Dữ liệu trên máy tính đều được lưu trữ trên các ổ đĩa. Mỗi loại đĩa sẽ có chức năng riêng để phục vụ cho nhu cầu của người dùng. Vậy một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa? Bạn hãy cùng Tino Group đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Một hệ thống máy tính có bao nhiêu ổ đĩa?
Ổ đĩa trên máy tính là gì?
Ổ đĩa là một vị trí có vai trò lưu trữ và đọc dữ liệu. Tất cả các ổ đĩa đều có khả năng lưu trữ các tệp và chương trình được sử dụng bởi máy tính của bạn. Ổ đĩa thường được gọi bằng ký tự. Cụ thể:
- Ổ đĩa cứng thường được chỉ định là “ổ C:”. Đây là thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu chính trong máy tính với khả năng truy cập nhanh vào một lượng lớn dữ liệu.
- Ổ đĩa CD / DVD thường được chỉ định là ổ “D: hoặc G:”.
- Ổ đĩa mạng thường được chỉ định là “U: drive”.
- Đĩa di động (USB) thường được chỉ định là “H: drive” hoặc “K: drive”. USB thường được sử dụng cho các mục đích sao lưu hoặc chuyển các tập tin từ máy tính này sang máy tính khác.
Có bao nhiêu ổ đĩa trên máy tính?
Số lượng ổ đĩa trên một hệ thống sẽ còn tùy thuộc vào lắp đặt của người dùng. Để truy cập dữ liệu trên đĩa, máy tính cần có các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD. Trong quá trình làm việc, bạn có thể đưa các loại đĩa mềm hoặc đĩa CD khác nhau vào vị trí tương ứng.
Tìm hiểu cụ thể các loại đĩa trên máy tính
Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa cứng hay ổ cứng là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn. Nhờ sự phát triển của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước mỏng và gọn nhẹ hơn nhưng đồng thời dung lượng cũng tăng lên đáng kể.
Bên cạnh việc phụ trách lưu trữ dữ liệu, ổ cứng còn liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động, tốc độ trích xuất dữ liệu, độ an toàn của dữ liệu,…
Ngoài ra, các thao tác phần mềm trên máy tính như sao chép, cắt dán, khởi động phần mềm,… nhanh hay chậm cũng chịu ảnh hưởng bởi cấu tạo phần cứng của ổ cứng.
Hiện nay, 2 loại ổ cứng được sử dụng phổ biến là SSD và HDD, trong đó:
HDD (Hard Disk Drive) là ổ đĩa cứng truyền thống, còn SSD (Solid State Drive) là ổ cứng thể rắn – một giải pháp thay thế cho HDD truyền thống.
Ổ đĩa mềm
Ổ đĩa mềm (Floppy Disk) là một thiết bị được sử dụng để đọc và ghi dữ liệu từ các đĩa mềm. Mỗi loại ổ đĩa mềm trên máy tính chỉ được sử dụng đối với một loại đĩa mềm riêng biệt chứ không sử dụng chung cho các loại đĩa có kích thước khác nhau. Cụ thể:
- Ổ đĩa mềm dùng cho loại đĩa mềm 8″ (8-inch)
- Ổ đĩa mềm dùng cho loại đĩa mềm 5,25″ (5¼-inch)
- Ổ đĩa mềm dùng cho loại đĩa mềm 3,5″ (3½-inch )
Đĩa mềm được IBM tạo ra vào năm 1967 với mục đích thay thế cho việc chọn ổ cứng, vốn siêu đắt đỏ vào thời điểm đó.
Từ đầu các năm 2000, hầu hết các máy tính đều không còn sử dụng ổ đĩa mềm nữa khi người dùng chuyển sang ổ CD-R và Zip. Sau đó, những ổ USB trở nên phổ biến với dung lượng cao và giá khá hợp lý. Tất cả những phiên bản mới nhất của Windows cũng không còn hỗ trợ cho ổ đĩa mềm vì các máy tính.
