Metadata xuất hiện khá nhiều trong bối cảnh công nghệ số và trở thành một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, dù nghe qua nhiều lần nhưng không phải ai cũng hiểu Metadata là gì cũng như tầm quan trọng mà Metadata mang lại. Nếu bạn quan tâm đến thuật ngữ Metadata và mong muốn khám phá thêm về thế giới công nghệ, hãy cùng Tino Group tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Metadata
Metadata là gì?
Metadata (siêu dữ liệu) là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong bối cảnh công nghệ số, chuyển đổi số. Về cơ bản, Metadata được hiểu đơn giản là một dạng dữ liệu có khả năng mô tả thông tin chi tiết về dữ liệu (tự mô tả chính mình).
Ngoài ra, Metadata được sử dụng cho các hình ảnh, file máy tính, trang tính, file âm thanh, trang web, video,… Đối với trang web, việc sử dụng nhiều Metadata đóng vai trò rất quan trọng. Vì yếu tố này chứa toàn bộ mô tả về nội dung của trang và những keyword được liên kết với nội dung.
Thông thường, Metadata sẽ được các công cụ tìm kiếm hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Độ chính xác và chi tiết của Metadata là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc người dùng có truy cập vào trang web hay không.
Các Metadata được tạo thủ công thường mang tính chính xác hơn. Vì chúng cho phép người dùng nhập bất kỳ thông tin nào mà họ cảm thấy liên quan hoặc phù hợp với mô tả file. Đồng thời, Metadata cũng có thể được tạo tự động. Những Metadata tự động chỉ hiển thị thông tin như kích thước file, thời gian file được tạo ra, phần mở rộng file, người tạo ra file.
Các dạng Metadata trong thực tế
Metadata trong thư viện
Đây là một loại siêu dữ liệu được sử dụng để tổ chức các thông tin, giúp người dùng dễ khám phá và sử dụng hơn. Hiểu đơn giản, Metadata trong thư viện có khả năng phân loại thông tin đã lưu trữ. Ví dụ như mỗi cuốn sách sẽ cung cấp hệ thống hoá dữ liệu bao gồm: tên sách, mục lục, tóm tắt nội dung, mã danh mục tương ứng với vị trí của sách.
Metadata trong tệp tin
Trên thực tế, mỗi tệp tin đều liên kết với một bộ Metadata nhằm cung cấp thông tin về tác giả, nguồn cũng như những thông số quan trọng khác. Các thông số này có thể là: tên cá nhân, tên công ty, ổ đĩa lưu tập tin, tên thiết bị. Metadata trong tệp tin có khả năng mô tả chi tiết về từng loại tệp, bao gồm: loại, kích thước, thời gian tạo, thời gian lưu trữ,…
Metadata trong Internet
Loại Metadata này có vai trò chỉ định và xử lý lưu lượng truy cập trên mạng lưới Internet. Nghĩa là nếu không có sự hỗ trợ của Metadata, người dùng sẽ không thể truyền thông tin qua Internet.
Về cơ bản, các dữ liệu khi được truyền qua Internet sẽ được phân thành các gói quản lý và gói dữ liệu. Nhiệm vụ của chúng là phải mang thông tin về đích. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi gói khi được truyền qua Internet đều phải có Metadata.
Một số loại Metadata phổ biến
Tuỳ thuộc vào chức năng trong quản lý thông tin, Metadata được phân thành nhiều loại khác nhau:
- Administrative Metadata: Cấp quyền truy cập vào dữ liệu cũng như quyền của người dùng.
- Descriptive Metadata: Cung cấp những thông tin liên quan đến bản quyền, giấy phép cũng như chi phí bản quyền.
- Legal Metadata: Cung cấp các đặc điểm cụ thể của một phần dữ liệu như từ khoá, thư mục, số lượng,…
- Preservation Metadata: Cung cấp vị trí của các mục dữ liệu trong khuôn khổ hoặc trình tự phân cấp.
- Process Metadata: Giúp người dùng triển khai các mô hình thu thập, xử lý dữ liệu thống kê.
- Provenance Metadata: Cho phép người dùng theo dõi lịch sử của một phần dữ liệu khi di chuyển, giúp hạn chế các vấn đề về lỗi hiệu quả hơn.
- Reference Metadata: Cung cấp thông tin mô tả chất lượng của nội dung thống kê.
- Statistical Metadata: Hỗ trợ phân tích và sử dụng chính xác các số liệu được thấy trong những báo cáo, khảo sát và các tài liệu tóm tắt.
- Structural Metadata: Giúp người dùng nhận diện các phần tử của một dữ liệu phức tạp, được sử dụng phổ biến trong nội dung kỹ thuật số.
