Một trong những chuyên ngành hot nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin là quản trị mạng. Không chỉ cung cấp những kiến thức hữu ích về lĩnh vực mạng máy tính, ngành quản trị mạng còn sở hữu một thị trường lao động dồi dào, cơ hội tăng trưởng thu nhập cao. Vậy chính xác ngành quản trị mạng là gì? Vì sao nên học ngành quản trị mạng? Học ngành quản trị mạng ra trường làm gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về ngành quản trị mạng
Ngành quản trị mạng là gì?
Quản trị mạng hay quản trị mạng máy tính là một ngành chuyên về quản lý, vận hành và bảo vệ hệ thống mạng trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ngành học này tập trung vào việc xây dựng, duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng, đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của hệ thống mạng.
Quản trị mạng có nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm: cấu hình, giám sát, điều phối, quản lý tài nguyên mạng, bảo mật mạng, xử lý sự cố, triển khai dịch vụ mạng, hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng,… Mục tiêu của quản trị mạng là đảm bảo mạng hoạt động ổn định, bảo mật. Đồng thời, ngành này cũng cung cấp các dịch vụ mạng phù hợp với nhu cầu của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Ngành quản trị mạng yêu cầu kiến thức chuyên sâu về mạng máy tính, hệ điều hành, giao thức mạng, an ninh mạng, quản lý dự án và kỹ năng giao tiếp. Những chuyên gia quản trị mạng phải có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, tư duy logic và làm việc độc lập. Bên cạnh đó, chuyên gia quản trị mạng cũng cần cập nhật kiến thức liên tục để theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Vì sao nên học ngành quản trị mạng?
Nhu cầu lao động việc làm cao
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng chuyên gia quản trị mạng ngày càng tăng. Doanh nghiệp và tổ chức đều cần người có kiến thức và kỹ năng quản lý hệ thống mạng để đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn. Việc học ngành quản trị mạng sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm trong các công ty công nghệ, tổ chức tài chính, y tế, giáo dục và chính phủ.
Lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng
Công nghệ mạng liên tục tiến bộ và phát triển, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quản trị mạng. Khi theo đuổi ngành học này, bạn sẽ tiếp cận, nắm vững kiến thức và công nghệ mới nhất như mạng di động, điện toán đám mây, an ninh mạng, IoT. Nhờ đó, bạn sẽ nắm bắt được cơ hội phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường công nghệ.
Bảo đảm an ninh mạng
An ninh mạng là một trong những vấn đề hàng đầu mà các tổ chức và doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay. Học ngành quản trị mạng giúp bạn hiểu rõ hơn các phương pháp bảo mật, công nghệ mã hóa, phát hiện xâm nhập và xử lý sự cố an ninh mạng. Bằng việc áp dụng những kiến thức đã học, bạn có thể đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.
Cơ hội phát triển sự nghiệp
Ngành quản trị mạng chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạn phát triển cơ hội việc làm. Bạn có thể bắt đầu với vị trí quản lý mạng cơ bản và sau đó tiến thẳng lên những vai trò chuyên sâu, như chuyên gia bảo mật mạng, quản lý dự án mạng, chuyên viên mạng di động, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, hoặc quản lý hệ thống mạng toàn diện. Với kỹ năng và kiến thức trong quản trị mạng, bạn có thể xây dựng sự nghiệp ổn định, có cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Đóng vai trò quan trọng trong tổ chức
Hệ thống mạng là một phần quan trọng trong hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp hiện đại. Quản trị mạng đảm bảo rằng hệ thống mạng hoạt động ổn định và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu kết nối và truyền thông của tổ chức. Khi theo học ngành quản trị mạng, bạn sẽ trở thành nhân tố chủ lực trong việc xây dựng, vận hành và nâng cấp hệ thống mạng của tổ chức.
7 kỹ năng cần có khi học ngành quản trị mạng
Kiến thức về mạng và hệ thống
Để quản lý và vận hành hệ thống mạng, bạn cần có kiến thức cơ bản về mạng máy tính, giao thức mạng, hệ điều hành, quản lý thiết bị mạng và các khái niệm về hệ thống mạng. Những kiến thức này sẽ liên quan đến địa chỉ IP, bảo mật mạng, routing, subnetting và phân tích lưu lượng mạng.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quản trị mạng, khả năng giải quyết vấn đề đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần có khả năng phân tích và xử lý các vấn đề kỹ thuật, như sự cố mạng, lỗi kết nối, sự cố bảo mật và tăng cường hiệu suất mạng. Khả năng tư duy logic, phân tích vấn đề và kỹ năng tìm kiếm thông tin là những yếu tố quan trọng để giải quyết các vấn đề mạng phức tạp.
Kỹ năng bảo mật mạng
Trong quản trị mạng, an ninh mạng chính là yếu tố tiên quyết, tác động đến mọi công việc liên quan. Vì vậy, bạn cần hiểu về các biện pháp bảo mật mạng, gồm cả bảo mật vật lý và logic. Kỹ năng bảo mật mạng bao gồm: xác thực và ủy quyền, mã hóa, phát hiện xâm nhập, quản lý chứng chỉ, quản lý rủi ro bảo mật. Tư duy nhạy bén và tinh thần chủ động cập nhật với các xu hướng, công nghệ bảo mật mới sẽ là lợi thế lớn đối với bạn.