Tuy nhiên, đĩa mềm hiện vẫn được ứng dụng nhiều trong ngành hàng không cũng như được chính phủ Nhật Bản sử dụng làm thiết bị lưu trữ hoặc nộp hồ sơ.
Ổ đĩa quang
Ổ đĩa quang là thiết bị được dùng để đọc đĩa quang bằng cách phát ra một tia lazer chiếu vào bề mặt đĩa quang, sau đó, phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã thành tín hiệu để đọc hoặc ghi dữ liệu trên đĩa CD, DVD. Ổ đĩa quang thường đặt ở bên phải trên laptop hoặc trên CPU của PC.
Ổ đĩa quang được phân loại như sau:
- Loại chỉ đọc (Read-only Disk Drive): dùng để truy cập dữ liệu trên các đĩa đã được ghi dữ liệu từ trước.
- Loại chỉ ghi (Write-only Disk Drive): dùng để ghi dữ liệu trên đĩa trắng qua một phần mềm ghi đĩa như Nero Burning ROM, Roxio Easy Creator,…
- Loại đọc và ghi (Read, Write Disk Drive): Có thể đọc, ghi và xóa dữ liệu trên đĩa.
Ổ USB Flash
Ổ USB flash hay USB là thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash tích hợp với giao tiếp USB. Loại ổ đĩa này có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể tháo lắp và ghi lại được. Dung lượng của các ổ USB flash trên thị trường hiện nay có thể lên đến 2TB dữ liệu và còn có thể cao hơn nữa trong tương lai.
Ổ USB flash có nhiều ưu điểm hơn so với các thiết bị lưu trữ tháo lắp khác, đặc biệt là đĩa mềm. Chúng nhỏ hơn, nhanh hơn, có dung lượng lớn hơn và đáng tin cậy hơn đĩa. Đây là lý do loại ổ đĩa này đã hoàn toàn thay thế cho các ổ đĩa mềm trên máy tính.
Trên đây là những ổ đĩa phổ biến trên một hệ thống máy tính. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về các ổ đĩa này từ các tư liệu trên internet. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bấy lâu nay về một trong những vấn đề của công nghệ máy tính. Hẹn gặp lại ở những bài viết bổ ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Tại sao đĩa mềm vẫn tồn tại đến ngày nay?
Các ổ đĩa thuộc bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài?
Các ổ đĩa trên máy tính là bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ ngoài (bộ nhớ thứ cấp hay ổ cứng gắn ngoài) là một loại ổ đĩa cứng hay các thiết bị lưu trữ khác, điển hình như ổ đĩa flash USB, CD-ROM, DVD, ổ đĩa cứng
Trong khi đó, bộ nhớ trong là bộ nhớ chính của máy tính, bao gồm RAM và ROM.
Dung lượng ổ đĩa là gì?
Dung lượng ổ đĩa là không gian lưu trữ hay khoảng trống trên ổ đĩa có thể chứa dữ liệu phục vụ việc hoạt động của máy tính. Tùy vào từng loại ổ đĩa khác nhau, dung lượng ổ đĩa có thể giao động từ vài trăm MB đến vài GB hoặc thậm chí vài TB.
Tại sao ổ đĩa C bị đầy?
Như đã chia sẻ ở trên, ổ đĩa C là phân vùng chính của một ổ cứng có chứa hệ điều hành và các tệp hệ thống liên quan trên máy tính. Sau một thời gian sử dụng, bộ nhớ của bạn thường gặp tình trạng quá tải và không thể lưu trữ thêm dữ liệu. Nguyên nhân khiến ổ đĩa C bị đầy có thể là do:
- Cài đặt quá nhiều phần mềm
- Bộ nhớ tạm (cache) trong ổ đĩa C quá nhiều
- Nhiều file rác được sinh ra theo thời gian
- File trong thùng rác quá nhiều
- Virus xâm nhập và lây lan ngày càng nhiều ổ đĩa C
- File update của Windows chiếm bộ nhớ sau mỗi lần cập nhật bản mới
Tham khảo bài viết: Nguyên nhân ổ đĩa C bị đầy để biết cách khắc phục nhé!