Nghề viết Content được xem là một trong những vị trí công việc “khát’ nhân lực trong ngành Marketing. Dù số lượng người theo đuổi nghề viết đông đảo nhưng mấy ai sở hữu được tài năng, giá trị mà doanh nghiệp thật sự cần hay chỉ là “cắm đầu cắm cổ” làm nội dung một cách ngẫu hứng. Sự kết hợp giữa “Content” và “Marketing” – giữa sự “viết” và “tiếp thị” chính là chìa khóa tạo nên sự khác biệt của một Content Marketer thực thủ với một “thợ viết” đơn thuần. Hãy cùng Tino Group đi tìm lời giải đáp về nghề viết Content đang “khuynh đảo” thị trường này nhé!
Nghề viết Content là gì?
Nghề viết Content được biết đến là công việc rất “hot” hiện nay mà các doanh nghiệp, công ty nào cũng cần đến. Hòa cùng làn sóng mạnh mẽ của Marketing online, nghề viết Content nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trở thành sự lựa chọn của số đông các bạn trẻ đam mê sáng tạo, năng động. Hiện nay, truy cập vào các web tuyển dụng, bạn sẽ thấy công việc Content luôn áp đảo chiếm một số lượng lớn cũng như chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn về nghề viết Content, trước hết các bạn phải hiểu được một số định nghĩa về Content.
Content là gì?
Content được dịch theo nghĩa tiếng Việt là “nội dung”. Thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là dùng để chỉ toàn bộ các dạng nội dung được sử dụng trong ngành Marketing. Bao gồm: chữ viết, hình ảnh, video, âm thanh,… mang một giá trị thông điệp, ý nghĩa nhất định mà người tạo ra muốn truyền tải đến bạn đọc. Bất kỳ dạng hình thức nào mà bạn được nhìn, thấy và nghe trên các kênh truyền thông.
Ai cũng có thể tạo ra Content, dù trong tay bạn là tập hợp những thiết bị khủng hay chỉ vỏn vẹn là cây bút chì. Có thể thấy, Content hiện hữu khắp mọi nơi và không giới hạn ở bất kỳ một định dạng nào. Mọi điều bạn nói, bạn viết hay bạn vẽ đều có thể là Content. Thậm chí, những thứ chỉ nảy sinh trong đầu bạn cũng có tiềm năng trở thành một Content trong tương lai. Như vậy, một ngày chúng ta có thể tiếp cận với vô vàn lượng Content khổng lồ mà đôi khi bạn không nhận ra.
Content Marketing là gì?
Content Marketing (hay còn gọi là tiếp thị nội dung) là một phương pháp Marketing mang tính chiến lược cụ thể, tập trung hướng đến xây dựng các nội dung hữu ích, phù hợp và nhất quán Mục đích của phương pháp này là thu hút và giữ chân cá nhân hoặc một nhóm đối tượng tiềm năng để đưa họ tới họ tới hoạt động nào đó giúp phát sinh nguồn lợi nhuận.
Thuật ngữ về Content Marketing chắc vẫn còn hơi xa lạ. Nhưng khi tách đôi chúng thành hai vế riêng biệt, hẳn bạn sẽ phần nào hiểu rõ về nhiệm vụ trong từng lĩnh vực. Marketing được biết đến là chuỗi hoạt động gồm nghiên cứu thị trường, thiết kế sản xuất sản phẩm, quảng bá, bán hàng. Thời gian diễn ra những hoạt động Marketing thường kéo dài theo thời gian của sản phẩm/ dịch vụ.
Về cơ bản, Content Marketing chỉ là một nhánh nhỏ trong bức tranh lớn về lĩnh vực Marketing, thực hiện 2 nhiệm vụ cốt lõi: sáng tạo nội dung và phân phối nội dung ấy tới nhóm khách hàng đã xác định từ trước.