Kỹ năng quản lý dự án
Trong quá trình triển khai và cải thiện hệ thống mạng, kỹ năng quản lý dự án cũng rất cần thiết đối với bạn. Bạn cần có khả năng lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ và điều phối các tài nguyên để đảm bảo dự án được thực hiện thành công. Kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp và lãnh đạo cũng là những yếu tố quan trọng để quản lý dự án mạng hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Trong vai trò quản trị mạng, bạn sẽ phải tương tác với nhiều thành viên trong tổ chức, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, quản lý và người dùng cuối. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng. Từ đó, bạn có thể đáp ứng mọi yêu cầu và hiểu rõ vấn đề của các bên. Khả năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng để bạn cùng đồng nghiệp xây dựng, duy trì hệ thống mạng một cách hiệu quả.
Kỹ năng tự học và cập nhật
Ngành công nghệ thông tin nói chung, quản trị mạng nói riêng luôn biến đổi không ngừng. Vậy nên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có khả năng tự học và cập nhật kiến thức mới. Sẵn sàng nắm bắt các xu hướng công nghệ mới, theo dõi các bài viết, tài liệu và khóa học liên quan sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả.
Khả năng chịu áp lực, stress
Quản trị mạng đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường áp lực cao, nhất là khi xử lý các vấn đề mạng khẩn cấp hoặc sự cố. Khả năng chịu áp lực, stress sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung và đảm bảo hoạt động mạng không bị gián đoạn trong các tình huống khó khăn.
Học ngành quản trị mạng ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Ngành quản trị mạng ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị mạng, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí và vai trò trong lĩnh vực công nghệ thông tin khác nhau.
- Quản trị viên mạng (Network Administrator): Đảm nhiệm việc cài đặt, cấu hình, vận hành và bảo trì hệ thống mạng. Quản trị viên mạng giúp đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả của mạng trong tổ chức.
- Chuyên viên bảo mật mạng (Network Security Specialist): Tập trung vào việc bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa, tấn công mạng. Chuyên viên bảo mật mạng phân tích rủi ro, triển khai biện pháp bảo mật, kiểm tra và phát hiện các lỗ hổng bảo mật.
- Kỹ sư mạng (Network Engineer): Được phụ trách thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho tổ chức. Kỹ sư mạng thực hiện việc tối ưu hóa hiệu suất mạng, xử lý sự cố và cải thiện cơ sở hạ tầng mạng.
- Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support Specialist): Đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật của người dùng cuối, giải quyết các sự cố mạng. Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cung cấp hỗ trợ, tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến mạng và kết nối.
- Quản lý dự án mạng (Network Project Manager): Đảm nhiệm vai trò quản lý dự án triển khai và nâng cấp hệ thống mạng. Quản lý dự án mạng lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, phân công công việc và đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn và trong ngân sách.
Mức thu nhập của những công việc trong ngành quản trị mạng
Mức thu nhập bình quân của ngành quản trị mạng sẽ tùy thuộc vào những yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, vị trí công việc, địa điểm làm việc, quy mô của doanh nghiệp,… Tuy nhiên, ở mức cơ bản, ngành quản trị mạng thường được xem là một trong những ngành có mức thu nhập khá ổn định và hấp dẫn.
Ở một số quốc gia phát triển, thu nhập bình quân của các chuyên gia quản trị mạng có thể cao hơn so với mức trung bình của ngành công nghệ thông tin. Đối với thị trường Việt Nam, mức thu nhập bình quân của ngành quản trị mạng thường nằm trong khoảng từ 10 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng.
Trước tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngành quản trị mạng chính là “mảnh đất màu mỡ” để các bạn trẻ phát huy tài năng của mình. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ ngành quản trị là gì cũng như những kỹ năng cần có khi theo đuổi lĩnh vực này. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ngành quản trị mạng có nhiều cơ hội việc làm không?
Có! Ngành quản trị mạng mang đến rất nhiều cơ hội việc làm. Những công ty công nghệ, doanh nghiệp lớn, tổ chức chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ mạng đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên gia quản trị mạng. Vì chuyên gia quản trị mạng chính là nhân tố giúp duy trì và phát triển hệ thống mạng của các tổ chức, doanh nghiệp.
Xu hướng mới trong ngành quản trị mạng là gì?
Xu hướng mới trong ngành quản trị mạng là: Internet of Things (IoT), công nghệ cloud, bảo mật mạng, quản lý hệ thống tự động, mạng 5G,…
Làm việc trong ngành quản trị mạng có yêu cầu bằng cấp gì không?
Để làm việc trong ngành quản trị mạng, bạn cần có bằng đại học hoặc những chứng chỉ liên quan như Cisco CCNA, CompTIA Network+ hoặc CCNP (Cisco Certified Network Professional). Những loại chứng chỉ này là lợi thế khi bạn tìm kiếm việc làm trong ngành quản trị mạng. Ngoài ra, khi có các chứng chỉ bảo mật mạng như CompTIA Security+ hoặc CEH (Certified Ethical Hacker) cũng có thể tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Làm việc trong ngành quản trị mạng có được WFH/làm việc remote không?
Điều này tuỳ thuộc vào vị trí và yêu cầu công việc cụ thể. Một số công việc trong ngành quản trị mạng yêu cầu nhân sự thường xuyên di chuyển để triển khai và duy trì hệ thống mạng cho các văn phòng chi nhánh hoặc khách hàng từ xa. Tuy nhiên, cũng có các vị trí cho phép nhân sự WFH.