Mở tiệm giặt ủi là một trong những lựa chọn kinh doanh hấp dẫn và tiềm năng hiện nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, không chỉ đơn giản là có niềm đam mê và vốn đầu tư, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì cũng như có kiến thức về cách quản lý kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi để đạt lợi nhuận hiệu quả.
Tổng quan về mô hình kinh doanh tiệm giặt ủi
Tiệm giặt ủi là một loại hình kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ giặt và ủi quần áo cho khách hàng. Trong mô hình này, khách hàng sẽ mang quần áo và các vật dụng như ga giường, khăn tắm, áo vest và các loại trang phục khác đến tiệm để được giặt sạch sẽ trong các thiết bị giặt sấy hiện đại.
Đối với những người có cuộc sống bận rộn hoặc không có thời gian giặt giũ, tiệm giặt ủi là một sự lựa chọn thông minh để tiết kiệm thời gian và công sức. Khách hàng đưa quần áo đến tiệm giặt ủi, sau đó nhận lại quần áo đã được giặt sạch sẽ và xếp lại gọn gàng.
Tiệm giặt ủi ở Việt Nam thường hoạt động độc lập. Dần dần, giặt ủi trở thành dịch vụ cần thiết trong xã hội, giúp người dân giải quyết nhu cầu giặt giũ một cách tiện lợi và hiệu quả.
Mở tiệm giặt ủi cần những gì?
Nghiên cứu thị trường
Sau khi nghiêm túc nghiên cứu thị trường, bạn sẽ có được những thông tin cần thiết và từ đó định hướng kinh doanh tiệm giặt ủi. Dưới đây là những điểm quan trọng bạn cần xem xét khi nghiên cứu thị trường:
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: Tìm hiểu và đánh giá nhu cầu thực tế của khách hàng về dịch vụ giặt ủi. Liệu khu vực địa lý mà bạn muốn mở tiệm có nhu cầu sử dụng dịch vụ giặt ủi cao hay không?
- Xác định đối tượng khách hàng: Hãy xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn phục vụ. Đó là sinh viên, gia đình, doanh nghiệp hay các cơ quan, tổ chức, …?
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu xem khu vực lân cận đã có bao nhiêu tiệm giặt ủi đang hoạt động. Điều này giúp bạn hiểu về mức độ cạnh tranh và các dịch vụ đang được cung cấp trong khu vực.
- Đánh giá giá cả và chất lượng: Nghiên cứu, so sánh giá cả và chất lượng dịch vụ của các tiệm giặt ủi khác nhau. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định về mức giá cạnh tranh và chất lượng dịch vụ phù hợp với thị trường.
- Tìm hiểu về các yêu cầu pháp lý và giấy phép: Đảm bảo bạn hiểu rõ về các yêu cầu pháp lý và giấy phép cần thiết để hoạt động một tiệm giặt ủi hợp pháp.
- Tìm hiểu về xu hướng và công nghệ mới: Để cung cấp dịch vụ giặt ủi hiện đại và hấp dẫn, bạn cần nắm bắt những xu hướng và công nghệ mới, lựa chọn máy giặt tiên tiến, tiết kiệm năng lượng để tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận.
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường và cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh thông minh và đạt được sự thành công trong việc mở tiệm giặt ủi.
Xác định mô hình kinh doanh
Việc xác định mô hình kinh doanh là một bước quan trọng giúp bạn định hình chiến lược và phạm vi hoạt động của cửa hàng. Dựa vào mô hình kinh doanh, bạn có thể xác định mức giá dịch vụ, đối tượng khách hàng mục tiêu, đầu tư thiết bị và thiết kế không gian tiệm giặt ủi sao cho phù hợp.
Mô hình kinh doanh cửa hàng quy mô nhỏ
Với quy mô này, tiệm giặt ủi phục vụ chủ yếu cho cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, cửa hàng cần trang bị từ 5-6 máy giặt và máy sấy để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời, bạn có thể quản lý cửa hàng một mình và không cần thuê nhân viên. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cung cấp dịch vụ giặt ủi chất lượng và thân thiện để thu hút và giữ chân khách hàng.
Mô hình kinh doanh cửa hàng quy mô lớn
Trong mô hình này, tiệm giặt ủi chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp và tổ chức như nhà hàng, bệnh viện, trường học, khách sạn, công ty, … Vì vậy, vốn đầu tư vào trang thiết bị máy giặt, máy sấy sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn có thể cần thuê nhân viên để quản lý tiệm và đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng đông đảo.
