Công nghệ Internet phát triển như vũ bão, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử của người tiêu dùng cũng tăng mạnh. Có thể nói, năm 2024 là “thời kỳ vàng” của thương mại điện tử. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến cho việc di chuyển của con người trở nên khó khăn. “Thuận nước đẩy thuyền”, các sàn thương mại điện tử trở thành kênh phân phối hiện đại được ưa chuộng. Hãy cùng Tino Group khám phá các mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay nhé!
Tổng quan về các mô hình thương mại điện tử
Mô hình thương mại điện tử là gì?
Mô hình thương mại điện tử (eCommerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện công việc trao đổi, mua bán trên hệ thống mạng điện tử Internet. Tại đây, bạn có thể mua bán đa dạng các loại sản phẩm với quy mô trên toàn cầu mọi lúc mọi nơi. Đây là một điểm mạnh của e-commerce mà các hệ thống cửa hàng truyền thống không thể làm được.
Lợi ích nổi bật của mô hình thương mại điện tử
Xóa bỏ mọi giới hạn về thời gian và khoảng cách
Nếu như kinh doanh một cửa hàng trực tiếp, bạn phải sở hữu mặt bằng, nhân viên cùng rất nhiều yếu tố khác hỗ trợ công việc buôn bán thì với mô hình thương mại điện tử, bạn chỉ cần xây dựng một trang web online hoặc tham gia vào nền tảng các trang thương mại điện tử.
Với hình thức này, bạn không còn lo lắng về kinh phí cho mặt bằng, nhân viên, không bị giới hạn về địa điểm kinh doanh và thời gian. Bạn có thể bán hàng và trao đổi với khách 24/24 mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng, nhanh chóng thông qua hình thức trực tuyến.
Tiết kiệm chi phí
Kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử sẽ giúp người bán tiết kiệm kha khá tiền thuê mặt bằng, nhân viên cũng như các chi phí vận hành khác. Đặc biệt, bạn không phải tìm kiếm những cách thức quảng cáo đắt đỏ, mô hình kinh doanh này sẽ giúp bạn khâu Marketing, quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả, thu hút khách hàng. Điều này giúp các cá nhân, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn về giá cả cũng như cơ hội gia tăng thị phần doanh nghiệp.
Vấn đề hàng tồn kho
Mô hình thương mại điện tử cho phép nhà bán hàng chủ động và thỏa mái kiểm tra các đơn hàng, quản lý vấn đề hàng tồn kho dễ dàng nhờ các công cụ trực tuyến.
Tiếp cận tệp khách hàng khủng
Hiện nay, Internet phát triển kéo theo đó là nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng tăng cao. Kinh doanh qua mô hình thương mại điện tử sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận những số lượng khách hàng vô cùng lớn trên toàn quốc, thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh.
6 mô hình thương mại điện tử phổ biến
#1. Mô hình B2B
B2B là mô hình gì?
B2B là từ viết tắt của “Business-to-Business”. Đây là mô hình tập trung vào hình thức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp này tới doanh nghiệp khác thông qua các sàn thương mại điện tử, trang web hoặc những kênh thương mại riêng của doanh nghiệp.
Hiện nay, B2B được xem là mô hình thương mại điện tử được ưa chuộng nhất bởi những lợi ích trong việc giảm chi phí nghiên cứu thị trường, Marketing hiệu quả, độ nhận diện cao, đẩy mạnh cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt B2B còn tạo ra một thị trường đa dạng các mặt hàng và giá cả.
Khi ứng dụng mô hình B2B, các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm đối tác, đặt mua hàng, ký kết hợp đồng một cách dễ dàng và nhanh chóng. B2B hỗ trợ tuyệt vời cho rất nhiều doanh nghiệp trong kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế.
Một số mô hình kinh doanh B2B
Sàn thương mại điện tử
Tại Việt Nam, mô hình B2B đầu tiên xuất hiện và cực kỳ phổ biến chính là các sàn giao dịch thương mại điện tử như Lazada, Shopee, TiKi,… Còn thị trường quốc tế thì có thể kể đến như Amazon, Alibaba, Taobao, eBay,…
Muốn tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử kể cả trong nước và quốc tế, bạn chỉ cần tham khảo các thông tin để đăng ký tài khoản, tìm kiếm nguồn hàng và gửi hàng hóa lên sàn giao dịch để bán. Đối với các cá nhân, doanh nghiệp muốn mua sản phẩm thì bạn cũng có thể liên hệ các đơn vị cung cấp trên sàn, thực hiện giao dịch qua sàn công khai, minh bạch nên rất an toàn cho cả người bán lẫn người mua.
