Thị trường tiền điện tử luôn ẩn chứa những rủi ro khó lường trước nhưng không thể phủ định khoản lợi nhuận khổng lồ kèm theo. Hòa cùng cơn sốt tiền ảo Bitcoin, chúng ta chứng kiến làn sóng “cổ phần hóa” các hoạt động kinh doanh và hứa hẹn sắp tới là làn sóng “Token hóa” những tài sản hữu hình và vô hình. Khi đó, NFT trở thành “gương mặt vàng” không thể thiếu trong làng tiền điện tử “có một không hai”.
Tổng quan về NFT
NFT là gì?
NFT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Non – Fungible Token”, tạm dịch: Token không thể thay thế. Đây được hiểu là một đơn vị dữ liệu mã hóa được lưu trữ trên Blockchain nhằm đại diện cho một tài sản độc nhất. Trong đó, mỗi NFT sẽ đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị, chúng không thể hoán đổi vị trí cho nhau.
Hiện nay, NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng kỹ thuật số như: tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, món đồ trong trò chơi điện tử cùng nhiều tác phẩm sáng tạo khác. Mặc dù xét về lý thuyết, các tệp kỹ thuật số có thể tái tạo vô hạn nhưng NFT chỉ được lưu lại trên các Blockchain mà chúng thuộc về bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ERC – 721 hoặc ERC -1155. Điều đó được xem như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, các mạng tương thích EVM mới hơn như Binance Chain đã và đang được điều chỉnh các tiêu chuẩn ERC tương tự nhằm hỗ trợ tốt hơn cho NFT. Hầu hết các Blockchain như Ethereum, Flow đều sở hữu các tiêu chuẩn Token (mã thông báo) riêng nhằm xác định việc sử dụng NFT.
Về cơ bản, NFT chủ yếu vận hành trên nền tảng Blockchain Proof – of – work (POW). Khả năng sử dụng năng lượng của POW kém hiệu quả hơn nhiều so với Proof – of – stake (POS). Đó là lý do NFT luôn bị chỉ trích vì mức độ xả thải cacbon trong mỗi lần giao dịch.
Những khái niệm liên quan đến NFT
Fungible
Fungible là tính bất phân định. Đây là một trong những tính chất cốt lõi của đồng tiền, có thể tìm thấy điểm này ở Bitcoin. Khi đề cập đến Fungible, chúng ta không có sự phân biệt nào giữa các đồng tiền với nhau nên không thể xác định chính xác mục đích sử dụng của số tiền đó. Tuy nhiên, tính bất phân định này trở thành phương tiện hỗ trợ việc trao đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng
Non – Fungible
Ngược lại với Fungible, Non – Fungible được hiểu là không có tính bất phân định, không thể thay thế lẫn nhau. Như vậy, Non – Fungible thể hiện tính độc nhất, phân định rạch ròi mọi thứ.
Token
Đây được xem là một tiện ích mã hóa. Token có cơ chế hoạt động là tệp tin gồm hình ảnh, âm nhạc, dữ liệu,… lưu trữ trên nền tảng công nghệ Blockchain và được mã hóa. Khi nhu cầu trao đổi sản phẩm tăng cao, đối tượng các sản phẩm không còn gói gọn ở những thứ có thể cầm nắm được mà thể hiện dưới dạng tài sản số, lưu trữ trên Internet. Đó là lý do Token ra đời.
Token NFT dễ dàng tìm thấy trên nhiều nền tảng Blockchain khác nhau, tuy nhiên hiện tại chủ yếu được tạo ra và sử dụng phổ biến trên Blockchain của Ethereum.
Những đặc trưng nổi bật của NFT
Tính khan hiếm, không thể phân chia
Những loại tiền mã hóa như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ và thực hiện giao dịch dưới dạng phân số. Tuy nhiên, NFT là một tài sản nguyên vẹn, không thể phân chia hay tách rời dưới bất kỳ hình thức nào.