Mục đích của Content Marketing luôn gắn liền với mục đích tổng thể hoạt động Marketing. Đó là hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kích thích mua hàng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khi thực hiện Content Marketing, bạn phải hiểu được công chúng/ khách hàng mục tiêu của bạn là ai, họ đang gặp những vấn đề gì,… Content Marketing không không phải là những đoạn văn chướng lãng mạn, bay bổng được viết tùy hứng mà phải có chủ ý, thông điệp cụ thể, từ đó biến thông điệp này thành một điều gì đó phù hợp, gần gũi đến với khách hàng. Content Marketing thành công là phải tạo được giá trị cho doanh nghiệp như: được công chúng biết đến nhiều hơn, gia tăng tỷ lệ chốt đơn.
Cơ hội nào cho nghề viết Content trong thời đại 4.0?
“Cơn sốt” nhân lực của nghề viết Content đến từ đâu?
Content được xem là một phần không thể thiếu trong Marketing Online, kể từ những mẫu quảng cáo thô sơ, đơn điệu trên giấy hay những đoạn TVC quảng cáo. Tuy nhiên, Content của thời gian trước chỉ đóng vai trò “khiêm tốn” trong tổng thể chiến lược quảng bá, không được quá chú trọng. Bởi lẽ, người tiêu dùng khi đó không có quá nhiều sự lựa chọn giữa các nhãn hàng khác nhau, hạn chế về số lượng lẫn hình thức các kênh truyền thông. Kết quả là một nội dung, thông điệp quảng cáo có thể áp dụng trên tất cả các kênh. Content lúc đấy có “dở” một chút cũng không thành vấn đề, vì phần lớn khách hàng vẫn tìm đến tận cửa hàng để trải nghiệm và sở hữu sản phẩm/ dịch vụ.
Diện mạo của Marketing bắt đầu “thay da đổi thịt” khi có sự ra đời và phát triển của các kênh Digital như website, email, mạng xã hội. Làn sóng của Marketing online đã mở ra những cơ hội mới trong cách tiếp cận người dùng, đồng thời, “dân” Content được mở mang hiểu biết và sáng tạo những thành phẩm đỉnh cao hơn.
Khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hàng loạt thương hiệu “mọc lên như nấm” sau cơn mưa. Các doanh nghiệp với những cuộc tăng tốc, lao vào cuộc chiến nảy lửa để giành lấy thị phần, khách hàng tiềm năng. Theo đó, việc sáng tạo, đầu tư cho nội dung hấp dẫn, cuốn hút trở thành một nghệ thuật Marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp xây dựng tiếng nói riêng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Thay vì đến tận cửa hàng trải nghiệm như trước đây, người tiêu dùng có thể tìm hiểu và cân nhắc chọn mua một sản phẩm/ dịch vụ bất kỳ ngay trên chiếc điện thoại thông minh. Và Content lúc này trở thành yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất mà thương hiệu cần có để tạo ấn tượng cho khách ngay từ giây phút đầu tiên. Từ một vị trí “lép vế”, Content nhanh chóng chiếm vị trí đầu bảng được nhiều nhãn hàng săn đón đầu tư không tiếc tay. “Cơn sốt” nhân lực của nghề viết Content cùng từ đây mà bùng nổ.
Thu nhập trung bình của nghề viết Content là bao nhiêu?
Content Marketing Intern
Vị trí đầu tiên mà một người mới chập chững vào nghề Content trải qua đó là Intern. Ở vị trí này, không yêu cầu quá khắt khe về các kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm, điều quan trọng đó là sự đam mê, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi của ứng viên. Đây là giai đoạn mà bạn có thể khám phá công việc, học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trên hành trình theo đuổi nghề viết Content này.
Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ: 1-5 triệu đồng/ tháng.
Junior Content Marketing
Vị trí này sẽ có những thay đổi nâng cấp hơn so với Intern, không đòi hỏi quá cao nhưng ít nhất bạn đã có một số kinh nghiệm, kỹ năng nhất định trong nghề Content. Giai đoạn này sẽ là thời gian bạn thể hiện, phát huy năng lực của bản thân, đồng thời tích cực học tập, trau dồi để nâng cấp giá trị của bản thân, tạo “lực đẩy” cho những bước tiến vươn xa hơn trong nghề viết Content này.
- Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ: 5-8 triệu đồng/ tháng.
- Số năm kinh nghiệm cần có: 1-2 năm trong nghề.
Senior Content Marketing
Đến với vị trí Senior Content Marketing, bạn sẽ phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng cao hơn so với Junior. Do đó, thù lao mà Senior nhận được cũng sẽ cao hơn, xứng đáng với công sức mà bạn cống hiến.
Một Senior Content Marketing không những phải giỏi về chuyên môn, linh động, nhạy bén để có thể tự giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong công việc mà còn phải có khả năng quản lý, lên kế hoạch, đào tạo và dẫn dắt đội nhóm.
- Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ: 10-25 triệu đồng/ tháng.
- Số năm kinh nghiệm cần có: 2-5 năm trong nghề.
Manager Content Marketing
Bất kỳ công việc, ngành nghề nào cũng vậy, muốn hoàn thành tốt chỉ tiêu, phát triển thương hiệu, ngoài việc sở hữu những kỹ năng chuyên môn cần thiết, bạn cần có một người có khả năng quản lý, điều hành công việc. Manager Content Marketing là người gánh vác trách nhiệm lớn trong việc quản lý toàn bộ nhân sự và công việc của nhóm Marketing.
Manager Content Marketing là người đứng đầu trong việc xây dựng và kể về câu chuyện thương hiệu cho khách hàng và doanh nghiệp, chịu trách nhiệm lên kế hoạch, dẫn dắt toàn bộ đội nhóm, thương hiệu của cả doanh nghiệp và khách hàng. Do đó, Manager Content Marketing cần có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm dày dặn, khả năng thích nghi, quản lý tốt, có nhiều mối quan hệ.
- Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ: 35-50 triệu đồng/ tháng
- Số năm kinh nghiệm cần có: 5-7 năm trong nghề.
Thực tế, các con số trên đây cũng chỉ là những mức lương tương đối phù hợp với thị trường hiện nay mà Tino Group muốn gửi đến để bạn tham khảo. Tùy thuộc ở năng lực, kinh nghiệm, lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp,…, mức lương của nghề viết Content sẽ khác nhau.
3 khó khăn khi làm Content Marketing
#1. Tìm kiếm Insight
Đây được xem là vấn đề vô cùng khó khăn khiến hàng loạt những người làm nội dung phải “vò đầu bức tai”. Hiểu đơn giản, tìm kiếm Insight chính là quá trình thấu hiểu những suy nghĩ, mong muốn, nhu cầu và khát vọng được ẩn dấu ở sâu bên trong các khách hàng tiềm năng. Cái khó của quá trình đi tìm Insight trong Content là việc bạn phải đào sâu “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng thì mới thỏa mãn, thu hút, khiến họ thấy “wow” hài lòng và yêu thích sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Một số người lầm tưởng rằng: hiểu Insight khách hàng đơn giản là việc chỉ ra đặc điểm của khách hàng mục tiêu từ những data có sẵn. Nhưng thực tế, Insight khách hàng là “sự thật ngầm hiểu”, khách hàng chưa bao giờ trực tiếp nói ra điều đó. Do đó, cái khó nằm ở việc bạn nghiên cứu, quan sát, phân tích và tìm ra những điều đó. giữa vô vàn những đối thủ cạnh tranh, việc tìm ra Insight sẽ là điểm ấn tượng giúp doanh nghiệp “tỏa sáng” trong lòng khách hàng, thúc đẩy lợi nhuận cho công ty.
#2. Tìm và tạo thông điệp giá trị, “chạm” thẳng vào cảm xúc của khách hàng
Có thể thấy, một thông tin muốn chuyển thành thông điệp cần phải truyền tải qua cấu trúc Content nhất định như những công thức phổ biến AIDA, PAS, SSS, Strings,… Đây là những công thức dễ tiếp cận và được áp dụng phổ biến. Đồng thời, bạn có thể truyền tải bằng hình thức Storytelling để Content càng thêm giá trị, cuốn hút hơn.