- Use Metadata: Đóng vai trò như những dạng dữ liệu được sắp xếp và phân tích mỗi khi có người dùng truy cập.
Tầm quan trọng của Metadata đối với người dùng
Lợi ích lớn nhất mà Metadata mang lại là giúp người dùng quản lý các đối tượng, tổ chức và sử dụng dữ liệu. Ngoài ra, Metadata còn có khả năng đồng bộ và khiến thông tin trở nên nhất quán hơn. Việc tra cứu, tìm kiếm thông tin và truy xuất tài nguyên với sự hỗ trợ của Metadata cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Metadata còn mang đến những lợi ích khác cho người dùng như:
- Cho phép thoải mái tìm kiếm tài nguyên theo những dạng tiêu chí khác nhau.
- Đơn giản hoá việc nhận diện tài nguyên.
- Hỗ trợ thu thập tài nguyên theo chủ đề.
- Hỗ trợ truy xuất tài nguyên theo cách đơn giản nhất.
Metadata là một thuật ngữ quen thuộc nhưng không dễ hiểu. Vì vậy, bạn có thể sẽ mơ hồ trước những lợi ích mà Metadata mang lại. Thế nên, Tino Group sẽ cung cấp một số ví dụ điển hình ứng dụng Metadata mà bạn đang sử dụng hằng ngày.
Khi gửi hoặc nhận một Email, những thông tin trên Email như tên, địa chỉ Email, thời gian gửi Email, địa chỉ IP và các dữ liệu khác chính là Metadata. Chúng được sắp xếp và hiển thị chính xác nhằm chuyển tin nhắn đến đúng địa chỉ cần nhận.
Điện thoại
Metadata là “sợi dây vô hình” giúp mạng điện thoại kết nối các cuộc gọi, ghi nhận nhật ký dữ liệu cuộc gọi với nhiều mục đích khác nhau. Những Metadata này có thể là số điện thoại của người gọi/người nhận, thời gian gọi, thời lượng cuộc gọi và cả vị trí GPS của những người đang kết nối với nhau.
Mạng xã hội
Thông thường, các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter sẽ yêu cầu quyền truy cập vào thông tin cơ bản của người dùng. Điều này đồng nghĩa các ứng dụng đang thực hiện truy cập Metadata được lưu trữ bởi tài khoản mạng xã hội của bạn để nhận diện bạn là ai.
Đồng thời, các lượt react trên mạng xã hội cũng được xem là Metadata cá nhân của bạn. Đây chính là yếu tố được sử dụng để thiết lập các mục tiêu quảng cáo và đề xuất những trang bạn sẽ quan tâm.
Các trang web
Metadata là yếu tố quan trọng giúp trang web của bạn có thể được người dùng tìm kiếm và hiển thị trên trang kết quả Google. Trang web có Metadata bao gồm: tiêu đề trang, mô tả, ngày xuất bản, từ khoá, tên tác giả và một số thông tin khác. Các công cụ tìm kiếm sẽ dựa trên những thông tin này để lập danh mục web. Chính vì thế, người dùng có thể tìm kiếm trang web của bạn một cách dễ dàng.
Thư viện phương tiện kỹ thuật số
Với Metadata, toàn bộ file âm nhạc, video của bạn sẽ được sắp xếp và hiển thị một cách logic nhất. Các loại Metadata MP3 được sắp xếp bao gồm tên nghệ sĩ, tên bài hát, tên album, tên tác giả, năm phát hành và những thông tin cụ thể khác.
Metadata đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Có thể thấy, Metadata thật sự rất hữu ích và cần thiết trong bối cảnh công nghệ số. Tino Group hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Metadata là gì cũng như tầm quan trọng của chúng.
Những câu hỏi thường gặp
Bảo vệ Metadata của mình bằng cách nào?
Để bảo vệ Metadata của mình, bạn có thể sử dụng VPN để ẩn các hoạt động trực tuyến, hạn chế chấp nhận số lượng cookie cũng như các trình theo dõi và sử dụng các tiện ích chống theo dõi trình duyệt. Ngoài ra, bạn cũng nên xóa Metadata khỏi các file trước khi upload file lên Internet hoặc gửi cho bạn bè.
Thế nào là Metadata Image?
Metadata Image là một loại siêu dữ liệu hình ảnh. Đây là một tập hợp thông tin về các thông số kỹ thuật, xử lý hậu kỳ, thông tin về quyền và quản lý hình ảnh.
Metadata cho 1 tệp là gì?
Metadata cho 1 tệp là những thông tin bổ sung về tệp như hình ảnh thu nhỏ, ngày tạo tệp, tên tệp,…
Metadata được sử dụng trong các lĩnh vực nào?
Metadata được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như: khoa học, nghệ thuật và nhân văn, khoa học,…