Trong quá trình tìm hiểu về cách cấu hình email hoặc mail server, bạn sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ trong quá trình chuyển thư đi. Vì thế, trong bài viết này, Tino Group sẽ giải đáp giúp bạn Message Transfer Agent là gì cũng như cách hoạt động của Message Transfer Agent ra sao nhé!
Message Transfer Agent là gì?
Message Transfer Agent (viết tắt là MTA), tạm dịch tiếng Việt là tác nhân chuyển thư. Đây là dịch vụ xử lý các tin nhắn trực tuyến: chuyển thư từ máy tính đến một nơi khác. MTA hoạt động như một cầu nối quan trọng giữa các máy chủ email, đảm bảo rằng các email được chuyển giao một cách an toàn, đáng tin cậy và theo đúng quy trình.
Dịch vụ này thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chuyển giao email. Đầu tiên, nó tiếp nhận email từ người gửi và kiểm tra tính hợp lệ của địa chỉ email người gửi và đích. Sau đó, MTA xác định máy chủ đích dựa trên thông tin về địa chỉ email đích và sử dụng hệ thống DNS để tìm máy chủ chịu trách nhiệm cho tên miền của địa chỉ email đích.
Quá trình chuyển giao email giữa các MTA thường sử dụng giao thức Simple Mail Transfer Protocol (SMTP), đảm bảo rằng email được chuyển giao một cách an toàn và hiệu quả. MTA trên máy chủ đích tiếp nhận email, lưu trữ trong hộp thư đích hoặc chuyển tiếp đến MTA tiếp theo nếu cần.
MTA cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát spam và bảo mật email. Dịch vụ có thể sử dụng các cơ chế như SPF (Sender Policy Framework) và DKIM (DomainKeys Identified Mail) để xác minh tính hợp lệ của email và người gửi, giúp ngăn chặn lượng lớn email rác và các cuộc tấn công qua email.
Các chương trình cung cấp dịch vụ MTA tiêu biểu là: Qmail, Sendmail, Postfix (Linux), Edge/Hub Transport của MS Exchange Server (Windows).
Message Transfer Agent thực hiện nhiệm vụ gì?
Tiếp nhận email
MTA tiếp nhận các email từ người gửi. Nó kiểm tra tính hợp lệ của địa chỉ email người gửi và đích, đảm bảo rằng các thông tin cần thiết như tiêu đề và nội dung của email được gửi đến đúng địa chỉ đích.
Xác định máy chủ đích
MTA xác định máy chủ đích cho email dựa trên thông tin về địa chỉ email đích. Thông qua hệ thống DNS (Domain Name System), MTA tra cứu và tìm máy chủ chịu trách nhiệm cho tên miền của địa chỉ email đích.
Chuyển giao email
MTA sử dụng giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) để chuyển giao email từ máy chủ nguồn đến máy chủ đích. Quá trình này đảm bảo rằng email được chuyển giao một cách an toàn và tin cậy qua mạng.
Quản lý hàng đợi
MTA có khả năng quản lý hàng đợi email đang chờ chuyển giao. Điều này đảm bảo rằng các email sẽ được xử lý theo đúng thứ tự và không bị mất đi trong quá trình xử lý.
Xác nhận và báo cáo
Sau khi email đã được chuyển giao thành công hoặc gặp vấn đề, MTA trên máy chủ đích sẽ gửi lại một thông báo cho MTA trên máy chủ nguồn. Thông báo này xác nhận rằng email đã được tiếp nhận hoặc báo cáo lỗi nếu có vấn đề xảy ra.
Kiểm soát spam
MTA có khả năng sử dụng các cơ chế như SPF (Sender Policy Framework) và DKIM (DomainKeys Identified Mail) để kiểm tra tính hợp lệ của email và người gửi. Điều này giúp hạn chế lượng email rác và ngăn chặn các cuộc tấn công qua email.
Chuyển tiếp và tương tác
MTA có thể chuyển tiếp email đến các máy chủ khác nếu cần thiết, cho phép tương tác giữa các hệ thống email khác nhau.
Một số thuật ngữ liên quan
Mail Delivery Agent (MDA)
MDA là chương trình có nhiệm vụ chính là lưu trữ email vào đĩa cứng. Ngoài ra, MDA có thể lọc, sắp xếp email…
VD: maildrop, procmail.
Mail User Agent (MUA)
MUA là các chương trình gửi và nhận mail được cài đặt trên máy người dùng. MUA giúp người dùng quản lý, soạn thảo, nhận và gửi mail một cách tiện lợi và nhanh chóng.
Các chương trình MUA tiêu biểu là: Outlook (Windows), Evolution (Linux), ThunderBird và Eudora
Hoạt động của Message Transfer Agent
Nguyên lý hoạt động của Message Transfer Agent
Thuật ngữ máy chủ thư , bộ trao đổi thư và máy chủ MX cũng có thể ám chỉ đến một máy tính đang thực hiện chức năng MTA. Các Hệ thống tên miền (DNS) liên kết một mail server với một tên miền với một bản ghi MX có chứa các tên miền của máy chủ (s) cung cấp dịch vụ MTA.