Tuy nhiên, nghề viết luôn là “vùng đất mới” cho bạn thỏa sức sáng tạo, không nhất thiết phải rập khuôn vào bất cứ công thức nào.
- Nếu Content của bạn chỉ dừng lại ở mức “cung cấp thông tin” thì hành vi của người đọc chỉ dừng ở lại ở việc biết đến nội dung mà thôi.
- Nếu việc truyền tải nội dung chỉ mang thông điệp thì người đọc chỉ dừng lại ở một hành động nào đó. Để một thông điệp có giá trị, tần suất xuất hiện của chúng phải đủ nhiều, bạn có thể tận dụng nhiều kênh để tiếp cận tốt với khách hàng.
#3. Nắm trong tay Insight, sở hữu thông điệp, nhưng làm sao để viết Content thu hút và thuyết phục khách hàng?
Trong trường hợp này, câu chuyện của ý tưởng, tiêu đề, cách viết, hình thức triển khai,.. là thứ khiến nhiều người đau đầu, không biết theo hướng nào. Để đáp ứng tốt các yêu cầu này, đòi hỏi bạn phải tập luyện, trau dồi bằng nhiều cách. Bạn có thể “nạp” thêm kiến thức từ Internet, sách báo hoặc tìm kiếm một mentor, người có kinh nghiệm lâu năm để dẫn dắt. Và quan trọng là hãy viết mỗi ngày! Càng viết nhiều bạn sẽ càng rút ra nhiều kinh nghiệm, tạo độ nhạy bén trong nhiều Content. Hãy tự thử thách mình, trải nghiệm và đúc kết để thành công nhé!
Đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về “nghề viết Content là gì?” rồi phải không? Giữa thị trường cạnh tranh, để không bị bỏ lại phía sau, thành công với nghề Content, bạn cần duy trì sự cân bằng giữa kỹ năng viết cùng nhiều kỹ năng Marketing cơ bản khác, liên tục “update” bản thân về mọi mặt. Đây chính là “vũ khí” giúp các Content Marketer đón đầu tâm lý tiêu dùng, chinh phục mọi khách hàng bằng những chiến lược Marketing giá trị.
Nếu yêu thích nghề viết, bạn đừng lãng phí thanh xuân chỉ để viết, hãy mở mang tâm trí, khám phá mọi miền đất lý thú của Marketing ngay từ bây giờ. Chúc bạn sẽ thu được nhiều quả ngọt trên mảnh đất Content của mình nhé!
FAQs về nghề viết Content
Top 3 cuốn sách hữu ích cho nghề viết Content
- Content is King.
- Content hay nói thay nước bọt.
- 90-20-30 – 90 Bài Học Vỡ Lòng Về Ý Tưởng Và Câu Chữ.
Một số xu hướng Content nổi bật hiện nay
- Xu hướng visualize kết hợp với storytelling.
- Cá nhân hóa nội dung đúng cách, đúng người, đúng thời điểm.
- Tối ưu Content hiển thị trên nền tảng di động
Làm thế nào để Content đa kênh hiệu quả?
- Content được xây dựng có mục đích, chiến lược rõ ràng.
- Khám phá chủ đề ở góc nhìn mới, độc đáo.
- Hiểu rõ các kiến thức chuyên môn.
- Phải bắt tay vào triển khai, theo dõi tính hiệu quả.
- Bền bỉ, không bỏ cuộc.
Những sai lầm nào thường xảy ra trong Content Marketing?
- Áp đặt những suy nghĩ cá nhân của mình vào khách hàng.
- Không làm nổi bật lợi thế độc nhất.
- Thiếu sự tối ưu hóa cá nhân trong hình ảnh.
- Bảo thủ, thông điệp không đẩy lên trọng tâm.
- Tương tác cao nhưng ít khách mua hàng.