Nếu bạn là người có quan tâm đến công nghệ tiền ảo, bạn không nên bỏ qua bài viết này. Đây sẽ là bài giới thiệu về dự án NEAR Protocol (NEAR) – một trong những dự án được mong chờ nhất năm vừa qua. Vậy thực chất NEAR Protocol (NEAR) là gì và người dùng cần biết những gì về NEAR?
NEAR Protocol (NEAR) là gì?
NEAR Protocol là một blockchain được hoạt động dựa trên giải pháp sharding (phân đoạn) và cơ chế đồng thuận proof of stake nhằm mở rộng khả năng thiết kế, giảm thiểu chi phí và giúp nhà phát triển dễ dàng tiếp cận đến các phương thức tạo ra ứng dụng phi tập trung. Nói cách khác, NEAR như một nền tảng đám mây, được điều hành và phát triển bởi cộng đồng.
Hiện tại, có năm sản phẩm chính của NEAR, bao gồm:
- NEAR SDK
- NEAR Gitpod
- NEAR Wallet
- NEAR Explorer
- NEAR Command Line Tools.
Những điểm vượt trội của dự án NEAR
Khi nhắc đến dự án NEAR, người dùng không thể bỏ qua năm đặc điểm nổi bật dưới đây.
Công nghệ
Với việc ứng dụng sự phát triển của công nghệ sharding cũng như một lối đi riêng so với các nền tảng blockchain trước đây, NEAR có thể nâng cao khả năng mở rộng quy mô của ứng dụng để quá trình xây dựng hệ sinh thái phức tạp trở nên dễ dàng hơn.
Đội ngũ chuyên môn
Dự án NEAR Được thành lập và phát triển bởi hai tên tuổi vô cùng nổi tiếng trên thế giới là Illia Polosukhin và Alex Skidanova – hai nhà vô địch thế giới ICPC 2 lần cũng như vô số các giải thưởng lớn khác trong lĩnh vực công nghệ. Đây là một bước đệm vững chắc cho thấy sự chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng của dự án.
Hệ sinh thái
Hơn 100 cộng tác viên trên toàn thế giới đã cùng nhau xây dựng và phát triển dự án. Họ là những người đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong các công ty công nghệ lớn và đã có nhiều năm kinh nghiệm. Điều này minh chứng cho sự đa dạng và mức độ thành công ngay sau khi mainnet được đưa vào hoạt động vaf0 22/4/2020.
Cộng đồng hỗ trợ (Backer)
NEAR được đông đảo các tên tuổi lớn ủng hộ như: a16z, Metastable, Pantera, Coinbase, Electric Capital, Accomplice, Amplify, Multicoin Capital, Block Change, Scalar Capital, A Capital, Ideo, Libertus Capital, Fabric Ventures, Xpring, Naval Ravikant.
Với những ưu điểm vượt trội như trên, NEAR cho phép mạng lưới:
- Sử dụng và trải nghiệm một cách dễ dàng, mềm mại.
- Tương thích với các mạng PoS khác một cách nhanh chóng.
- Ngày một mở rộng và khả năng phân cấp tốt.
- Tốc độ xác thực dữ liệu nhanh cùng chi phí thấp.
- Có khả năng tương tác chuỗi chéo và tương thích với web thứ 3 cũng nhưcác ứng dụng đa nền tảng.
NEAR Protocol có những tính năng chính nào?
Khả năng sharding đồng nhất
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích sắc nét đồng nhất, NEAR được xem là ứng dụng có thể mở rộng quy mô mà các nhà phát triển không phải lo lắng về bất kỳ phân đoạn nào. Công nghệ này tương tự như cách áp dụng triển khai cho Amazon AWS, Azure hoặc GCP ngày nay.
Asynchronous calls
Chính nhờ vào việc áp dụng các lệnh call không đồng bộ của NEAR contract, việc xâu chuỗi nhiều ứng dụng/ contract ở các phân đoạn riêng lẻ trở nên dễ dàng như call trong tổng thể một contract. Đồng thời, các công cụ tài chính phức tạp có thể được tạo ra trên quy mô lớn.
Dynamic Resharding
Trong trường hợp tắc nghẽn, nhờ có khả năng dynamic resharding của NEAR đã có thể bổ sung thêm dung lượng mới cho mạng để giữ giá ổn định hơn.
Contract-based accounts
Đây có lẽ là một tính năng được rất nhiều người dùng ưa thích khi người không phải đợi phê duyệt ở mọi giao dịch vì giờ đây các tài khoản dựa trên contract của NEAR đã cung cấp cho ứng dụng các quyền nâng cao và linh hoạt.
Progressive UX
Với khả năng cung cấp UX cải tiến từ ứng dụng của mô hình account, người dùng dường như không nhận ra họ đang ở trên một nền tảng blockchain cho đến khi họ được giới thiệu.
