đơn xin nghỉ việc, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ chuyên nghiệp, sự tín nhiệm và trách nhiệm của bạn dành cho vị trí mình từng đảm nhiệm. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng giúp quá trình nghỉ việc trở nên suôn sẻ và có tính chuẩn mực hơm. Thế nên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh và lý do nào, bạn cũng cần chuẩn bị một lá đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp.
Nội dung cần có trong đơn xin nghỉ việc
Đơn xin nghỉ việc là một trong những yếu tố không thể thiếu khi bạn muốn thôi việc tại doanh nghiệp hay bất kỳ đơn vị nào. Vì vậy, khi viết đơn xin nghỉ việc, bạn cũng cần tuân theo đúng các quy chuẩn chung. Để viết một lá đơn xin nghỉ việc hoàn chỉnh, bạn phải đảm bảo đầy đủ những nội dung chính sau:
- Mục khai báo thông tin cá nhân: Người viết đơn ghi rõ họ & tên, chức vụ và cả địa chỉ làm việc của mình.
- Mục lý do xin nghỉ việc: Đây được xem là mục quan trọng nhất của đơn xin nghỉ việc. Đối với mục lý do, bạn cần trình bày một cách cụ thể, rõ ràng và tránh dông dài. Người nhận đơn sẽ dựa trên lý do xin nghỉ để đưa ra quyết định phê duyệt đơn hay không.
- Mục thời gian nghỉ việc: Người viết đơn cần ghi cụ thể thời gian nghỉ việc để phía công ty có thể sắp xếp và đào tạo người mới thay thế cho vị trí phù hợp.
- Mục nội dung công việc cần bàn giao: Người viết cần ghi cụ thể những công việc sẽ bàn giao lại cho người thay thế đảm nhiệm vị trí của mình sau này.
Bí quyết viết đơn thôi việc hay và chuyên nghiệp
Trên thực tế, một số doanh nghiệp sẽ cung cấp sẵn các mẫu đơn xin nghỉ việc cho nhân viên nếu họ có mong muốn đó. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đều yêu cầu nhân viên của mình phải tự soạn thảo đơn xin nghỉ việc. Thế nên, bạn cần trang bị những kỹ năng cần thiết khi viết đơn xin nghỉ việc sao cho chuyên nghiệp và dễ thuyết phục nhất.
Viết tay đơn xin việc
Thay vì sử dụng các mẫu có sẵn hoặc đánh máy, bạn có thể viết tay đơn xin nghỉ việc. Đây là cách giúp bạn bày tỏ được tình cảm của mình đối với công việc và doanh nghiệp. Ngoài ra, viết đơn xin nghỉ việc bằng tay còn thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như mức độ chuyên nghiệp của bạn.
So với các mẫu đơn được gửi bằng Email, viết tay đơn xin việc được xem trọng hơn rất nhiều. Tất nhiên, dù viết tay nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đơn xin nghỉ việc của mình tuân thủ đúng quy tắc chung.
Xác định lý do nghỉ việc rõ ràng
Để viết một lá đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp, bạn cần xác định lý do từ chức của mình một cách rõ ràng. Nếu lý do quá mơ hồ, không rõ ràng có thể khiến cho cấp trên hiểu lầm và có cái nhìn không tốt về bạn. Đây còn là một trong những lý do dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt đơn xin nghỉ việc của bạn.
Đưa ra thời gian nghỉ việc hợp lý
Tốt nhất bạn nên thông báo và gửi đơn xin nghỉ việc trước ít nhất 1 tháng so với thời điểm mình rời đi. Vì khi thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp cần thời gian để bổ sung và đào tạo người mới thay thế vị trí của bạn. Bên cạnh đó, nếu nắm giữ công việc chủ chốt, bạn cũng cần nhiều thời gian để bàn giao lại. Đưa ra thời gian nghỉ việc hợp lý thể hiện bạn là người có trách nhiệm với doanh nghiệp, với công việc của mình.
Thể hiện mong muốn hỗ trợ nếu doanh nghiệp cần
Trên thực tế, nghỉ việc không đồng nghĩa bạn sẽ cắt toàn bộ liên lạc với cấp trên và đồng nghiệp trong công ty. Vì vậy, bạn có thể đưa ra mong muốn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lúc họ cần, nhất là khi mình đang đảm nhiệm vị trí quan trọng.
Nếu được, bạn hãy tích cực đào tạo nhân viên mới. Việc này không chỉ giúp bạn lấy thiện cảm mà còn giữ được mối quan hệ tốt với cấp trên, doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế phức tạp như hiện nay, việc tạo thêm những mối quan hệ tốt đẹp chính là cách bạn mở ra cơ hội cho chính mình.
