Có rất nhiều nguyên nhân khiến website WordPress chạy chậm: có thể do host, có thể do virus và những lý do khách quan, chủ quan khác. Trong bài viết này, Tino Group sẽ nói về những nguyên nhân và cách khắc phục lỗi website WordPress chạy chậm bất thường phổ biến nhất nhé!
Nguyên nhân khách quan
Hosting – nguyên nhân chính làm website chạy chậm
Nguyên nhân
Hosting có chất lượng kém, cấu hình thấp, không được tối ưu tốt (nhà cung cấp hosting thiếu kinh nghiệm), thời gian downtime nhiều, quá tải (do có quá nhiều người dùng trên 1 server)… là những nguyên nhân chính có thể khiến hosting của bạn bị chậm.
Đồng thời, một nguyên nhân khác là hosting sắp hết dung lượng. Theo thống kê, để có thể hoạt động tốt mốt web, trung bình hosting cần phải rộng hơn 10% . Trong quá trình chạy web, có thể website hoặc hosting đã dùng một phần dữ liệu của bạn để làm bộ nhớ đệm. Điều này dẫn đến việc dung lượng hosting chưa hết những website chạy chậm rõ rệt!
Giải pháp
Cách tốt nhất là nâng gói host/mua thêm dung lượng hoặc chuyển host ra chỗ rộng hơn, càng rộng càng tốt !
Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nhà cung cấp hosting cho website của mình.
Do mạng (network) và vị trí địa lý
Nguyên nhân
Tốc độ truy cập bị ảnh hưởng bởi khoảng cách giữa server host và người dùng.
Ví dụ: host đặt ở Mỹ, trong khi phần lớn lưu lượng truy cập đến từ Việt Nam, tốc độ load chậm là điều dễ hiểu, thậm chí không tránh được những dịp “đứt cáp quang quốc tế”.
Giải pháp
Vì vậy, khi chọn mua máy chủ, bạn phải xác định được nguồn truy cập blog/ website của mình chủ yếu đến từ đâu, để lựa chọn vị trí đặt server cho phù hợp, càng gần nguồn truy cập thì càng tốt.
Do hệ thống phân giải DNS tên miền
Nguyên nhân: Hệ thống phân giải DNS tên miền ảnh hưởng kha khá tới tổng thời gian load web.
Giải pháp: Chọn các hệ thống phân giải DNS tên miền có tốc độ càng nhanh càng tốt là điều bạn nên làm ban đầu. CloudFlare là một trong những hệ thống miễn phí, chất lượng rất tốt nhất hiện nay.
Nguyên nhân chủ quan
Cài đặt quá nhiều Plugins
Mô tả
Quá nhiều Plugin hấp dẫn, giàu tính năng khiến người dùng bị thuyết phục “ngay từ cái nhìn đầu tiên” dẫn đến việc sa đà vào việc “thấy là cài ngay” dù thật sự lượng Plugin mỗi ngày dùng đến chỉ chiếm một nửa số Plugin đó. Điều này làm database trở nên cồng kềnh, CPU của host phải xử lý nhiều truy vấn hơn, page-size của web lớn hơn… dẫn đến web load chậm hơn.
Giải pháp
Bạn hãy cài đặt Plugin một cách có chọn lọc, chỉ nên cài Plugin nào cần thiết và sử dụng thường xuyên.
Lưu giữ quá nhiều phiên bản của bài viết
Mô tả: Với tính năng tự động đặc trưng, khi bạn chỉnh sửa một bài viết, WordPress sẽ tự động lưu phiên bản mới nhất. Có những post bạn sửa đi sửa lại cả trăm lần, ví dụ như trang chủ chẳng hạn, kỳ công thiết kế như vậy cho lượng database tăng lên, dữ liệu bắt đầu lớn dần.
Giải pháp: Hãy mở file wp-config.php và thêm vào define(‘WP_POST_REVISIONS’, 3 ); để giới hạn số phiên bản được lưu.
Bị tấn công DDOS
Mô tả: Tấn công DDOS là một hành động có chủ đích, đối tượng tấn công bạn thường là các hacker hoặc các đối thủ của bạn. Việc tăng lượt truy cập một cách đột ngột với số lượng lớn sẽ làm cho web của bạn chậm hẳn đi và có thể dẫn đến chết web một thời gian ngắn.