Mô hình phân phối hàng hóa
Mô hình B2B phổ biến tiếp theo là chuyên về phân phối hàng hóa hay còn gọi là bỏ sỉ, đầu mối số lượng lớn sản phẩm. Đối với mô hình này, bạn sẽ thường bắt gặp rất nhiều bên ngành thời trang, may mặc với nhiều trang web bán hàng sỉ lẻ khắp cả nước, thậm chí là toàn quốc.
Ví dụ: Một số trang web bán hàng giá sỉ lớn như: Chợ Sỉ, nhập hàng siêu tốc, bán buôn siêu rẻ (nguồn sỉ đồ gia dụng), thị trường sỉ, bán buôn tổng hợp (nguồn sỉ cho mẹ bỉm sữa),…
Có thể nói, mô hình phân phối hàng hóa bỏ sỉ khá giống với mô hình kinh doanh theo kiểu truyền thống tại các hệ thống chợ lớn, chợ đầu mối. Nhờ đó, các chủ shop, cửa hàng nhỏ lẻ dễ dàng sở hữu nguồn hàng chất lượng, giá tốt với số lượng lớn để kinh doanh bằng cách lên trang web của xưởng may để chọn sản phẩm, số lượng và trao đổi về giá cả rồi tiến hành thanh toán đặt hàng. Hầu hết các ngành nghề đều có trang web thương mại điện tử riêng hoạt động theo hình thức này.
#2. Mô hình B2C
B2C là mô hình gì?
B2C là từ viết tắt của “Business to Customer”. Đây là mô hình thương mại điện tử giữa cá nhân và người tiêu dùng với nhau, là một hình thức bán lẻ truyền thống nên có sự khác biệt so với B2B là đối tượng doanh nghiệp với nhau. B2C là mô hình có tốc độ tăng trưởng siêu tốc độ, ngày càng phủ rộng và chiếm thị phần lớn trong thị trường thương mại điện tử.
Sở hữu nhiều tiềm năng nổi bật, B2C đã mang đến thành công cho các doanh nghiệp với nguồn doanh thu bán hàng offline cực khủng khi triển khai hệ thống thương mại điện tử. Có thể đến các hãng thời trang lớn trên thế giới như Nike, Adidas, Zara,… hay một số mặt hàng đồ điện tử, gia dụng, chăn ga gối đệm,.. Đặc biệt, B2C còn là mô hình nổi tiếng với hoạt động đấu giá, giao dịch trao đổi không sử dụng tiền tệ, bán tài sản ảo trong game online hay các giao dịch bảo trì, thanh toán trung gian cực kỳ tiện ích.
Ví dụ: Các doanh nghiệp đang hoạt động mô hình B2B ở Việt Nam đã rất thành công với vai trò là các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền như Elise, HoangPhuc, Bibomart,.. Hay một số website như: chodientu.com, heya.com.vn, 1001shoppings.com,..
Không thể không kể đến thương hiệu thành công nhất theo mô hình B2C là website đấu giá eBay.
Ưu điểm nổi bật
- Tiết kiệm chi phí bán hàng khi bạn chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử online mà không tốn kém mở cửa hàng trực tiếp, thuê nhân viên cùng nhiều chi phí phát sinh khác.
- Có khả năng tiếp xúc một lượng lớn khách hàng khổng lồ khắp mọi nơi quan Internet.
- Khách hàng chủ động và thoải mái trong việc mua sắm, lựa chọn sản phẩm theo ý muốn.
- Dễ dàng thao tác mua bán, đặt hàng nhanh chóng chỉ với vài cú nhấp chuột.
- Giao hàng nhanh, tiết kiệm thời gian di chuyển đi lại.
#3. Mô hình C2C
C2C là mô hình gì?
C2C là viết tắt của “Consomer to Consumer”. Đây là mô hình giao dịch thương mại điện tử online diễn ra chủ yếu giữa những người tiêu dùng với nhau thông qua một đơn vị thứ ba như trang web bán hàng hay đấu giá trực tuyến. Trong đó, người mua và người bán sản phẩm, dịch vụ đều là cá nhân không phải doanh nghiệp, sử dụng nhiều cách thúc khác nhau trên Internet.
