Phát triển phần mềm nguyên khối sẽ khiến doanh nghiệp hao tốn nhiều tài nguyên khi sửa chữa, nâng cấp phần mềm. Làm thế nào để giảm thiểu được tài nguyên, nguồn lực khi nâng cấp sửa chữa phần mềm? Microservices chính là giải pháp cho doanh nghiệp. Vậy, Microservices là gì? Microservices mang lại lợi ích gì?
Tìm hiểu về Microservice
Microservice là gì?
Kiến trúc Microservice còn thường được gọi tắt là Microservice. Đây là một kiểu kiến trúc tập hợp nhiều dịch vụ con khác nhau liên kết thành một khối lớn hơn.
Ví dụ như trong ảnh là một mô hình Microservice. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi phần mềm sẽ có một cách để phát triển mô hình Microservice cho riêng mình, cũng như có nhiều biến thể khác nhau và không có một mô hình chung để làm khung.
Bạn có thể hiểu rằng, một ứng dụng lớn sẽ được chia ra thành nhiều ứng dụng nhỏ được gọi là Microservice và chúng được triển khai để có thể chạy độc lập với nhau từ: mã nguồn, dữ liệu và cả cách hoạt động. Những Microservice không giao tiếp trực tiếp với nhau mà giao tiếp thông qua API gateway.
Phát triển ứng dụng theo Microservice mang đến những lợi ích gì?
- Triển khai đơn giản: bạn có thể dễ dàng triển khai từng module nhỏ và không ảnh hưởng đến dịch vụ khác.
- Dễ dàng để hiểu: khi tác ra thành nhiều module nhỏ, các chức năng của module sẽ rõ ràng hơn, code dễ hiểu hơn và dễ dàng sửa lỗi hơn.
- Khả năng tái sử dụng: mỗi module là một chức năng tách biệt, vì thế bạn có thể tái sử dụng cho nhiều dự án khác nhau.
- Dễ dàng phát hiện lỗi: khi hệ thống dịch vụ bị sập, bạn có thể dễ dàng tìm thấy module nào bị lỗi và nhanh chóng sửa hơn. Ví dụ như thanh toán bị lỗi, bạn chỉ cần tìm module thanh toán và chỉnh sửa.
- Hạn chế thay đổi: khi có công nghệ mới hay áp dụng ngôn ngữ lập trình mới vào, bạn có thể thay đổi từng module nhỏ hạn chế rủi ro trong thay đổi.
Ưu điểm và nhược điểm của Microservice
Ưu điểm của Microservice
- Chỉ cần một team nhỏ là có thể đủ phát triển một ứng dụng Microservice
- Có thể xây dựng phần mềm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
- Dễ dàng tích hợp và triển khai tự động bằng các phần mềm mã nguồn mở
- Nhà phát triển có thể dễ dàng ứng dụng công nghệ mới vào ứng dụng
- Giúp các coder có thể phát triển và khai thác dịch vụ một cách độc lập
- Dễ dàng sửa đổi và nâng cấp với các module nhỏ, chức năng rõ ràng
- Nếu 1 module bị lỗi, bạn có thể “cách ly” module lỗi để chỉnh sửa và ứng dụng vẫn hoạt động bình thường.
Nhược điểm của Microservice
Không có điều gì là hoàn hảo cả, Microservice có khá nhiều nhược điểm khiến bạn phải lưu tâm như:
- Do các khối dịch vụ được phát triển riêng, vì thế chúng trở nên phân tán làm việc kiểm tra trở nên khó khăn hơn.
- Số lượng module lớn đồng nghĩa với khối lượng kết nối giữa các module trở nên khổng lồ
- Kiến trúc Microservice sẽ khiến phần mềm trở nên phức tạp, giảm thời gian chịu lỗi, gia tăng độ trễ mạng và khó để xử lý cân bằng tải.
- Với nhiều module khác nhau, nếu phân chia kiến trúc không đúng sẽ dẫn đến việc trùng chức năng
- Nếu một tác vụ kéo dài trên nhiều module và bị lỗi sẽ khiến việc chỉnh sửa sẽ trở nên phức tạp vì phải có nhiều bộ phận phát triển module đó vào cuộc.
- Các nhà phát triển phải tối ưu cho sự giao tiếp giữa các module
- Khối lượng dịch vụ, module tăng lên, độ phức tạp của phần mềm cũng sẽ tăng theo
6 đặc điểm của Microservice
Multiple Components – nhiều thành phần
Dĩ nhiên, đặc điểm nổi bật của Microservice chắc chắn là việc kiến trúc này chia một phần mềm lớn thành nhiều module dịch vụ nhỏ khác nhau. Những module này có thể triển khai tách biệt và độc lập với nhau, sau đó sử dụng API để kết nối những module này lại.
Việc sửa chữa một thành phần nhỏ, một module sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn việc sửa chữa một phần mềm nguyên khối khổng lồ.
Built For Business – Xây dựng cho doanh nghiệp
Kiến trúc Microservice sẽ được xây dựng và phát triển ưu tiên và phù hợp với doanh nghiệp. Nếu các phần mềm với kiến trúc nguyên khối truyền thống sẽ không có trọng tâm như: cơ sở dữ liệu, công nghệ hay giao diện người dùng,…
Microservice sẽ tạo một phần mềm riêng cho bạn. Khi bạn xây dựng một phần mềm trên kiến trúc Microservice, bạn sẽ tự phát triển và tự sử dụng vì đây là sản phẩm phù hợp với bạn nhất.
