“Ngành Truyền thông đa phương tiện có thật sự tốt?” là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z. Thời đại 4.0 đã mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cùng mức lương hấp dẫn. Trong những xu hướng ngành nghề hiện nay, Truyền thông đa phương tiện là ngành có tốc độ phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gi? Hãy cùng Tino Group khám phá ngay bên dưới đây nhé!
Đôi nét về ngành Truyền thông đa phương tiện
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Truyền thông đa phương tiện còn được gọi là công nghệ đa phương tiện. Đây là ngành học ứng dụng công nghệ thông vào trong thiết kế, sáng tạo cũng như phát triển những sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện. Đồng thời, ngành học có sự tương tác với các lĩnh vực khác như:
- Truyền thông (Quảng cáo, báo chí, truyền hình,…).
- Kinh doanh (Marketing, thương mại điện tử,…).
- Giáo dục (đào tạo trực tuyến, thực tế ảo,..).
- Giải trí (trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh,…).
Ngành Truyền thông đa phương tiện có gì nổi bật?
Ngành Truyền thông đa phương tiện có sự giao thoa giữa kiến thức và tích hợp cùng nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đối với một người có ý định theo học và làm ngành này đó là niềm đam mê và cảm quan sáng tạo ra các tác phẩm ấn tượng. Đồng thời, bạn cần một khả năng lên kế hoạch, khung ý tưởng chỉn chu, có tầm nhìn cho các chiến dịch truyền thông, quảng cáo và thiết kế ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
Có thể nói, ngành học này bổ trợ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về mảng mỹ thuật và công nghệ thông tin. Cụ thể là những kỹ năng chuyên sâu về báo chí, truyền thông, mỹ thuật, đồ họa,… để người học có thể tự biết cách tạo ra những ấn phẩm báo chí, sáng tạo Banner, POSM, sách, truyện, website, thậm chí là dựng và sản xuất nội dung video, phim, điện ảnh chuyên nghiệp,.. nhằm đáp ứng công nghiệp giải trí và sáng tạo hiện đại.
Do đó, nếu bạn thuộc tuýp người ưa khám phá mới mẻ, thử thách và không thích rập khuôn vào một quy trình nhàm chán thì truyền thông đa phương tiện là một ngành học lý tưởng, đáng để bạn cân nhắc trong tương lai.
Xu hướng của ngành Truyền thông đa phương tiện
Khi xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông ngày càng được chú trọng đầu tư nhiều hơn. Truyền thông trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Việc truyền thông hiệu quả không chỉ mang lại nhiều thuận lợi mà còn quyết định tới hiệu quả, sự thành bại trong hoạt động của một tổ chức.
Trong kỷ nguyên chuyển đổi số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Truyền thông đa phương tiện ngày càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự vững mạnh của Internet và các ứng dụng công nghệ. Một số phương tiện truyền thông bùng nổ như mạng xã hội, quảng cáo số, thực tế ảo. Do đó, việc truyền thông không chỉ gói gọn ở con người với con người mà còn giữa các thiết bị điện tử với con người.
Thực tế, ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành học có tốc độ tăng trưởng cao, tạo ra nhiều cơ hội phát triển, thu nhập cao cho các bạn trẻ. Cơ hội việc làm không chỉ trong nước mà còn vươn rộng ra quốc tế.
Các lĩnh vực chuyên ngành trong ngành Truyền thông đa phương tiện
#1. Chuyên ngành Quảng cáo
Chuyển đổi số được nhắc đến như một giải pháp “mở khóa” cho mọi vấn đề của doanh nghiệp hiện đại. Chính vì thế, các hoạt động truyền thông, quảng cáo, gắn kết cũng như chăm sóc khách hàng đang dần được chuyển đổi lên nền tảng số. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm thu nhập hấp dẫn cả trong và ngoài nước.
Theo học ngành Quảng cáo, sinh viên sẽ được tiếp cận về thiết kế, lý thuyết, phát triển, triển khai và đánh giá về mọi thứ.
#2. Chuyên ngành Truyền thông và quan hệ công chúng
Sinh viên theo chuyên ngành này sẽ được nghiên cứu các thuyết ảnh hưởng, phương tiện truyền thông, thấu hiểu nhận thức, nhu cầu của công chúng về một tổ chức. Đồng thời, bạn sẽ được phát triển các kỹ năng quản lý sự kiện, dự án, viết báo và truyền thông đa dạng lĩnh vực.
Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông và quan hệ công chúng của ngành Truyền thông đa phương tiện được kể đến như sau:
- Cán bộ, chuyên gia quản lý, điều hành trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo.
- Truyền thông và tổ chức sự kiện.
- Cán bộ, chuyên gia quản lý, vận hành các nền tảng số (Digital Platform) liên quan đến quảng cáo.
- Quản lý hành vi khách hàng.
- Chuyên viên lập trình, phát triển ứng dụng.
- Thiết kế, biên tập và triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện.
#3. Chuyên ngành Truyền thông xã hội
Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên các lý thuyết nền tảng và thực hành đằng sau sự chuyển đổi mang tính cách mạng trong giao tiếp của con người, trang bị để sẵn sàng với những đổi mới trong lĩnh vực không ngừng phát triển này.
Truyền thông xã hội đòi hỏi sinh viên thành thạo ngôn ngữ Tiếng Anh cùng với kỹ năng nhạy bén, tiếp cận xu hướng. Cơ hội việc làm của chuyên ngành này cực kỳ dồi dào, mức lương ấn tượng.
#4. Chuyên ngành Công nghệ quảng cáo kỹ thuật số
Bên cạnh những hoạt động tìm hiểu về quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị đa kênh, sinh viên còn được làm quen với Adobe Experience Cloud, công nghệ thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR). Bạn sẽ được trau dồi thêm các kỹ năng sáng tạo video, âm thanh.