Contract-based delegation
Ủy quyền dựa trên contract. Có nghĩa là validator có thể đặt các điều khoản linh hoạt để chủ sở hữu token ủy quyền cho họ, điều này mở ra một loạt các sản phẩm tài chính mới.
NEAR Token là gì?
NEAR là token riêng của dự án được sử dụng cho việc staking và thanh toán phí. Ở thời điểm bắt đầu, nguồn cung NEAR ở mức 1.000.000.000 token và ngày một tăng trưởng với tốc độ tối đa lên đến 5% mỗi năm. Nhờ vào công nghệ sharding, phí giao dịch NEAR luôn duy trì ở mức thấp ổn định theo thời gian vì dung lượng mạng có thể linh hoạt mở rộng.
Thông tin cơ bản của NEAR token:
- Name: NEAR.
- Ticker: NEAR.
- Token type: Utility + Governance.
- Token standard: https://explorer.near.org/.
- Total Supply: 1,000,000,000 NEAR.
- Circulating Supply: N/A NEAR.
NEAR Token được phân bổ cụ thể như sau:
- Community Grants, programs (Các chương trình tài trợ cộng đồng): 17.20%
- Core Contributors (Những thành phần đóng góp nồng cốt): 14%
- Operations Grants (Tài trợ hoạt động): 11.40%
- Backers (Các quỹ đầu tư tài trợ): 17.60%
- Foundation Endowment (Tài trợ sáng lập): 10%
- Small Backers (Nhà tài trợ nhỏ): 6.10%
- Early Ecosystem (Hệ sinh thái sớm): 11.70%
- Community Sale (Cộng đồng kinh doanh): 12%
Lời khuyên dành cho việc có nên đầu tư vào NEAR hay không?
Dù vẫn còn là một dự án còn non trẻ, tuy nhiên NEAR đã cho các nhà đầu tư thấy được tiềm năng của dự án thông qua các tên tuổi lớn đứng sau NEAR. Đồng thời, việc áp dụng các nền tảng công nghệ mới sharding cũng như phương thức đồng thuận proof of stake đã giúp cho NEAR không ngừng phát triển.
Tuy nhiên, bất cứ dự án nào cũng sẽ tiềm ẩn các rủi ro nhất định. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn cũng như theo dõi quá trình phát triển của NEAR trong thời gian sắp tới để có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Trên đây là các chia sẻ về dự án NEAR Protocol cũng như một vài khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết có ích trong việc mở rộng vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực công nghệ. Bạn có thể nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài để tiếp tục ủng hộ Tino Group chia sẻ những kiến thức bổ ích này. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể giao dịch NEAR coin trên các sàn giao dịch nào?
Hiện tại, bạn chỉ có thể tham gia đầu tư vào NEAR coin trên hai sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên thị trường hiện nay là:
Có thể lưu trữ NEAR coin ở đâu?
Bạn có thể lưu trữ NEAR coin ở ví lưu trữ NEAR (NEAR wallet) hoặc ở các sàn giao dịch mà bạn tham gia. Lưu ý: hãy bảo quản tài sản cẩn thận bằng các hệ thống bảo mật an toàn, nếu được bạn có thể chọn các sàn, ví lưu trữ ngoại tuyến, ví lạnh để thêm phần yên tâm.
NEAR thường được dùng vào những việc gì?
Các nhà đầu tư thường dùng NEAR vào 3 việc sau.
- Fees: phí giao dịch, lưu trữ dữ liệu.
- Validator node: bằng việc stake NEAR, bạn có thể chạy một Validator node trên mạng.
- Governance vote: Được sử dụng cho các vote quản trị để xác định các tài nguyên mạng được phân bổ và hướng kỹ thuật trong tương lai của giao thức.
NEAR staking hoạt động như thế nào?
Những ai nắm giữ NEAR token đều có thể tham gia để nhận được phần thưởng staking.
Validators earn NEAR Token khi sản xuất các block mới dưới dạng tỷ lệ lạm phát tĩnh là 4,5% mỗi năm.
Holder token không quan tâm đến việc trở thành Validator có thể stake vào staking pool của Validator và cũng kiếm được một phần thưởng token. Điều này khuyến khích những người sở hữu Token tiếp tục tham gia với cộng đồng và hỗ trợ Validator đang giữ cho mạng hoạt động trơn tru.
Phần thưởng staking mà một nhà đầu tư có thể kiếm được tương đương với tổng số lượng token được stake. Ví dụ: Nếu có tổng số 5000 token được stake và bạn đã stake 1000 token trong số đó. Bạn có thể kiếm được 20% phần thưởng. Nếu có tổng số 10000 token được stake và bạn đã stake 100 token trong số đó, bạn sẽ chỉ kiếm được 1% phần thưởng.