Simple Routing – Định tuyến đơn giản
Đôi khi “cổ” một chút sẽ mang lại sự tối ưu nhất. Microservices hoạt động khá giống với hệ thống UNIX: nhận requests, xử lý chúng và trả về kết quả tương ứng. Vì thế, có thể nói rằng Microservices có các đường ống dẫn thông tin đến thiết bị đầu cuối và áp dụng logic thông minh hơn.
Decentralized – Phi tập trung
Microservices liên quan đến nhiều công nghệ, nền tảng khác nhau. Vì thế, kiểu kiến trúc tập trung và quản trị cũ không phải là cách tối ưu. Với khả năng quản lý phi tập trung, các nhà phát triển có thể xây dựng ra những công cụ gỡ lỗi từng module và chia sẻ/ bán lại cho cộng đồng/ nhà phát triển khác để họ xử lý lỗi tương tự. Vì mỗi module chỉ sở hữu và quản lý duy nhất dữ liệu của chúng.
Failure Resistant
Kiến trúc Microservice được phát triển để tối ưu hoá việc gỡ lỗi và hạn chế thất bại. Nếu có một module hay một dịch vụ sập bất ngờ vì bất cứ lý do gì, bạn có thể dễ dàng nhận ra lỗi ở đâu hơn vì mỗi module có một chức năng nhất định. Cùng với đó, bạn có thể sửa lỗi nhanh hơn và những module khác cũng không bị ảnh hưởng,
Evolutionary
Cuối cùng, Microservice là một kiểu kiến trúc để hướng về tương lai. Bạn đang thiết kế một module, dịch vụ ở thời điểm hiện tại với một công nghệ A. Sau đó, bạn có thể liên tục “tiến hoá” dịch vụ, module của mình sang công nghệ B, C hay D thậm chí là cao hơn khi nền tảng công nghệ và nhân lực của bạn đủ để đáp ứng.
Những ứng dụng của Microservice
Ứng dụng vào các hệ thống dịch vụ web lớn
Các Microservice có thể hoạt động độc lập với nhau, vì thế các nhà phát triển có thể mở rộng phần mềm, mở rộng chức năng mà không hề gây ảnh hưởng đến các dịch vụ khác.
Hiện tại có những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hỗ trợ tối ưu cho Microservice như: AWS, Azure.
Xây dựng các ứng dụng App Native
Các nhà phát triển có thể tập trung vào một vài Microservice mà không cần quá lo lắng về những dịch vụ khác. Việc này sẽ tăng tốc độ phát triển phần mềm và nhanh chóng đưa ra thị trường.
Thiết kế và xây dựng Web API
Microservice hỗ trợ cải thiện hiệu suất cho các nhóm xử lý thay vì một ứng dụng chung. Lợi thế này sẽ gia tăng mức độ bảo mật cho tổng thể phần mềm.
Phát triển mở rộng và tích hợp với module IoT
Microservice cho phép các nhà phát triển không còn khoảng cách giữa ngôn ngữ và công nghệ. Các nhà phát triển có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình và nhiều công nghệ khác nhau trong cùng 1 sản phẩm.
Đến đây, Tino Group đã mang đến cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích để giải đáp thắc mắc của bạn về Microservice là gì. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn một phần nào đó trên con đường phát triển phần mềm của mình. Tino Group chúc bạn luôn thành công và may mắn.
Bài viết có tham khảo nội dung từ: microservices.io, SmartBear, VIBLO, TopDev,…
Những câu hỏi thường gặp về Microservice
Monolith Application là gì?
Monolith Application hay ứng dụng được xây dựng theo kiến trúc nguyên khối. Đây là những ứng dụng đơn giản, dễ thực hiện. Bạn chỉ cần xây dựng ứng dụng với toàn bộ module đều nằm trong 1 khối duy nhất.
Tuy nhiên, khi phát triển nhiều chức năng, kiến trúc này sẽ bộc lộ nhiều điểm bất cập và nhược điểm lớn như:
- Hao tổn tài nguyên: để nâng cấp 1 module, bạn sẽ phải deploy toàn bộ code do ứng dụng là một khối thống nhất.
- Khó để ứng dụng công nghệ mới vào dự án
- Việc kiểm tra, gỡ lỗi sẽ trở thành “cơn ác mộng”
Nhược điểm đáng quan ngại của Microservice là gì?
- Cần phải tốn nhiều chi phí để thuê kiến trúc sư phần mềm giỏi
- Chi phí cho bảo mật, kết nối riêng biệt cho mỗi module
- Quá trình quản lý sẽ trở nên phức tạp
- Việc đảm bảo kết nối sẽ khó khăn hơn kiến trúc Monolith.
Nên sử dụng Monolith hay Microservice?
Kiến trúc Microservice sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp xây dựng phần mềm lớn và cần phải đầu tư để phát triển nhiều module cho tương lai. Kiến trúc Monolith sẽ phù hợp với các dự án nhỏ, siêu nhỏ để tránh sự phức tạp quá mức cần thiết.
Có nên thuê software architect hay không?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào quy mô dự án phần mềm của bạn, của doanh nghiệp bạn. Nếu dự án của bạn không phát triển nhiều thứ trong tương lai, thuê một software architect – kiến trúc sư phần mềm sẽ có thể là một sự lãng phí nguồn lực.
Ngược lại, đối với một doanh nghiệp có đường lối phát triển dài hạn trong tương lai, việc thuê một software architect chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có một phần mềm tốt hơn, hiệu quả hơn.