Hoạt động cơ bản của C2C
- Hoạt động đấu giá được xem là nổi bật nhất trong mô hình này.
- Sở hữu nhiều hình thức quảng cáo chất lượng, tùy vào từng sản phẩm và dịch vụ của người bán.
- Một số dịch vụ thiên về lý do cá nhân.
- Giao dịch các tài sản ảo, hỗ trợ một số dịch vụ khác.
Ví dụ
Đấu giá
Hiện nay, giao dịch trao đổi mua bán các sản phẩm, dịch vụ trên các trang web đấu giá rất được ưa chuộng. Ví dụ như eBay, Amazon, Yahoo,… Phổ biến nhất trong cuộc đấu giá là người mua hàng trực tuyến sẽ làm cho các hồ sơ dự thầu đối với hàng hóa và dịch vụ khác nhau, nhà thầu cao nhất sẽ được quyền sở hữu sản phẩm.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia đấu giá riêng với các phần mềm đặc biệt. Ví dụ như website greatshop.com cung cấp phần mềm để tạo ra các cộng đồng bán đấu giá ngược trực tuyến C2C.
Dịch vụ hỗ trợ
Khi bạn muốn mua sản phẩm, dịch vụ từ các cá nhân trực tuyến khác qua mô hình C2C, bạn sẽ mua từ những người xa lạ. Do đó, để đảm bảo chất lượng, an toàn về sản phẩm phẩm cũng như ngăn chặn các hành động gian lận rất được mô hình C2C chú ý và thực hiện nghiêm ngặt. Một dịch vụ giúp C2C trả các khoản thanh toán qua công ty trung gian an toàn, chuyên nghiệp có thể kể đến như PayPal.
#4. Mô hình C2B
C2B là mô hình gì?
C2B là từ viết tắt của “Customer to Business”. Đây là một mô hình thương mại điện tử hoạt động theo hình thức chủ yếu giữa người tiêu dùng cá nhân hướng đến doanh nghiệp. Nghĩa là cá nhân sẽ tạo ra những giá trị và doanh nghiệp đóng vai trò là người mua theo yêu cầu về giá cả của riêng họ. Bên cạnh đó, cá nhân cũng có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp và được nhận tiền theo giá trị hàng hóa.
So với hình thức kinh doanh truyền thống, mô hình C2B có cách thức hoạt động hoàn toàn đảo ngược. Đây là mô hình còn tương đối mới nên không thể tránh khỏi những vấn đề pháp lý tiềm ẩn chưa được giải quyết triệt để.
Ví dụ: Khi khách hàng viết đánh giá hoặc đề xuất ý tưởng hữu ích để phát triển sản phẩm mới thì người tiêu dùng này đang tạo ra giá trị cho các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chấp nhận những thông tin đầu vào từ cá nhân này.
Hình thức kinh doanh cơ bản của C2B
Các mô hình kinh doanh của C2B xoay quanh về đấu giá ngược hoặc thu thập nhu cầu, cho phép khách hàng đặt tên và định giá riêng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ của họ. Sau đó, các website thu nhập giá thầu nhu cầu sẽ thực hiện cung cấp giá thầu cho người bán tham gia.
Đến với thị trường C2B, các vai trò liên quan đến giao dịch đều được thiết lập và người dùng tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp được giá trị cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, C2B còn hoạt động theo một hình thức khác là khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội dựa trên phí tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp tại các Blog của khách hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh về thực phẩm có thể thuê các Food Blogger để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình. Những đánh giá trên Youtube hoặc Blog có thể được khuyến khích bởi các sản phẩm miễn phí hoặc thanh toán trực tuyến.
#5. Mô hình B2E
B2E là mô hình gì?
B2E là từ viết tắt của “Business to Employee”. Đây được xem là mô hình thương mại điện tử hoạt động giữa doanh nghiệp với người lao động thuộc quyền sở hữu nội bộ của doanh nghiệp, công ty.
Hoạt động của mô hình B2E diễn ra bằng cách doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ, thông tin đến từng người lao động và liên lạc chủ yếu qua Intranet – mạng nội bộ thường sử dụng làm nền tảng thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Về giá bán, doanh nghiệp sẽ thường chiết khấu hỗ trợ cho nhân viên.