#5. Chuyên ngành Công nghiệp truyền thông
Đó là những hoạt động truyền thông đa dạng nền tảng cùng nhiều định dạng khác nhau. Sinh viên sẽ được tìm hiểu các phương tiện được sản xuất và xây dựng trên quy mô toàn cầu.
#6. Chuyên ngành Nghiên cứu điện ảnh và màn hình
Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được khám phá cách thức công nghệ màn hình tương tác với ngành, lĩnh vực khác, nghiên cứu về truyền hình truyền thống cũng như hình thành quan điểm, phong cách sản xuất các thể loại phim, chương trình truyền hình khác nhau.
#7. Chuyên ngành Trò chơi và tương tác
Sinh viên ngành Trò chơi và tương tác sẽ được khám phá những vai trò của trò chơi trong xã hội hiện đại. Từ đó, người học sẽ phát triển chúng thành một hiện tượng sáng tạo, văn hóa và thể thao có giá trị, phát triển kỹ năng nghiên cứu thực tế, giao tiếp để làm việc trong phòng thí nghiệm trò chơi.
#8. Chuyên ngành Nghiên cứu truyền thông
Không chỉ hoàn thiện về kỹ năng viết, sinh viên Nghiên cứu truyền thông còn được tranh luận về tin tức cũng như các vấn đề thời sự. Có thể kể đến những chủ đề tranh luận như toàn cầu hóa, quyền sở hữu phương tiện truyền thông, các chính sách và quy định. Đồng thời, sinh viên cũng học được cách xử lý và truyền tải những thông điệp phức tạp đến nhiều đối tượng
#9. Chuyên ngành Văn học sáng tạo
Đây là chuyên ngành không chỉ giúp người học hoàn thiện khả năng viết và sáng tạo mà còn mở mang tầm nhìn mở rộng về văn học, hình thành lối suy nghĩ mới, sáng tạo hơn.
#10. Chuyên ngành Báo chí
Người học chuyên ngành báo chí sẽ được rèn luyện những kỹ năng viết, lập báo cáo thực tế, bao gồm điều tra, nghiên cứu và phỏng vấn. Đồng thời, ngành học còn trang bị những kiến thức đầy đủ về khuôn khổ xã hội, lịch sử, luật pháp và đạo đức để sinh viên có thể tạo ra những bài báo hấp dẫn, đầy đủ thông tin.
#11. Chuyên ngành Viết và chỉnh sửa chuyên nghiệp
Chuyên ngành này sẽ hướng dẫn sinh viên cách thiết lập những tác phẩm có giá trị, sức ảnh hưởng lớn. Đồng thời, người học có cơ hội trau dồi kỹ năng biên tập, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Truyền thông đa phương tiện là ngành học tiềm năng, ứng dụng rộng rãi trong đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, phạm vi công việc của nhóm ngành này vô cùng đa dạng, rộng mở với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tham gia làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh. Các công việc mà ngành truyền thông đa phương tiện có thể kể tên như sau:
- Chuyên viên, chuyên gia về Marketing, truyền thông trong các tổ chức, doanh nghiệp.
- Chuyên viên làm việc trong các công ty tư vấn truyền thông, quảng cáo, Marketing, phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng.
- Làm việc trong lĩnh vực Freelancer, KOL, Blogger, phát triển nội dung số trên các nền tảng, quản lý các Group, Fanpage, các kênh truyền thông xã hội,…
- Quản lý, biên tập và xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách.
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng,…
- Chuyên gia tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì nhãn hiệu sản phẩm, Logo, làm phim quảng cáo, TVC, Viral Clip,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu tại các công ty quảng cáo, PR.
- Thiết kế, xây dựng website, giao diện,…
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch tại các công ty về thiết kế đồ họa.
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp liên quan đến ngành.
- Cán bộ nghiên cứu về quảng cáo và truyền thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo.
Trên đây là những giải đáp câu hỏi “ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?” và các vấn đề xung quanh ngành học phát triển này. Nếu đam mê và mong muốn được theo học ngành này, bạn cần xác định rõ niềm yêu thích của mình cũng như những tố chất phù hợp, cần thiết với ngành. Hãy sống với đam mê, tìm hiểu thật kỹ và kiến quyết đến cùng với lựa chọn của chính bản thân mình. Chúc các bạn thành công!
FAQs về ngành Truyền thông đa phương tiện
Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần tố chất gì?
Để theo học ngành Truyền thông đa phương tiện, bên cạnh niềm đam mê, khả năng sáng tạo thì các bạn trẻ cần sự nhạy bén, linh hoạt nắm bắt thời thế, tiếp cận công nghệ mới. Đặc biệt là công nghệ thông tin để đưa ra ý tưởng sáng tạo.
Các khối thi của ngành Truyền thông đa phương tiện
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
- Khối A01 (Toán,Vật lý, Tiếng Anh).
- Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).
- Khối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý).
- Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học).
- Khối C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân).
- Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
- Khối D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh).
- Khối D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh).
- Khối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).
Ngành Truyền thông đa phương tiện nên học trường nào?
- Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Hà Nội và TP.HCM).
- Đại học Hà Nội.
- Đại học RMIT.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
- Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH).
- Đại học FPT.
Mức lương cơ bản của ngành Truyền thông đa phương tiện là bao nhiêu?
- Đối với sinh viên mới ra trường: Mức lương khoảng 7-10 triệu đồng/ tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm từ 1-3 năm: Mức lương dao động từ 10-14 triệu/ tháng.
- Những người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên: Mức lương dao động từ 15-20 triệu đồng/ tháng, thậm chí là hơn. Mức lương sẽ không cố định mà tùy vào năng lực cá nhân, quy mô của công ty, doanh nghiệp.