Đối với các SEOer, Meta Description không phải là thuật ngữ quá xa lạ. Đây được xem là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến lượng traffic truy cập vào website của bạn. Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn còn mơ hồ về Meta Description. Vậy chính xác Meta Description là gì? Meta Description mang lại lợi ích như thế nào? Đâu là cách tăng CTR và thứ hạng website chỉ với Meta Description? Tino Group sẽ giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chi tiết về Meta Description
Thẻ Meta là gì?
Trước khi khai thác thuật ngữ Meta Description, bạn cần hiểu rõ thẻ Meta (Meta Tag) là gì. Thẻ Meta là đoạn văn bản được người dùng sử dụng để mô tả nội dung của trang. Chúng không xuất hiện trên chính trang ấy mà chỉ hiển thị trong mã nguồn trang. Vai trò của thẻ Meta là giúp công cụ tìm kiếm xác định được nội dung mà trang web truyền tải.
Về bản chất, thẻ Meta là những dòng mã được đặt trong phần đầu (head) của trang HTML để cung cấp các thông tin cần thiết mà trang web đề cập. Những thông tin ấy có thể là nhan đề, tóm tắt nội dung, từ khóa chính,…
Trong SEO, có 4 loại thẻ Meta chính mà bạn cần biết:
- Meta Keywords: Các từ khóa bạn có liên quan đến nội dung mà trang web đề cập.
- Meta Title: Đoạn văn bản người dùng sẽ thấy ở đầu trình duyệt.
- Meta Description: Đoạn văn bản mô tả ngắn về trang.
- Meta Robots: Đoạn mã giúp cung cấp hướng dẫn cho trình thu thập thông tin về cách thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục nội dung cho trang web.
Meta Description là gì?
Meta Description là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực SEO và những “con sen” chuyên viết content website. Hiểu đơn giản, Meta Description là một văn bản mô tả ngắn, chỉ dài khoảng 150 – 160 ký tự.
Đoạn văn này xuất hiện bên dưới tiêu đề trang trong các kết quả của công cụ tìm kiếm. Thông thường, người viết thường sử dụng Meta Description để mô tả ngắn gọn về trang web như: tính năng, điểm đặc trưng, thông tin khuyến mại,…
Trong đoạn Meta Description sẽ chứa những từ khóa liên quan đến trang. Vì thế, khi người dùng tìm kiếm, công cụ sẽ nhận diện từ khóa trong Meta Description và hiển thị ở trang kết quả.
Trên thực tế, Meta Description không phải là yếu tố duy nhất quyết định thứ hạng của trang web. Tuy nhiên, đây được xem là cơ sở để người dùng “ghé thăm” trang của bạn. Đoạn Meta Description càng tối ưu, thu hút, cơ hội người dùng truy cập vào website của bạn càng cao và ngược lại.
Lợi ích của Meta Description trong SEO
Khi xây dựng một Meta Description, bạn sẽ nhận được 3 lợi ích sau:
- Thu hút người dùng truy cập vào trang web, cải thiện tỷ lệ click chuột (CTR) trên Google và các nền tảng mạng xã hội khác.
- Truyền tải thông điệp để công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung mà trang web cung cấp.
- Giúp người dùng nắm bắt nhanh chóng nội dung mà mình chuẩn bị truy cập, tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm.
7 cách viết Meta Description chuẩn SEO
#1. Đảm bảo độ dài tiêu chuẩn
Độ dài tiêu chuẩn là một yếu tố quan trọng khi viết Meta Description mà bạn cần lưu ý. Một đoạn Meta Description tối ưu thường không dài quá 155 – 160 ký tự. Vì Google sẽ tự động lượt bớt nội dung nếu đoạn văn của bạn quá dài.
Dù gần đây Google đã thử nghiệm tăng thêm độ dài cho đoạn Meta Description lên từ 160 – 320 hay 375 ký tự, nhưng độ dài tối ưu nhất vẫn không vượt quá 160 ký tự. Thậm chí, với giao diện mobile, bạn chỉ cần viết đoạn Meta Description dài khoảng 120 ký tự là hiệu quả nhất.
Đối với nhiều bài viết, Google còn hiển thị ngày bài viết được đăng, lời review hay Heading trong thẻ Meta Description. Vì vậy, khi viết Meta Description, bạn cũng nên “trừ hao” cho những ký tự này trước.
Là một Content Writer hay SEOer, điều bạn mong muốn chắc hẳn là cải thiện số lần click chuột và mang lại thông tin hữu ích cho khách hàng. Do đó, bạn nên cố gắng tối ưu những thông tin quan trọng và thu hút nhất trong khoảng 120 ký tự đầu tiên trong đoạn Meta Description.
#2. Sử dụng ngôn từ thu hút, tích cực
Đoạn Meta Description được xem như lời chào mời khách hàng đến với trang web của bạn. Chính vì thế, để viết đoạn Meta Description thu hút, bạn cần dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Tốt nhất, bạn nên sử dụng ngôn từ dễ hiểu, súc tích và mang ý nghĩa tích cực. Giọng văn vui tươi, hóm hỉnh cũng là cách bạn hấp dẫn khách hàng của mình.
Nếu là trang web mô tả sản phẩm, bạn có thể viết Meta Description dựa trên 2 câu hỏi:
- Sản phẩm bạn cung cấp là gì?