Chọn mặt bằng phù hợp
Mặt bằng luôn là một yếu tố quan trọng khi muốn mở một cửa hàng kinh doanh bất kỳ. Nếu đã sở hữu một mặt bằng sẵn có, điều này sẽ thuận lợi hơn vì bạn không cần tốn công sức và tiền bạc để thuê một mặt bằng mới. Tuy nhiên, nếu chưa có sẵn mặt bằng, việc xác định địa điểm phù hợp cần được thực hiện kỹ lưỡng trước khi tiến hành thuê và kinh doanh tiệm giặt ủi.
Vị trí của tiệm giặt ủi sẽ quyết định khả năng thu hút khách hàng của bạn. Nếu hướng đến khách hàng là sinh viên, bạn hãy lựa chọn các địa điểm gần trường học hoặc gần mặt đường để thuận tiện cho việc di chuyển. Nếu nhắm đến khách hàng là các hộ gia đình, vị trí tốt nhất là các khu dân cư đông đúc, nơi có lưu lượng người đi lại nhiều.
Trong trường hợp thuê lại một cửa hàng giặt ủi cũ, bạn có thể tận dụng được tập khách hàng quen thuộc của cửa hàng trước đó.
Ngoài ra, để chọn đúng địa điểm, bạn nên tham khảo và nghiên cứu kỹ càng về môi trường kinh doanh, đối tượng khách hàng, các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và định hướng kinh doanh phù hợp, tăng cơ hội thành công cho tiệm giặt ủi của bạn.
Chi phí mở tiệm giặt ủi
Chi phí mua sắm trang thiết bị
Máy giặt là một trong những chi tiêu chính khi mở tiệm giặt ủi. Cần đầu tư số vốn lớn để mua các loại máy giặt có công suất phù hợp, tốc độ chạy nhanh và ổn định. Tùy thuộc vào mục tiêu khách hàng và quy mô kinh doanh, chi phí dự trù cho máy giặt có thể dao động từ hàng chục triệu đến hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.
Chi phí thuê cửa tiệm
Khi lựa chọn địa điểm cửa hàng, bạn cần dự trù chi phí thuê mặt bằng. Việc kinh doanh dịch vụ giặt ủi không đòi hỏi cửa hàng to lớn, nhưng vẫn cần đảm bảo mặt bằng nằm ở các vị trí có đông đúc người đi lại. Chi phí thuê mặt bằng có thể dao động từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng tùy vào kích thước và vị trí của mặt bằng.
Chi phí thuê nhân sự
Để cửa hàng giặt ủi hoạt động được, bạn cần tuyển dụng nhân viên để vận hành, nhận và trả hàng cho khách. Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh, bạn có thể cần thuê từ 2 đến 3 nhân viên trông coi tiệm giặt và vận hành theo ca. Mức lương cơ bản cho nhân viên này thường từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng.
Mua sắm thiết bị, đồ dùng
Sau khi đã xác định được mức vốn, bạn sẽ tiến hành mua sắm thiết bị và đồ dùng cho tiệm giặt ủi. Các thiết bị cần đảm bảo hoạt động hiệu quả và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
- Máy giặt: Đây là thiết bị chính trong tiệm giặt ủi. Bạn cần chọn các loại máy giặt chất lượng, có trong lượng, công suất và tính năng phù hợp với nhu cầu kinh doanh cũng như khối lượng giặt ủi hàng ngày.
- Máy sấy quần áo: Máy sấy quần áo giúp giảm thời gian và công sức trong quá trình làm khô quần áo sau khi giặt. Hãy chọn máy sấy có hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí vận hành.
- Hóa chất giặt ủi: Đảm bảo bạn có đủ nước giặt, nước xả vải và các loại hóa chất khác để sử dụng trong quá trình giặt ủi.
- Bàn tẩy điểm: Đây là thiết bị hỗ trợ để tẩy vết bẩn và là các điểm khó sạch trên quần áo trước khi giặt.
- Bàn cầu là: Giúp ủi và là quần áo một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Bàn gấp quần áo: Giúp gấp quần áo một cách gọn gàng và nhanh chóng sau khi giặt và là.
- Bàn ghế cho khách chờ: Nếu tiệm của bạn có quy mô tầm trung trở lên, bạn nên chuẩn bị bàn ghế thoải mái cho khách hàng chờ đợi.
- Tủ đựng quần áo, thùng đựng quần áo và túi đựng quần áo: Để sắp xếp và lưu trữ quần áo khách hàng sau khi được giặt và sấy xong, bạn cần có các tủ, thùng và túi đựng quần áo phù hợp.