Ví dụ: Với 10 ETH, bạn có thể chia nhỏ ra thành 10 phần nhưng NFT không thể thực hiện điều này. Bạn không thể chia một bức tranh thành nhiều phần khác nhau.
Không thể phá vỡ hay làm giả
Tương tự như các Token tiêu chuẩn khác, NFT đảm bảo quyền sở hữu tài sản (Blockchain cho phép truy xuất nguồn gốc), dễ dàng chuyển nhượng và chống sự gian lận.
Tất cả những dữ liệu NFT trên Blockchain đều thông qua một hợp đồng thông minh Smart Contract. Các vật phẩm trong game có thể bị sao chép hàng loạt hoặc xóa bỏ nếu nhà sản xuất tuyên bố đóng cửa, tuy nhiên NFT đều đảm bảo độc nhất vô nhi và tồn tại đơn lẻ, không phụ thuộc vào bất kỳ công ty nào.
Ví dụ: Bạn có thể được phép mua nhạc từ nền tảng iTunes nhưng không sở hữu bản nhạc đó mà chỉ mua giấy phép để nghe nhạc.
Có thể xác minh rõ ràng
Những tác phẩm nghệ thuật số được mua bán dưới nền tảng NFT sẽ luôn là bản gốc, không tồn tại bản sao thứ 3. Thông qua việc lưu trữ dữ liệu quyền sở hữu trên Blockchain, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể truy ngược lại nguồn gốc người tạo ra tác phẩm dễ dàng, không cần trợ giúp từ bên thứ 3 hỗ trợ xác thực như các món đồ cổ nghệ thuật cần sự chứng nhận của chuyên gia.
Hướng dẫn chọn mua NFT Token tiềm năng
Mua NFT Token ở đâu?
Hầu hết các NFT Token đều được niêm yết trên sàn Binance. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mua NFT Token tại các sàn giao dịch lớn, uy tín như Huobi, Bithumb hay Gate.io. Bạn có thể mua bán (trade) chúng với các cặp USDT, BTC hay ETH.
Vào tháng 6 năm 2020 vừa rồi, Binance đã triển khai Binance NFT với nền tảng và thị trường giao dịch hàng đầu thế giới. Thị trường này thu hút hầu hết các nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người đam mê tiền mã hóa trên toàn cầu săn đón. Phía người dùng cùng các nhà sáng tạo đặt kỳ vọng rất nhiều vào hàng loạt triển lãm và bản cộng tác NFT hàng đầu, cùng tính thanh khoản tốt nhất ngành của Binance với mức phí cực thấp.
Nền tảng NFT được phát hành rộng rãi cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo. Người dùng có thể nạp NFT vào thị trường giao dịch và chọn niêm yết NFT để bán hoặc đấu giá với mức chi phí tối thiểu.
Cách chọn mua NFT tiềm năng trên sàn giao dịch
Không khác biệt so với nhiều loại tiền điện tử khác, NFT đều được bán trên các sàn giao dịch lớn, uy tín như Binance, Rarible hoặc một số thị trường phi tập trung quy mô nhỏ khác. Để tham gia mua NFT thuận lợi, bạn cần tạo lập một tài khoản riêng và gửi tiền vào để tham gia giao dịch. Một lưu ý nhỏ: bạn nên ưu tiên chọn những sàn giao dịch lớn, có tiềm năng để sử dụng đồng tiền VNĐ gửi vào mua.
- Đầu tiên, bạn cần chắc chắn sở hữu ví tiền mã hóa đã nạp tiền để mua và lưu trữ NFT.
- Tiếp theo, bạn kết nối với nền tảng bán NFT mà mình muốn. Khi thanh toán, bạn hãy để ý thật kỹ phí giao dịch, vì đôi khi tiền gas trong Ethereum có thể cao hơn tiền con thú mà bạn sắp nhận được.
