Dù ở thời điểm nào, trẻ em vẫn là nhóm khách hàng được quan tâm hàng đầu. Nhóm khách hàng này có khả năng mang lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, xu hướng kinh doanh các mặt hàng dành cho trẻ ngày càng lên ngôi. Trong đó, mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em hiện đang dẫn đầu xu hướng. Vậy điều gì đã khiến mô hình này phát triển mạnh mẽ đến thế? Xây dựng mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em bằng cách nào cho hiệu quả?
Tìm hiểu tổng quan về mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT:
- “Đồ chơi trẻ em là những sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế và sản xuất để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi.
- Đồ chơi trẻ em bao gồm đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, khu vực vui chơi ngoài trời trong phạm vi khuôn viên của nhà trường”.
Nhìn chung, đồ chơi trẻ em là những đồ vật được sử dụng để trẻ em giải trí. Đồ chơi đóng vai trò như các phương tiện lý thú giúp trẻ rèn luyện tư duy và những kỹ năng cơ bản trong xã hội. Gỗ, đất sét, nhựa và giấy là những chất liệu phổ biến được dùng để tạo ra đồ chơi cho trẻ.
Đặc tính của đồ chơi trẻ em là phải đảm bảo chất lượng, lành tính và an toàn với sức khỏe của trẻ. Đồ chơi được thiết kế với nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh giải trí đơn thuần, nhiều đồ chơi còn được tạo ra để kích thích tư duy sáng tạo, rèn luyện tư duy, sưu tập và trưng bày.
Mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em có lợi gì cho doanh nghiệp?
“Trẻ em như búp trên cành”. Vì vậy, đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện tinh thần và thể chất cho trẻ chính là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Bên cạnh đó, cộng hưởng với nền kinh tế và mức sống tăng cao, việc chọn lựa đồ chơi an toàn, hỗ trợ phát triển trí tuệ của trẻ cũng rất được cha mẹ chú trọng. Có thể nói, thị trường đồ chơi chính là “mảnh đất màu mỡ” để các nhà đầu tư “gieo mầm” và “hái quả ngọt”.
Cùng với quần áo trẻ em, đồ chơi là sản phẩm mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải có. Bởi lẽ đó, triển khai mô hình kinh doanh cửa hàng đồ chơi trẻ em luôn là lĩnh vực giàu tiềm năng, phù hợp với người mới khởi nghiệp.
Hiện tại, đã có rất nhiều thương hiệu kinh doanh đồ chơi trẻ em thành công như: Bibomart, Baby, Concung,… Tuy phát triển đã lâu nhưng thị trường đồ chơi trẻ em vẫn “không thiếu đất” cho các nhà đầu tư “dụng võ”.
Dù không phải ai cũng suôn sẻ kinh doanh lĩnh vực này, nhưng nếu kiên trì, không ngừng học hỏi và chuẩn bị hành trang vững chắc trước khi khởi nghiệp, bạn vẫn có thể chinh phục thành công.
Tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em
Trước đây, mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em không phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây. Đó là vì nền kinh tế của nước ta ở thời điểm đó còn nhiều khó khăn, những món đồ chơi trẻ em còn
Quy trình xây dựng mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em
Bước 1: Tìm hiểu xu hướng thị trường
Thị trường đồ chơi trẻ em giàu tiềm năng phát triển đã khiến “người người nhà nhà” đổ xô “rót” vốn kinh doanh. Điều này đã tạo nên một sức ép cạnh tranh mạnh mẽ trên nhiều phương diện, từ giá thành, mẫu mã đến chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, để thuận lợi kinh doanh, bước đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu, khảo sát thị trường. Đây chính là nền tảng giúp bạn định hình và duy trì sự tồn tại cho cửa hàng của mình.
Một số yếu tố bạn cần dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu là:
- Đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc kinh doanh.
- Điểm danh các thương hiệu kinh doanh tốt, thời gian hoạt động của các cửa hàng.
- Những mặt hàng được bán phổ biến trên thị trường.
- Thống kế số lượng, phân tích nhân khẩu học của khách hàng tiềm năng xung quanh khu vực kinh doanh.
- …
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường không chỉ là bước đầu tiên mà còn là bước quan trọng nhất khi kinh doanh đồ chơi trẻ em. Dành thời gian nghiên cứu, khảo sát giúp bạn định hướng mục tiêu rõ ràng, cụ thể để có thể kinh doanh một cách suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Bước 2: Ước lượng nguồn vốn trước khi kinh doanh
Tài chính được xem là “nhịp đập” duy trì sự tồn tại của một doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào. Khi kinh doanh mô hình đồ chơi trẻ em, bạn cũng nên triển khai kế hoạch tài chính chi tiết, rõ ràng.