- Một số thiết bị hỗ trợ khác: Máy in hóa đơn, máy tính, phần mềm quản lý khách hàng,…
Việc lựa chọn và mua sắm thiết bị, đồ dùng phù hợp và chất lượng sẽ giúp bạn cung cấp dịch vụ giặt ủi chuyên nghiệp, thu hút khách hàng và tạo được lòng tin từ khách hàng.
Marketing cho tiệm giặt ủi
Để quảng bá cho tiệm giặt ủi, bạn không chỉ sử dụng các phương thức truyền thống như in poster quảng cáo và phát tờ rơi mà nên tận dụng các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn và hội nhóm để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trong giai đoạn mới kinh doanh, bạn cần xây dựng các chiến lược ưu đãi và chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút và giữ chân khách hàng.
Dưới đây là một số cách để quảng bá tiệm giặt ủi hiệu quả:
- Quảng cáo trên mạng xã hội: Sử dụng Facebook, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khác để quảng cáo tiệm giặt ủi của bạn. Đăng tải các hình ảnh và thông tin về dịch vụ giặt ủi và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Tham gia diễn đàn và hội nhóm: Tham gia các diễn đàn và hội nhóm trên mạng liên quan đến giặt ủi và chia sẻ thông tin về tiệm giặt ủi của bạn.
- Tặng ưu đãi và khuyến mãi: Cung cấp các chương trình ưu đãi đặc biệt như giảm giá, xả vải nước hoa miễn phí hoặc phát hành thẻ tích điểm cho khách hàng. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng mới đến và giữ chân khách hàng quen thuộc.
- Tạo nội dung hấp dẫn: Nếu sở hữu website, bạn có thể viết blog hoặc bài viết trên trang web của tiệm giặt ủi với những mẹo giặt ủi, cách chăm sóc quần áo và các thông tin hữu ích khác. Điều này giúp thu hút khách hàng thông qua nội dung hữu ích và tăng khả năng tương tác trên trang web của bạn.
Kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi
Bí quyết chọn máy giặt phù hợp
Ưu tiên lựa chọn máy giặt lồng ngang
Bạn nên ưu tiên lựa chọn máy giặt lồng ngang thay vì lồng đứng bởi vì chúng sẽ có khả năng xếp chồng lên nhau. Với cách sắp xếp này, không gian của tiệm sẽ được tối ưu hơn.
Ngoài ra, máy giặt lồng ngang còn có giúp tiết kiệm nước giặt xả lên đến 40% so với máy giặt lồng đứng. Đặc biệt, máy giặt lồng ngang hoạt động theo nguyên lý ly tâm, giúp quần áo hạn chế xoắn rối vào nhau, các sợi vải được bảo vệ tốt hơn.
Không nên chọn máy giặt có quá nhiều tính năng
Vì tiêu chí của tiệm là chỉ cần đảm bảo quần áo được giặt sạch nên bạn không cần phải quá ưu tiên các sản phẩm được tích hợp công nghệ hiện đại. Bạn chỉ cần chọn sản phẩm có công nghệ Inverter để giúp tiết kiệm được điện năng, khả năng vận hành được êm ái và có độ bền cao hơn.
Chọn công suất phù hợp với quy mô
Xác định công suất và kích thước máy giặt phù hợp với quy mô kinh doanh của bạn. Công suất máy giặt được tính dựa trên khối lượng quần áo mà máy có thể giặt mỗi lần.
Hãy xem xét số lượng quần áo khách hàng sẽ đem đến giặt và kích thước máy giặt để đảm bảo năng suất hoạt động đủ lớn. Tránh được những tình trạng quá tải khi lượng khách hàng ngày một tăng lên và tối ưu chi phí khi sử dụng máy nhiều.
Đảm bảo cửa tiệm luôn sạch sẽ
Để duy trì uy tín và thu hút khách hàng, việc giữ cửa tiệm sạch sẽ là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên để duy trì vệ sinh của cửa tiệm:
- Vệ sinh định kỳ: Thực hiện việc vệ sinh định kỳ trong và ngoài cửa tiệm. Dọn dẹp sàn nhà, bàn ghế, kệ để trưng bày quần áo và thiết bị máy móc thường xuyên để giữ cho tiệm luôn gọn gàng và sạch sẽ.
- Vệ sinh máy móc và thiết bị: Đảm bảo vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cho máy giặt, máy sấy và các thiết bị khác trong tiệm. Sử dụng các sản phẩm làm sạch chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn và cặn bẩn tích tụ trên máy.
- Vệ sinh khu vực giặt ủi: Duy trì sạch sẽ khu vực giặt ủi và khu vực lưu trữ quần áo sau khi giặt xong. Đảm bảo rằng không có rác thải hoặc quần áo bẩn xếp chồng lên nhau trong khu vực này.