- Sản phẩm mang lại những tính năng nổi bật nào?
Ngoài ra, nếu viết Meta Description cho trang chủ, bạn cần chú ý sử dụng giọng văn nhã nhặn hơn, tập trung giới thiệu tổng quan về những đặc điểm nổi bật của thương hiệu.
Cuối cùng, khi viết Meta Description cho blog, bạn có thể đưa ra nội dung chính và mục đích mà bài viết sẽ truyền tải. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng quá nhiều tính từ hoặc những từ hóa mỹ. Vì đây chính là rào cản khiến người đọc không click vào trang.
#3. Chứa từ khóa chính và các từ khóa liên quan
Bổ sung thêm từ khóa chính hoặc các từ khóa liên quan khi viết Meta Description là cách giúp bài viết của bạn tiếp cận với người dùng tốt hơn.
Trên thực tế, khi đoạn Meta Description của bài viết chứa từ khóa mà người dùng tìm kiếm, Google sẽ có xu hướng làm nổi bật bài viết ấy trên trang kết quả.
Đồng thời, chèn từ khóa ở ngay Meta Description còn hạn chế việc Google lược bớt dung lượng thẻ Meta. Dù vậy, bạn cũng không nên “nhồi nhét” từ khóa chính vào phần Meta Description. Điều này sẽ khiến cho đoạn mô tả của bạn trở nên rập khuôn, máy móc. Thay vào đó, hãy bổ sung từ khóa chính vào Meta Description một cách tự nhiên và phù hợp.
#4. Gắn nút kêu gọi hành động (Call to action)
Một lời kêu gọi hành động ngắn gọn, chuẩn mực trong Meta Description sẽ kích thích khả năng click chuột của người dùng. Bạn có thể sử dụng những cụm từ mang tính kêu gọi hành động như: “Xem thêm”, “Dùng miễn phí tại…”, “Nhận ngay”,…, vào đoạn Meta Description. Sử dụng giọng văn tích cực, phấn khởi sẽ cải thiện hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
#5. Tạo sự độc đáo và khác biệt
Đảm bảo nội dung Meta Description không trùng lặp với bất kỳ trang web nào khác cũng là điều quan trọng bạn cần lưu ý. Sự khác biệt, điểm độc đáo chính là cách giúp bạn thu hút khách hàng. Meta Description của bạn hướng đến độc giả – là người dùng chứ không phải các công cụ tìm kiếm.
Bạn cũng có thể bỏ trống phần Meta Description. Google sẽ tự động chọn một đoạn chứa từ khóa trong bài viết của bạn để hiển thị. Tuy nhiên, đây không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Bỏ qua hoặc viết Meta Description hời hợt sẽ khiến bạn đánh mất cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.
#6. Khai thác triệt để tiêu đề Meta
Tại trang kết quả tìm kiếm, tiêu đề Meta thường xuất hiện ngay trên Meta Description hoặc thẻ Meta. Một tiêu đề thu hút có khả năng mang lại hiệu quả bất ngờ cho đoạn mô tả, góp phần truyền tải thông điệp quan trọng. Thông thường, tiêu đề Meta sẽ được chèn vào CMS của bạn.
Không những thể, bạn cần đảm bảo tiêu đề ngắn hơn so với Meta Description. Một tiêu đề hấp dẫn thường không vượt quá 65 ký tự. Nếu viết tiêu đề quá dài, Google sẽ tự động lược bớt lại trên trang tìm kiếm.
#7. Thống nhất với nội dung toàn bài
Nhiều trang web sử dụng Meta Description như những chiêu trò “câu view” để dẫn dắt độc giả. Nghĩa là đoạn Meta Description truyền tải “một đằng”, nội dùng lại cung cấp thông tin “một nẻo”. Đây chẳng khác nào “treo đầu dê, bán thịt chó”.
Nếu sử dụng cách thức này nhiều lần, Google sẽ tìm ra và nhanh chóng xử phạt bạn. Thậm chí, đoạn Meta Description sai lệch với nội dung toàn bài sẽ làm tăng tỷ lệ thoát trang. Thế nên, bạn phải luôn chắc chắn rằng Meta Description của mình thống nhất với content website.
Có thể thấy, Meta Description đóng vai trò quan trọng đối với một website, làm tăng khả năng truy cập và thu hút khách hàng. Qua bài viết, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu Meta Description là gì cũng như cách viết Meta Description sao cho hiệu quả. Chúc bạn xây dựng trang web thành công và nhanh chóng lọt top Google.
Những câu hỏi thường gặp
Kiểm tra Meta Description trên trang web bằng cách nào?
Thẻ Meta nào quan trọng nhất hiện nay?
Một số thẻ Meta quan trọng mà bạn cần lưu ý là:
- Thẻ Title.
- Meta Description.
- Meta Content Type.
Có nên sử dụng Emoji vào Meta Description không?
Tùy vào nội dung và mục đích bài viết, bạn có thể chèn Emoji vào Meta Description hoặc không. Emoji tạo nên sự thân thiện, thu hút và kích thích khả năng click trang. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phù hợp sử dụng Emoji cho Meta Description. Vì vậy, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng công cụ này.
Meta Description có quyết định đến thứ hạng của website trên Google không?
Google không?
Câu trả lời là “Có!”. Google có thể xếp hạng website dựa trên chất lượng bài viết và cả phần Meta Description.