Nền tảng Shopify là gì?
Tính đến tháng 8/2020, hơn 1.000.000 khách hàng đang sử dụng biến Shopify trở thành nền tảng thương mại điện tử số 1 thế giới. Bên cạnh Shopify, Bigcommerce, Weebly eCommerce và Squarespace eCommerce cũng là những nền tảng thương mại điện tử trực tuyến hàng đầu thế giới hiện nay. Được thành lập vào năm 2016 bởi công ty cùng tên, Shopify đã phát triển trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời, Shopify cũng là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online dựa trên mô hình Cloud SaaS. Hiểu đơn giản, Shopify là một nền tảng eCommerce (thương mại điện tử) all-in-one. Đối tượng sử dụng Shopify thường là các doanh nhân, chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng muốn xây dựng cửa hàng trực tuyến. Một cửa hàng trực tuyến sẽ có thể mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng ra phạm vi toàn cầu.Ưu – nhược điểm của nền tảng Shopify
Ưu điểm của nền tảng Shopify
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng: Bạn có thể sử dụng Shopify dễ dàng mà không phải cài đặt bất cứ thứ gì. Việc thiết lập các khoản thanh toán cũng dễ dàng hơn và họ có các gói chi phí dễ hiểu.
- Hệ thống hàng trăm giao diện bán hàng, quản lý bán hàng chuyên nghiệp với phần lớn là giao diện miễn phí.
- Khi dùng Shopify, bạn sẽ không cần lo lắng đến các chi tiết kỹ thuật để vận hành một website bán hàng. Ví dụ như hosting, tên miền , bảo trì, cập nhật phần mềm,….
- Kho ứng dụng đồ sộ với hàng trăm ứng dụng miễn phí thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như: Marketing, Sales, Mạng xã hội, Quản lý đơn hàng, Chăm sóc khách hàng…
- Shopify đồng bộ hoá tất cả kênh bán hàng từ Website, Facebook Shop, Instagram cho đến POS tại cửa hàng.
- Các mẫu trang web chuyên nghiệp
- Tối ưu cho các hoạt động marketing
- Hệ thống email tự động gửi cho khách hàng để xác nhận đặt hàng, tạo tài khoản, lấy lại mật khẩu.
- Hỗ trợ chuyên nghiệp trực tuyến 24/7. Bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn cũng có thể gọi điện hoặc Chat với Shopify.
- Có tích hợp thanh toán PayPal, Visa, MasterCard
- Hệ thống Admin quản lý đặt hàng, đăng sản phẩm chuyên nghiệp. Có hệ thống tạo tài khoản riêng cho khách hàng đơn giản, dễ sử dụng.
- Có tối ưu chuẩn SEO.
Nhược điểm của Shopify
- Chi phí giao dịch tương đối cao: Bạn không có toàn quyền kiểm soát mọi thứ. Chi phí sẽ tăng cao với phí giao dịch, addon và tích hợp. Các tùy chọn nâng cấp cũng bị giới hạn trong các gói bạn chọn. Bạn không thể quản lý chi phí trên cơ sở hạ tầng khi doanh nghiệp phát triển.
- Chức năng còn hạn chế cho doanh nghiệp lớn
- Shopify lại không có sự linh hoạt và tự do như nhiều nền tảng thương mại điện tử khác cũng như chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam.
- Giá của Shopify cũng đắt hơn các giải pháp trên thị trường. Gói cơ bản có giá khởi điểm 29 USD/tháng.
- Khó khăn khi muốn thay đổi nền tảng
Sử dụng Shopify như thế nào?
Tạo website miễn phí với Shopify
Bước 1: Truy cập trang chủ Shopify tại https://www.shopify.com/ Điền email của bạn vào khung và nhấn “Get started” để đăng ký một tài khoản Shopify. Bước 2: Bạn sẽ được dùng thử phiên bản 14 ngày, bạn cần điền tiếp passwords là tên cửa hàng. URL trang của bạn lúc này là https://[tên shop].myshopify.com Bước 3: Nhập một số thông tin để giúp Shopify khảo sát xu hướng và thói quen bán hàng của bạn và đưa ra các giải pháp, gợi ý phù hợp. Ví dụ: Bạn đã từng bán hàng trực tuyến chưa? Hệ thống bán hàng nào được bạn sử dụng nhiều nhất? Bước 4: Cập nhật thông tin về shop để xác thực và để nhận được doanh thu bán hàng. Đến đây, chúc mừng bạn đã tạo shop bán hàng trên nền tảng Shopify.Cách sử dụng nền tảng Shopify
- Chọn theme: bạn vào Online Store -> Theme và chọn theme miễn phí hay theme có tính phí.
- Tạo Collection (tương tự như danh mục sản phẩm): bạn vào Products -> Collections và chọn nút Create Collections (nằm ở phía trên cùng bên phải)
- Tạo menu / navigation để điều hướng website: bạn chọn Online store -> Navigation và thiết lập các tùy chọn tùy theo mong muốn, sở thích của bạn.