Hiện nay, mô hình B2E mang đến lợi ích tuyệt vời nên được ứng dụng phổ biến trong tổ chức kinh doanh, các lĩnh vực dịch vụ như sản xuất, giáo dục, y tế,…
Ví dụ: Một số doanh nghiệp triển khai thành công với mô hình thương mại điện tử B2E như: Cisco, Schawb, Coca-Cola, hãng hàng không Delta, Ford Motor,…
Ưu điểm nổi bật
- Giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về công tác hành chính.
- Thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên trở nên hiệu quả hơn, trung thành và hết lòng cống hiến cho công ty với thái độ tích cực, hăng say.
- Nhân viên dễ dàng tìm kiếm, sở hữu thông tin về doanh nghiệp cũng như chia sẻ các thông tin trong nội bộ công ty dễ dàng.
#6. Mô hình B2G
B2G là mô hình gì?
B2G là từ viết tắt của “Business to Government”. Đây là mô hình thương mại điện tử hoạt động giữ doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền. Không giống như hầu hết các mô hình tiếp thị hướng đến người dùng hay các doanh nghiệp, B2G liên quan đến thế giới phức tạp của chính sách công và quản trị giữa doanh nghiệp và chính phủ.
Hiểu đơn giản, mô hình B2G là sự trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ từ công ty tư nhân với một cơ quan công cộng.
Ví dụ
GSA Advantage
Đây là một cơ quan liên bang sử dụng các công ty B2G là Cơ quan dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ hoặc GSA. Website GSA Advantage thường cung cấp cho các văn phòng liên bang cổng thông tin dựa trên trang web mà họ có thể sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ cần thiết nhằm hoàn thành nhiệm vụ.
Website này sẽ tổ chức hơn 20 loại sản phẩm và dịch vụ, từ vật liệu xây dựng cho đến các giải pháp công nghệ cho ô tô và thuyền. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo và tìm hiểu về những gì cơ quan chính phủ yêu cầu, kỳ vọng giá cả của họ và làm thế nào để trở thành nhà cung cấp.
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Những công ty chuyên sửa chữa về cơ sở hạ tầng thường dựa vào những hợp đồng với các cơ quan chính phủ tiểu bang và địa phương. Cơ quan này sẽ trao đổi cùng các nhà thầu về dự án xây dựng cho các tòa văn phòng mới, phát triển công viên và xây dựng đường sá. Chủ doanh nghiệp sẽ gửi giá thầu đã bao gồm ước tính chi phí và thời hạn để chính phủ phê duyệt.
Khi xã hội ngày một phát triển, trong tương lai hứa hẹn các mô hình thương mại điện tử này sẽ còn bùng nổ hơn nữa, mang đến những hình thức kinh doanh tiềm năng, siêu lợi nhuận cũng như nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng.
FAQs về các mô hình thương mại điện tử phổ biến
Mô hình thương mại điện tử khác gì với mô hình kinh doanh truyền thống?
So với kinh doanh truyền thống thì mô hình thương mại điện tử sở hữu nhiều điểm mới lạ, mang lại tiện ích cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, tối ưu hóa bán hàng. Bên cạnh đó, mô hình thương mại điện tử còn giúp người mua hàng tiết kiệm thời gian di chuyển, so sánh giá và lựa chọn món hàng từ nhiều nền tảng khác nhau, được giao hàng đến tận nhà.
Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử của cá nhân nước ngoài là gì?
Những cá nhân đang sinh sống tại nước ngoài muốn kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam thì phải cư trú tại Việt Nam. Trường hợp bạn không cư trú tại Việt Nam nhưng muốn tạo trang web bán hàng về Việt Nam, bạn cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của Mỹ về kinh doanh Online và trang web phải sử dụng tên miền Việt Nam.
Những công cụ nào hỗ trợ đánh giá hoạt động của trang web thương mại điện tử?
Các công cụ hỗ trợ đánh giá website thương mại điện tử như: SWOT, 4N, ICET, 7C,..
Sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm bớt công việc gì?
Khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp không phải thực hiện các công việc như: thiết kế website, xây dựng mô hình cấu trúc của trang web, mua Domain, thuê Hosting,..