Cạnh tranh là khái niệm xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống. Đây yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường trở nên nhộn nhịp như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì. Để giải đáp vấn đề trên, bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa cạnh tranh
Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh chính là sự tranh đấu giữa những cá nhân hoặc nhóm. Khái niệm này xuất hiện xuất hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống thường ngày như kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao,…
Cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là việc các đơn vị doanh nghiệp tận dụng lợi thế vốn có của mình để thi đua, đấu tranh với nhau trên thị trường nhằm mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Trong cuộc chiến giành thị phần, doanh nghiệp sẽ cố gắng tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
- Cạnh tranh thường diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích
- Cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường
Công dân có các quyền:
- Tự do thành lập doanh nghiệp
- Tự do kinh doanh
- Tự do tìm kiếm cơ hội phát triển kinh doanh
Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội
Cạnh tranh là sự chạy đua kinh tế với mục tiêu lâu dài là thu hút cho mình càng nhiều khách hàng càng tốt. Điều này yêu cầu các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm chất lượng với giá thành tối ưu nhất.
Cạnh tranh còn là “đòn bẩy” cho những doanh nghiệp có tiềm lực, có chiến lược kinh doanh đúng đắn tiếp tục vươn lên tồn tại và phát triển. Mặt khác, doanh nghiệp nào không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng công nghệ hiện đại
Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường với giá phù hợp túi tiền của người tiêu dùng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu về lợi nhuận cao.
Điều này khiến các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực phải quan tâm đến vấn đề cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới kỹ thuật mới. Nói cách khác, cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Cạnh tranh làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Thông qua cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực tối đa để đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sức tiêu thụ hàng hoá là thước đo chính xác cho yêu cầu về chất lượng và độ phù hợp của một sản phẩm cụ thể. Cạnh tranh còn tác động liên tục đến giá cả sản phẩm, buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu chi phí và mang lại mức giá phải chăng nhất.
Do đó, trên thị trường có sự cạnh tranh, người tiêu dùng chính là “Thượng Đế, là trung tâm quyết định sự sống còn của sản phẩm vì có quyền lựa chọn mặt hàng mà mình muốn mua.
Phân loại cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Đây là cuộc cạnh tranh theo quy tắc “mua rẻ – bán đắt”. Trong đó, người bán đảm nhận vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ với mong muốn bán nhiều sản phẩm với mức giá cao nhất.
Người mua là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Tâm lý chung của họ là mong muốn mua được sản phẩm với mức giá thấp nhất.
Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả trước khi hành động mua được thực hiện.
Cạnh tranh giữa người mua với người mua
Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó có nguồn cung thấp hơn hơn nhu cầu tiêu dùng, cuộc cạnh tranh giữa người mua sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng. Kết quả, người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua lại tự làm hại chính mình.
Cạnh tranh nội bộ ngành
Đây là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế.
Ví dụ:
Ngành ngân hàng có sự cạnh tranh về các hình thức cho vay vốn, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,…
Pepsi và Coca Cola đã tạo ra trận chiến trên thị trường hàng chục năm qua.
Cạnh tranh giữa các ngành
Đây là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong những ngành kinh tế khác nhau nhằm giành lấy khách hàng và thu về lợi nhuận lớn nhất.
Ví dụ: Ngành bảo hiểm và ngân hàng hiện đang rất cạnh tranh với nhau.
Cạnh tranh với nước ngoài
Đây là sự cạnh tranh về các mặt hàng xuất khẩu giữa nước này với các nước khác.
Ví dụ: nước ta tập trung xuất khẩu lương thực (chủ yếu là gạo) ra thị trường thế giới và phải cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ,…
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
Về cơ bản, mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. Trong kinh doanh, cạnh tranh nhằm đạt được các mục đích sau:
- Cạnh tranh để giành được nhiều lợi nhuận hơn tổ chức khác.
- Tạo được vị thế trên thị trường, sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Cạnh tranh giúp tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh.
- Cạnh tranh tạo ra sức ép, đồng thời cũng là động lực để cá nhân, doanh nghiệp phấn đấu, thay đổi và phát triển về mọi mặt. Đây cũng là cơ sở để phát triển kinh tế thị trường và các mối quan hệ xã hội
- Cạnh tranh là con đường duy nhất để tồn tại của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Định nghĩa đối thủ cạnh tranh
Bất kỳ ai đang cố gắng đánh bại bạn trong một cuộc đua, người đó chính là đối thủ của bạn. Vì vậy, thuật ngữ đối thủ cạnh tranh không chỉ dùng trong kinh doanh mà còn tồn tại trong lĩnh vực thể thao, âm nhạc, giáo dục…
Xét riêng trong lĩnh vực kinh doanh, đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, tổ chức đang kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc có cùng phân khúc khách hàng hoặc đưa ra mức giá tương đồng với cùng loại sản phẩm của bạn. Không nhiều thì ít, đã tham gia kinh doanh, bạn chắc chắn sẽ có đối thủ cạnh tranh nhất định.
Phân loại đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là các đối thủ kinh doanh cùng loại sản phẩm, cùng giá bán, có cùng phân khúc khách hàng và năng lực cạnh tranh cũng tương đương nhau.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Họ không có cùng loại sản phẩm/dịch vụ nhưng cùng đáp ứng một nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh gián tiếp được gọi là sản phẩm/dịch vụ thay thế.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Hiện tại họ chưa tham gia thị trường nhưng hoàn toàn có khả năng sẽ gia nhập cùng phân khúc thị trường và cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Ví dụ: các doanh nghiệp về sữa như Vinamilk, TH TrueMilk, … dựa trên tiềm lực về kinh tế và công nghệ có thể dễ dàng tham gia thị trường nước giải khát trong tương lai.
Tóm lại, cạnh tranh là quy luật tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về thuật ngữ cạnh tranh. Hy vọng đây là một nguồn kiến thức hữu ích dành cho bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết thú vị khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh trong kinh doanh?
Khách hàng mong muốn mua được sản phẩm phù hợp nhu cầu với mức giá rẻ nhất có thể. Nhà cung cấp lại mong bán được sản phẩm nhanh để thu được nhiều lợi nhuận và mở rộng đầu tư sản xuất.
Chính vì nhu cầu, lợi ích tương quan giữa khách hàng và nhà cung cấp đã tạo ra sự cạnh tranh, ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích tranh giành, lôi kéo khách hàng về phía mình.
Cạnh tranh trong kinh doanh có hạn chế gì?
- Trên phương diện sở hữu của cải, cạnh tranh có thể gây ra tình trạng lạm quyền, độc quyền, phân hóa giàu nghèo.
- Do không hiểu rõ ý nghĩa thật sự của cạnh tranh nên nhiều người thực hiện những thủ đoạn xấu để trục lợi cho mình.
Làm sao để cạnh tranh bền vững?
- Có phương án, chiến lược cạnh tranh rõ ràng
- Không sao chép đối thủ
- Không sử dụng những thủ đoạn trong cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những yếu tố giúp một chủ thể kinh doanh nổi bật, hơn các đối thủ cùng ngành. Các chủ thể kinh doanh thường phát triển lợi thế cạnh tranh của mình dựa vào các yếu tố như: sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, tên tuổi và mạng lưới phân phối.