Giải pháp: DDOS vượt ngoài tầm xử lý của bạn. Liên hệ ngay với nhà cung cấp hosting là điều bạn cần làm đầu tiên. Với chuyên môn của mình, họ sẽ giúp bạn thiết đặt tường lửa và xác định nguồn DDOS để phòng tránh trong tương lai.
Hiện tượng Database “trương phình”
Mô tả: Tương tự như việc bạn đổ rác mỗi ngày, chu kỳ để WordPress mặc định tự động xóa Trash là 30 ngày. Tuy nhiên, có thể chưa đến “hạn kỳ” 30 ngày mà “rác” đã đầy do database nhiều, nở ra dẫn đến WordPress load chậm. Do đó, để tránh trường hợp “đầy rác” dẫn đến “tràn rác”, bạn cần giới hạn số ngày “đổ rác” cho WordPress.
Giải pháp: Hãy thêm lệnh define(‘EMPTY_TRASH_DAYS’, 7 ); vào file config.php (câu lệnh này nghĩa là cứ 7 ngày, WordPress sẽ ‘đổ rác’ giùm bạn 1 lần)
Kích thước hình ảnh quá lớn
Mô tả: bạn có biết, kích thước quá lớn của những file ảnh bạn tải lên là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ web trở nên chậm chạp.
Giải pháp: Bạn hãy thử áp dụng lazy loading. Khi bạn cuộn tới vị trí của nào, trang web sẽ chỉ tải hình ảnh đó.
Sử dụng các theme chưa được tối ưu
Cuối cùng, sau khi khắc phục hết những lỗi trên nhưng website vẫn chậm, chỉ còn nguyên nhân: Theme kém chất lượng. Để xử lý một thêm chưa được tối ưu, WordPress phải tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu bạn dùng theme không rõ nguồn gốc, bạn sẽ đối đầu với nguy cơ bị cài mã độc có thể bị lợi dụng để tấn công bất cứ lúc nào.
Danh sách bài viết hỗ trợ sửa các lỗi thường gặp trong WordPress
Để tìm những lỗi phổ biến trong WordPress, bạn có thể xem danh sách bài viết hỗ trợ WordPress trên Wiki.tino.org. Sau đây, Tino Group sẽ liệt kê một số lỗi nhiều người gặp phải cùng cách sửa lỗi nhé!
- 10 lỗi thường gặp nhất trong WordPress và cách fix
- Fix lỗi không vào được trang quản trị WordPress
- Cách sửa lỗi không upload được Theme WordPress hiệu quả nhất
- Hướng dẫn fix lỗi “leverage browser caching WordPress”
- Hướng dẫn cách hiển thị bài viết theo Category trong WordPress
- 5 Cách sửa lỗi SSL WordPress hiệu quả 100%
- Hướng dẫn cách tắt comment trong WordPress
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân và cách khắc phục lỗi website WordPress chạy chậm bất thường phổ biến nhất rồi đấy! Tino Group hi vọng rằng bài viết này sẽ có thể giúp bạn cải thiện website của mình tốt nhất!
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để xác định nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm trễ?
Sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ trang web như Google PageSpeed Insights hoặc GTmetrix để xác định các vấn đề cụ thể và điểm yếu của trang web.
Làm thế nào để bảo mật trang web WordPress sau khi đã khắc phục lỗi?
- Cập nhật thường xuyên các phiên bản WordPress, plugin và theme.
- Sử dụng plugin bảo mật để kiểm tra và cải thiện bảo mật trang web.
- Sử dụng mật khẩu mạnh cho tài khoản quản trị và tài khoản người dùng khác.
Làm thế nào để cải thiện tốc độ tải trang web trên thiết bị di động?
Đảm bảo trang web của bạn được thiết kế đáp ứng và tối ưu hóa cho thiết bị di động, hãy sử dụng hình ảnh và tệp JavaScript nhẹ hơn cho phiên bản di động. Đồng thời, kiểm tra trang web trên các thiết bị di động khác nhau để đảm bảo tốc độ tải nhanh.
Có cách nào để kiểm tra và quản lý tốc độ tải trang web thường xuyên không?
Bạn có thể sử dụng các dịch vụ như Google Analytics hoặc các công cụ giám sát hiệu suất trang web để theo dõi tốc độ tải trang web của bạn và nhận cảnh báo khi có sự chậm trễ.