- Các Token sẽ về ví của bạn khi thực hiện giao dịch thành công. Với các ví crypto có thể kết hợp cả Dapp sàn giao dịch NFT thì bạn có thể định giá định đặt lệnh bán ngay hay tích lũy chờ thời cơ chín muồi.
Ví dụ: Cách mua NFT trên sàn giao dịch Rarible được thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào trang web https://opensea.io/ và chọn mục Wallet ở góc trên cùng bên phải màn hình => Chọn MetaMask
Bước 2: Lúc này, hệ thống hiển thị một giao diện mới, bạn chọn Install MetaMask for Chrome => Chọn Thêm vào Chrome.
Bước 3: Sau khi MetaMask được thêm vào Chrome, hệ thống sẽ giao diện mới bạn chọn Get Started => Chọn Create a Wallet => Chọn I Agree để đồng ý các điều khoản của MetaMask để di chuyển đến bước tiếp theo.
Bước 4: Tại mục Tạo mật khẩu, bạn tạo mật khẩu tối thiểu 8 ký tự. Sau đó, bạn đánh dấu tích ☑ vào mục Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản sử dụng => Chọn Tạo.
Bước 5: Bạn chọn Next và ghi nhớ cụm từ sao lưu bí mật mà hệ thống cung cấp để dễ dàng sao lưu và khôi phục tài khoản của bạn. Sau đó, bạn kết nối tài khoản OpenSea của bạn với ví kỹ thuật số MetaMask vừa mới tạo lập.
Bước 6: Sau khi hoàn thành xong các bước trên đây, bạn có thể sẵn sàng đặt lệnh mua NFT. Tại giao diện màn hình, bạn nhấp chọn mục Mua.
Bước 7: Để thực hiện mua NFT, bạn cần nạp tiền vào ví và chọn thanh toán với ví MetaMask.
Bước 8: Hoàn tất thao tác, bạn chọn Gửi. Như vậy, bạn đã hoàn tất thao tác đặt mua NFT trên sàn Rarible với ví MetaMask rồi đấy.
NFT gồm những Coin nào?
THETA
THETA Network được xem là một mạng lưới chuyên phân phối video được xây dựng trên nền tảng Blockchain. Đồng Coin THETA cho phép người dùng có thể xem đồng thời các nội dung video cùng nhiều cơ hội kiếm phần thưởng mã thông báo khi chuyển tiếp video đến những người dùng khác cũng đang xem nội dung tương tự
Đội ngũ sáng lập và phát triển THETA bao gồm các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
- CEO Mitch Liu: Người đồng sáng lập SLIVER.tv và nhiều công ty khác như Gameview, Studios, Tapjo,… Ông được biết đến với danh hiệu cử nhân khoa học máy tính và kỹ thuật của MIT và bằng MBA của trường Kinh Doanh Stanford.
- CTO Jieyi Long: Người đồng sáng lập SLIVER.tv và là tiến sĩ về kỹ thuật Máy tính của Đại học Northwestern.
- Ryan Nichols: Trưởng bộ phận Product và Platforms tại SLIVER.tv. Hiện tại, ông đã và đang thiết kế, tạo ra hệ thống tiền điện tử cho nhiều nền tảng khác nhau.
Cố vấn: Steve Chen – nhà đồng sáng lập Youtube, ông từng là cố vấn cho THETA cùng các thành viên nổi tiếng và cựu thành viên từ Twitch, Verizon, Plays.tv,…
Nhà đầu tư: THETA sở hữu mạng lưới nhà đầu tư rộng lớn và có vị thế khủng trên toàn cầu, nổi bật như Samsung, Sony Innovation, Fund,…
Chiliz – CHZ
Chiliz được xem là nền tảng tiên phong ứng dụng công nghệ Blockchain vào ngành công nghiệp thể thao. Đội ngũ phát triển của Chiliz đã xây dựng và phát triển một nền tảng mang trên Socios.com nhằm hỗ trợ người dùng có thể sở hữu Cryptocurrency vừa có quyền bỏ phiếu cho các câu lạc bộ hay môn thể thao mình yêu thích.