Thông thường, kinh doanh các mặt hàng đồ chơi sẽ có vốn dao động từ vài trăm cho đến hàng tỷ đồng tùy vào túi tiền của bạn. Vốn ban đầu thường chi trả cho các khoản như: thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên, nhập hàng, thiết kế website, thanh toán tiền điện nước,…
Song song với cửa hàng truyền thống, xây dựng website bán hàng cũng là xu hướng kinh doanh tất yếu của các doanh nghiệp hiện đại. Việc này giúp sản phẩm tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Từ đó, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhanh chóng. Vì vậy, tìm kiếm một đơn vị thiết kế web uy tín, chuyên nghiệp là một trong những bước khởi đầu thông minh của nhiều cửa hàng.
Nếu chưa có website online, bạn có thể hợp tác cùng Webico – một trong những đơn vị thiết kế web hàng đầu khu vực miền Nam, có thể hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy doanh số tăng trưởng gấp đôi thông qua chất lượng website.
Bước 3: Trang trí cửa hàng
Đây cũng là bước rất quan trọng trong quy trình kinh doanh cửa hàng đồ chơi trẻ em. Để thu hút khách hàng, nhất là trẻ nhỏ, bạn nên tạo ra màu sắc riêng cho cửa hàng của mình. Màu sắc càng trẻ trung, tươi sáng, càng dễ hấp dẫn các vị “thượng đế” nhỏ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến phong cách bài trí sản phẩm. Tốt nhất, bạn nên sắp xếp sản phẩm ở những nơi dễ nhìn và trong tầm với của trẻ. Nếu đủ kinh phí, bạn có thể mở một không gian nhỏ xinh, bán đồ ăn nhẹ cho bé. Khoảng không gian này chính là điểm kết nối tuyệt vời giữa bạn và khách hàng.
Bước 4: Tìm nguồn hàng chất lượng
Khi kinh doanh các mặt hàng liên quan đến trẻ nhỏ, bạn cần chú ý đến chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Bên cạnh giá thành, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định mua hàng của các bậc phụ huynh.
Để đảm bảo an toàn cho con em của mình, các bậc cha mẹ luôn chọn những sản phẩm có tên tuổi, xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng. Chính vì thế, các cửa hàng cần thuyết phục người tiêu dùng bằng uy tín của mình.
Thay vì chọn hàng giá rẻ của Trung Quốc, bạn có thể đánh mạnh vào các thương hiệu uy tín tại Việt Nam hoặc các đơn vị lớn trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Anh,… Tùy vào khu vực bán hàng và người tiêu dùng mục tiêu, bạn có thể lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm phù hợp.
Bước 5: Đào tạo và quản lý nguồn nhân sự
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em là đào tạo và quản lý nhân viên. Trên thực tế, thái độ phục vụ và độ chuyên nghiệp của nhân viên là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định khả năng giữ chân khách hàng.
Để mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho các vị khách nhỏ, nhân viên của bạn phải có khả năng thấu hiểu tâm lý trẻ, cởi mở và thân thiện. Phong thái phục vụ tốt sẽ giúp cửa hàng bạn ghi điểm trong mắt khách hàng.
Trong giai đoạn đầu, bạn nên dành thời gian lui đến cửa hàng thường xuyên. Bên cạnh việc trông nom cửa hàng, bạn cũng cần đào tạo và theo sát nhân viên. Rèn luyện kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp sẽ giúp nhân viên hình thành thói quen và tác phong tốt trong suốt quá trình làm việc.
Kết luận
Mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em đã không còn quá xa lạ với những bạn có niềm đam mê khởi nghiệp. Để kinh doanh thuận lợi, bạn cần đầu tư và trang bị cho mình khối lượng kiến thức vững chắc.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em và quy trình kinh doanh lĩnh vực này. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích về kiến thức kinh doanh bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Nên mở cửa hàng đồ chơi trẻ em ở đâu?
Vị trí tốt nhất để mở cửa hàng đồ chơi trẻ em là gần trường học hoặc những khu vực đông dân cư.
Mở cửa hàng đồ chơi trẻ em cần bao nhiêu vốn?
Vốn đầu tư tối thiểu khi kinh doanh mô hình đồ chơi trẻ em dao động từ vài trăm triệu đến số tiền tỷ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh và khách hàng mục tiêu, số vốn có thể chênh lệch ít nhiều.
Nên tìm nguồn hàng đồ chơi trẻ em ở đâu?
Đồ chơi trẻ em cần phải đảm bảo xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy, bạn có thể nhập hàng ở:
- Chợ đầu mối.
- Các thương hiệu đồ chơi uy tín tại: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ,…
- Nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất.
Có bao nhiêu mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em phổ biến?
5 mô hình kinh doanh đồ chơi trẻ em phổ biến là:
- Cửa hàng bán lẻ đồ chơi trẻ em.
- Đại lý bán đồ chơi trẻ em.
- Cửa hàng trực tuyến bán đồ chơi trẻ em.
- Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em kết hợp với các mặt hàng mẹ và bé.