Để làm việc thì MTA cần một tác nhân chuyển thư nhận thư từ một MTA khác. MTA khác là một tác nhân gửi thư (MSA) hoặc một tác nhân người dùng thư (MUA). Chi tiết truyền được chỉ định bởi giao thức truyền thư đơn giản (SMTP).
Quá trình chuyển tiếp email giữa 2 Message Transfer Agents
Khi gửi email, MTA gửi sẽ xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến việc gửi thư cho đến khi email đã được MTA khác nhận hoặc từ chối. Ngay khi email được gửi đi, nó sẽ đi qua mạng Internet. Mỗi MTA trong mạng Internet khi nhận email đều sẽ tra cứu địa chỉ nhận từ DNS để xác định MTA tiếp theo là đâu.
Dù từ cùng một mail server gửi và nhận, mỗi email của MTA khác có thể đi các đường khác nhau. Lý do là các email chọn đường đi tùy vào tính khả dụng của MTA.
Dựa theo những thông tin vừa lấy được thông qua Internet , email sẽ được gửi đi để đến mail server của người nhận.
Trong quá trình gửi đi, email sẽ được kiểm tra spam và virus bởi firewall.. Nếu có virus, email sẽ được cách ly. Đồng thời, người gửi sẽ nhận được một thông báo. Nếu bị đánh dấu là spam, email sẽ bị xóa mà không cần có thông báo tới người gửi. Bộ lọc sẽ kiểm tra dựa trên một loạt các tiêu chí để đảm bảo phát hiện spam tốt nhất.
Khi email đến mail server của người nhận, người nhận phải đăng nhập vào tài khoản của mình. Song song đó, người nhận sử dụng một trong các giao thức POP3 hoặc IMAP để lấy mail về.
- Với POP3: toàn bộ email trên mail server sẽ được tải về máy cá nhân. Toàn bộ email đã tải về trên mail server sẽ bị xóa. Tuy nhiên các mail server đều có thêm lựa chọn giữ lại 1 bản sao chứ không xóa hẳn.
- Với IMAP: email sẽ vẫn được lưu trữ trên mail server. Tuy nhiên sẽ có bản ánh xạ trên máy cá nhân. Khi người nhận xem email nào thì email đó sẽ được tải về và lưu ở chế độ tạm thời trên máy cá nhân. Khi tắt mail client, bản tạm đó cũng bị xóa đi.
Một thư được chuyển thế nào?
Bước 1: Khi các email được gửi đến từ MUA, MTA có nhiệm vụ nhận diện người gửi và người nhận từ thông tin đóng gói trong phần header của thư. Sau đó, điền các thông tin cần thiết vào header.
Bước 2: MTA chuyển thư cho MDA để chuyển đến hộp thư ngay tại MTA, hoặc chuyển cho Remote MTA.
Bước 3: Một phần hay cả bức thư có thể phải viết lại tại các MTA trên đường đi. SMTP là ngôn ngữ của MTAs
Đối với người nhận được lưu trữ cục bộ, việc gửi email cuối cùng đến hộp thư người nhận là nhiệm vụ của tác nhân gửi thư (MDA). Với mục đích này, MTA chuyển thông báo tới thành phần dịch vụ xử lý tin nhắn của tác nhân gửi thư (MDA). Khi giao hàng cuối cùng, trường Đường dẫn trả lại được thêm vào phong bì để ghi lại đường dẫn trả lại .
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Message Transfer Agent là gì cũng hiểu hơn về cách Message Transfer Agent hoạt động rồi đấy! Tuy các bước thiết lập và liên lạc này khá phức tạp nhưng bạn không cần phải quá lo lắng vì các nhà phát triển “tính hết rồi”, bạn chỉ cần cài đặt cơ bản. Chúc bạn sẽ sử dụng tốt mail server của mình nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Khi thiết lập mail server có cần phải tìm hiểu những khái niệm này hay không?
Nếu bạn là người dùng phổ thông, việc này không quá quan trọng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về Message Transfer Agent sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức hơn.
Trong trường hợp bạn là “dân kỹ thuật” chuyên thực hiện email hoặc thiết lập mail sẽ giúp bạn tìm lỗi dễ hơn đấy!
Message Transfer Agent có ảnh hưởng đến khả năng gửi email hay không?
Có. Việc tên miền của bạn “không được tin tưởng” sẽ khiến email đi vào hòm spam hoặc bị lọc rất mạnh. Message Transfer Agent sẽ hỗ trợ “làm tin” giúp bạn và nâng cao khả năng để gửi được email.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng gửi email?
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc gửi email bao gồm:
- Danh tiếng của người gửi (tên miền)
- Cơ sở hạ tầng và xác thực
- Và một nội dung tốt
Cách để tăng khả năng gửi mail ra sao?
Hiện tại, việc sử dụng Message Transfer Agent sẽ hỗ trợ tăng mức độ xác thực của email và bạn có thể thực hiện thêm một số việc như:
- Tạo địa chỉ email mới
- Cấu hình email lại
- Vượt qua danh sách đen hoặc danh sách xám