Trong hệ sinh thái đó, CHZ là đồng tiền được sử dụng để trả chi phí cho các câu lạc bộ, nhóm eSports khi tham gia vào hệ thống của Chiliz và người hâm mộ thực hiện bình chọn cho đội tuyển mình thích.
Đối tác: các câu lạc bộ hàng đầu như Paris Saint – Germain, Juventus, AS Roma, West Ham United, Barcelona, Atletico de Madrid hay Galatasaray.
Decentraland – MANA
MANA Token được biết đến khi nằm trong nền tảng Decentraland – dự án cung cấp nền tảng thực tế ảo hỗ trợ bởi Ethereum. Trong thế giới ảo này, người chơi có thể mua những mảnh đất mà sau này bạn có thể di chuyển, xây dựng và kiếm tiền trên đó mà không giới hạn bất kỳ những gì bạn có thể làm. Đây là nền tảng kỹ thuật số đầu tiên mà người dùng hoàn toàn có quyền sở hữu và điều khiển hoạt động. Tương tự như những trò chơi Skyrim, Fallout, Decentraland là một vũ trụ ảo hoàn toàn. Thay vì bạn chơi trên màn hình hai chiều, nền tảng này cho phép bạn tham gia vào một thế giới ba chiều ổn định, tiềm năng.
Đội ngũ phát triển
- Ari Meilich: nhà sáng lập dự án MANA từng học tại đại học Buenos Aires.
- Esteban Ordano: trưởng bộ phận kỹ thuật cùng với Arri Meilich là những nhà sáng lập ra Streamium và Bitcore.
Cố vấn: Xiaolai Li, Jake Brukhman, Luis Cuende, Diego Doval, Giotto De Filipi,…
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm lời giải đáp về “NFT là gì?” và những Coin NFT tiềm năng trên thị trường. Bạn thấy đấy, sở hữu đặc tính “độc nhất” và “giới hạn” không thể thay thế dưới mọi hình thức, NFT trở thành một trong những Token được ứng dụng đa dạng lĩnh vực trong đời sống từ gaming, nghệ thuật đến số hóa tài sản,… Từ những tiềm năng này, tương lai hứa hẹn những đồng Coin NFT Token có “bùng nổ thị trường” trong thời gian tới.
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
FAQs về NFT
Có thể mã hóa NFT hay không?
NFT có thể được mã hóa, cho phép người tạo ra sản phẩm bạn đầu thu tiền mỗi lần mã đại diện được giao dịch, thường giao động từ 2,5 – 10% giá bán.
NFT có giống Coin không?
NFT và Coin đều chia sẻ những đặc tính của Blockchain là phi tập trung và ẩn danh. Khi bạn nắm giữ NFT và Coin, bạn đều sở hữu hai loại tài sản trên hai chuỗi. Bạn có thể lưu trữ NFT trên ví Blockchain, lấy ra mua bán tượng tự như Coin.
Có những cách đầu tư nào tại Ethereum?
Để đầu tư vào Ethereum, bạn có thể tham khảo hai cách kiếm tiền là mua bán giao dịch và đào ETH.
Nên đầu tư vào Bitcoin hay Ethereum?
Bitcoin và Ethereum đều là hai đồng tiền kỹ thuật số nhưng có mục đích sử dụng khác nhau. Nếu như Bitcoin được xem là bộ mặt của tiền điện tử thường xuất hiện trong giao dịch tài chính, lưu trữ vàng điện tử thì Ethereum là bộ mặt của Smart Contract, tập trung vào tính ứng dụng khác của Blockchain. Được biết, giá của Bitcoin gấp 10 lần Ethereum, mỗi đồng tiền sẽ có những ưu điểm riêng, Ethereum là phiên bản ra đời sau, khắc phục những hạn chế của Bitcoin. Để lựa chọn, bạn nên cân nhắc vào mục tiêu và tài chính của bạn thân.