- Tuỳ biến trang chủ: bạn vào Online store -> Theme -> Customize theme.
- Việt hoá và tuỳ biến Shopify: trong phần Online store -> Theme bạn chọn phần … ở trước Customize theme để edit HTML và CSS cho theme, Việt hoá ở phần Language.
- Tạo Page/Post: bạn vào Online Store -> Page/Blog Posts
- Tạo Coupon / mã giảm giá: bạn vào phần Discounts để tạo coupon
- Cấu hình domain: bạn vào Online store -> Domains
Những yếu tố giúp tăng doanh số website bán hàng tạo bởi Shopify
Chú trọng vào những yếu tố sau sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng qua website tạo bởi Shopify:- Sản phẩm: Hiểu rõ ưu – nhược điểm của sản phẩm, bạn sẽ dễ tư vấn phù hợp với khách hàng.
- Xây dựng độ tin cậy, uy tín: Xây dựng lòng tin với khách hàng là điều cực kỳ cần thiết dù bạn kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. Chú trọng giao diện web xem đã đủ khiến khách hàng thấy tin cậy chưa?
- Phương thức thanh toán: bạn có thể sử dụng PayPal Pro Checkout với tài khoản Business để thanh toán bằng các loại thẻ Visa hoặc Credit Card. Không khó để đăng ký các loại thẻ này..
- Quảng bá thương hiệu, tăng hạng trên công cụ tìm kiếm của Google. Tối ưu SEO bằng các thẻ meta, keyword, sử dụng trang dành riêng cho thiết bị di động.
WooCommerce và Shopify: Nền tảng thương mại điện tử nào tốt hơn?
Cả Shopify và WooCommerce đều là những nền tảng tuyệt vời để xây dựng cửa hàng thương mại điện tử. Bạn có thể chọn được nền tảng phù hợp dựa vào kỹ năng và sở thích cá nhân của mình. Shopify dễ sử dụng và không yêu cầu cài đặt bất cứ thứ gì. Dễ thiết lập các khoản thanh toán, nhiều gói chi phí dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn không thể quản lý chi phí trên cơ sở hạ tầng khi doanh nghiệp phát triển. WooCommerce là mã nguồn mở cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát trang web. Xây dựng một cửa hàng online với WooCommerce có chi phí thấp hơn nhiều. Điểm bất lợi của WooCommerce là bạn sẽ phải bảo trì phần mềm. Ngoài ra, khi thiết lập cửa hàng, bạn sẽ gặp một chút khó khăn. Tóm lại:- Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm chi phí và muốn có toàn quyền kiểm soát cửa hàng online của mình thì WooCommerce là nền tảng phù hợp nhất.
- Nếu bạn muốn thứ gì đó hoàn toàn không rắc rối có khả năng mở rộng vô hạn thì Shopify sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn.
Những câu hỏi thường gặp về Shopify
Nên chọn WooCommerce hay Shopify?
Shopify là nền tảng hỗ trợ rất nhiều về mặt kỹ thuật cho người dùng. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn kỹ thuật, bạn nên chọn Shopify. Ngược lại, WooCommerce là một nền tảng cho thấy tiềm năng phát triển lớn mạnh, phù hợp với các doanh nghiệp tầm cỡ.Chi phí để sử dụng Shopify là bao nhiêu?
Hiện nay, Shopify hỗ trợ 3 gói dịch vụ với 3 mức giá:- 29$/tháng: gói cơ bản (Basic Shopify)
- 79$/tháng: gói Shopify
- 299$/tháng: gói nâng cao (Advanced Shopify).
Shopify thích hợp với website nào?
Những website thuộc lĩnh vực sau rất phù hợp với Shopify:- Thời trang và phụ kiện
- Mỹ phẩm và trang sức
- Đồ gia dụng
- Đồ điện tử
- Thức ăn và nước uống…
- Các sản phẩm dịch vụ như bán khóa học online, bán dịch vụ đặt phòng, thẻ thành viên…
Những giải pháp nào có thể thay thế Shopify?
3 giải pháp dưới đây thường được chọn để thay thế Shopify:- WooCommerce – nền tảng Thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu để tạo ra các website bán hàng đẹp mắt và dễ sử dụng. Hệ sinh thái tiện ích cực lớn và thư viện template có sẵn phong phú nên WooCommerce rất linh hoạt.
- MemberPress – lựa chọn hàng đầu để tạo ra website membership. Nếu bạn muốn bán các sản phẩm số, đây là lựa chọn tuyệt vời. MemberPress cho phép bạn tính phí thanh toán định kỳ hoặc tính phí một lần cho các sản phẩm ảo.
- BigCommerce – nền tảng thương mại điện tử tích hợp nhiều tính năng. Những vấn đề về hosting, SEO, thanh toán,… đều được BigCommerce giải quyết, bạn không cần cấu hình bất cứ thứ gì. BigCommerce cũng không bị hạn chế về các cổng thanh toán hoặc tính phí thêm cho các tiện ích mở rộng.