Gửi lời cảm ơn chân thành
Ở cuối đơn xin việc, bạn đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành đến người quản lý của mình và doanh nghiệp. Trong suốt quá trình làm việc, cấp trên đã dành thời gian đào tạo và hỗ trợ bạn. Vì vậy, một lời cảm ơn chính là phép lịch sự tối thiểu bạn chắc chắn phải làm. Đồng thời, đây còn là cách giúp bạn giảm thiểu những thái độ tiêu cực mà mình có thể gặp phải khi nghỉ việc.
Gợi ý một số lý do xin nghỉ việc hợp lý
Các lý do xin nghỉ việc có thể sử dụng
Việc gia đình
Thông thường, những lý do xin nghỉ việc liên quan đến gia đình sẽ dễ được chấp thuận hơn. Bởi khi ấy cấp trên sẽ khó từ chối quyết định xin nghỉ việc của bạn dù có phần đột xuất. Một số lý do nghỉ việc liên quan đến gia đình như:
- Gia đình chuyển nơi sinh sống, khó khăn trong việc di chuyển và có thể ảnh hưởng đến công việc.
- Người thân trong gia đình cần người chăm sóc do bệnh tật, lớn tuổi hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
- Có ý định lập gia đình hoặc sinh con trong thời gian tới.
Thay đổi định hướng nghề nghiệp
Một lý do xin nghỉ việc thường gặp là bạn có mong muốn thay đổi định hướng nghề nghiệp, tương lai của mình. Bạn có thể đưa ra lý do muốn phát triển bản thân trong một lĩnh vực mới. Đây là một trong những lý do hợp lý khiến ban lãnh đạo khó lòng từ chối ý định nghỉ việc của bạn.
Không phù hợp với môi trường công ty
Cảm thấy không hòa hợp với môi trường và văn hóa công ty cũng là lý do hợp lý bạn có thể sử dụng khi muốn nghỉ việc. Đối với lý do này, chắc chắn công ty cũng sẽ không gây khó dễ cho bạn.
Nếu nhân sự không thích nghi với môi trường làm việc, chất lượng và hiệu suất công việc có thể bị ảnh hưởng. Đồng thời, bất kỳ công ty nào cũng mong muốn tìm được ứng viên phù hợp và đồng điệu với văn hóa, chuẩn mực của công ty.
Các lý do nghỉ việc nên tránh sử dụng
Dù cảm thấy bất mãn hoặc gặp những vấn đề khó khăn khiến bạn muốn nghỉ việc, bạn vẫn phải giữ sự tế nhị của mình khi viết đơn. Tốt nhất, bạn không nên xin nghỉ với những lý do khiến ban lãnh đạo cảm thấy khó chịu như:
- Mức lương chưa phù hợp với khối lượng công việc.
- Khối lượng công việc lớn, khó khăn, phức tạp so với năng lực của mình.
- Không đồng tình với quan điểm của đồng nghiệp hoặc cấp trên.
Đây là các lý do tuyệt đối không nên sử dụng vì có thể khiến phía công ty đánh giá không tốt về bạn. Lựa chọn một lý do tích cực và sử dụng câu từ lịch sự, nhẹ nhàng khi viết đơn xin nghỉ việc biểu hiện bạn là một nhân sự thông minh, tinh tế.
Tổng hợp những lá đơn xin nghỉ việc hay và chuyên nghiệp
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Khi cảm thấy không phù hợp và muốn gắn bó với một tổ chức, doanh nghiệp, nghỉ việc là điều tất yếu. Tuy nhiên, khi viết đơn nghỉ việc, bạn cũng không thể qua loa, thiếu chuyên nghiệp. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã biết cách viết đơn xin nghỉ việc chuẩn và không gây mất thiện cảm với doanh nghiệp. Hãy theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Viết đơn xin nghỉ việc có bắt buộc không?
Theo Điều 35 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước khi hết hợp đồng. Đồng thời, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức báo trước nên người lao động có thể báo nghỉ việc bằng lời, gửi email, viết đơn,…, đến người sử dụng lao động. Vì vậy, người lao động không bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ việc.
Nghỉ việc khi đang thử việc có cần viết đơn không?
Người lao động không bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, người lao động vẫn phải thông báo cho doanh nghiệp trước khi nghỉ.
Phải làm sao khi doanh nghiệp không xét duyệt đơn xin nghỉ việc?
Người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không cần đơn vị sử dụng lao động đồng ý. Tuy nhiên, người lao động vẫn phải thực hiện thủ tục báo trước cho đơn vị sử dụng lao động. Nếu đã thực hiện đúng quy định nhưng đơn vị lao động vẫn không đồng ý phê duyệt đơn nghỉ việc, cố ý giữ giấy tờ hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền tố cáo sai phạm của doanh nghiệp.
Không viết đơn nghỉ việc có được chốt bảo hiểm xã hội không?
Câu trả lời là “Có!”. Ngay khi hợp đồng lao động chấm dứt, đơn vị sử dụng lao động bắt buộc phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ngay cả khi không viết đơn xin nghỉ việc, người lao động vẫn được chốt sổ bảo hiểm xã hội và xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.