- Giữ sàn khô ráo: Đặc biệt quan trọng là phải giữ sàn sạch và khô ráo để tránh nguy cơ khách hàng trượt ngã trên sàn khi sàn bị ướt. Hãy chú ý vệ sinh sàn sau khi giặt và đặt biển báo cảnh báo khi cần thiết.
- Giữ gìn vệ sinh trong phòng chờ: Nếu tiệm có khu vực chờ, hãy giữ cho không gian này luôn sạch sẽ và thoải mái để khách hàng có thể chờ đợi một cách thoải mái và hài lòng.
Xây dựng lòng tin với khách hàng
Để xây dựng lòng tin với khách hàng, bạn cần chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tạo môi trường giao tiếp thân thiện. Bằng cách tạo mối quan hệ tốt với họ và cung cấp dịch vụ chất lượng, bạn sẽ thu hút và duy trì được sự ủng hộ và trung thành từ phía khách hàng.
Bạn cần lưu ý những điều sau:
- Hãy luôn đối xử thân thiện và niềm nở với khách hàng. Chào đón họ một cách nhiệt tình và lắng nghe tận tình những yêu cầu và ý kiến của họ.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng khi họ cần giúp đỡ. Nếu khách hàng có thắc mắc về quy trình giặt ủi hoặc chọn lựa dịch vụ, hãy tận tình giải đáp và hỗ trợ họ.
- Luôn đảm bảo giặt ủi quần áo một cách chất lượng cao, sạch sẽ và thơm tho. Kiểm tra kỹ trước khi giao đồ để đảm bảo không có quần áo bị lỗi hoặc vướng víu.
- Cung cấp các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng thân thiết hoặc khách hàng thường xuyên đến tiệm.
- Nếu có khiếu nại từ khách hàng, hãy giải quyết một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Hãy lắng nghe phản hồi từ khách hàng và cải thiện dịch vụ của mình dựa trên ý kiến của họ.
Luôn giao quần áo đúng thời gian hẹn
- Khi nhận quần áo từ khách hàng, hãy xác định thời gian hẹn giao đồ cụ thể. Đảm bảo rằng thời gian hẹn phù hợp và tiến hành xác nhận lại với khách hàng trước khi bắt đầu.
- Dự phòng thời gian để xử lý những tình huống không mong muốn như hỏng hóc máy móc hoặc khách hàng yêu cầu gấp.
- Nếu có bất kỳ thay đổi nào, hãy thông báo cho khách hàng trước để họ có thể sắp xếp lại thời gian lấy đồ.
- Trước khi giao đồ, hãy kiểm tra kỹ lưỡng từng món đồ giặt để đảm bảo không có sai sót hoặc nhầm lẫn.
- Đảm bảo rằng quần áo đã được đóng gói sẵn sàng trước khi giao. Chuẩn bị túi đựng quần áo gọn gàng và sạch sẽ để giao đến khách hàng.
Tóm lại, mở tiệm giặt ủi là một mô hình kinh doanh hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội thành công, nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ hỗ trợ bạn trên hành trình kinh doanh tiệm giặt ủi và đạt được mục tiêu lợi nhuận như mong muốn. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Mức giá giặt ủi trung bình là bao nhiêu?
Mức giá giặt ủi trung bình là 5.000 – 6.000 đồng/kg đối với giặt ướt (chưa sấy) và 10.000 – 12.000 đồng/kg đối với giặt khô (bao gồm sấy).
Đối với các loại quần áo có giá trị cao như áo lông vũ, áo dạ, áo bông,… mức giá là 35.000 – 80.000 đồng/chiếc. Chăn cỡ to có giá từ 80.000 – 100.000 đồng/chiếc.
Kinh doanh tiệm giặt ủi có lãi không?
Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao, người kinh doanh cần phải xem xét và áp dụng các yếu tố sau:
- Quản lý hiệu quả chi phí
- Định giá hợp lý
- Xây dựng và giữ chân khách hàng
- Tích hợp công nghệ vào kinh doanh
Cần làm gì để giao đồ đúng khách hàng?
Để giao đồ đúng khách hàng trong kinh doanh tiệm giặt ủi, bạn cần:
- Khi nhận quần áo từ khách hàng, hãy phân loại và đánh số đồ giặt một cách cẩn thận.
- Ghi chép đầy đủ thông tin của khách hàng như tên, số điện thoại, địa chỉ và yêu cầu đặc biệt (nếu có).
- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp quản lý thông tin khách hàng và theo dõi từng đơn hàng một cách hiệu quả.