Nếu tìm kiếm sản phẩm trên Google, bạn sẽ nhìn thấy kết quả tìm kiếm được hiển thị dưới dạng sản phẩm với các thông tin như tên sản phẩm, ảnh, giá sản phẩm hay người bán. Đó được gọi là Google Shopping. Tính năng này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm mình muốn mua đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Trong bài viết này, Tino Group sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo tối ưu Google Shopping hiệu quả để thu hút khách hàng về website.
Đôi nét về Google Shopping
Google Shopping là gì?
Google Shopping còn được gọi với những cái tên như Google Product Search, Google Products hoặc Froogle. Đây là một dịch vụ quảng cáo do Google cung cấp nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và so sánh giá bán của sản phẩm. Vai trò của Google Shopping là làm tăng trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.
Khi muốn tìm một sản phẩm nào đó, Google sẽ dựa trên mức độ liên quan giữa từ khóa tìm kiếm và thông tin sản phẩm để gợi ý cho bạn các kết quả thích hợp. Các sản phẩm thường được hiện ở đầu trang tìm kiếm nếu bạn sử dụng điện thoại. Còn trên máy tính, sản phẩm thường được hiển thị phía bên phải hoặc đầu trang.
Ví dụ:
Hoặc
Điều kiện để chạy quảng cáo Google Shopping
Dưới đây là 5 điều kiện để bạn chạy quảng cáo Google Shopping:
- Trang web phải là website thương mại điện tử
- Trang web cần cung cấp thông tin liên hệ như email, số điện thoại và địa chỉ rõ ràng.
- Trang web cần cung cấp rõ ràng các thông tin thanh toán như: Điều khoản và điều kiện thanh toán, giá cả, phương thức thanh toán.
- Có chính sách hoàn trả hàng hóa rõ ràng
- Trang web phải đạt chứng chỉ bảo mật SSL
Quảng cáo Google Shopping được hiển thị dựa vào đâu?
Quảng cáo Google Shopping được hiển thị dựa trên điểm chất lượng của quảng cáo.
Điểm chất lượng là một ý tưởng tuyệt vời của Google để khuyến khích các nhà quảng cáo tối ưu trang đích sao cho thân thiện và mang lại lợi ích cho người dùng thay vì chỉ tập trung đầu tư tiền vào chạy quảng cáo. Yếu tố này đạt mức cao sẽ giúp quảng cáo của bạn hiển thị nhiều hơn, thu hút được nhiều lượt nhấp chuột hơn và giúp người dùng có trải nghiệm tuyệt vời khi được đưa đến trang đích quảng cáo.
Điểm chất lượng của một quảng cáo dạng văn bản được chấm dựa trên 3 tiêu chí sau:
- CTR hiện tại hoặc CTR dự kiến
- Mức độ liên quan của quảng cáo
- Tối ưu trang đích
Điểm chất lượng của quảng cáo Google Shopping cũng tương tự như các quảng cáo dạng văn bản còn lại, chỉ khác 1 điểm duy nhất đó là mức độ liên quan. Với quảng cáo Google Ads, Google sẽ đánh giá mức độ liên quan giữa từ khóa và quảng cáo, trong khi quảng cáo Google Shopping là mức độ liên quan giữa từ khóa và nguồn cấp dữ liệu.
Như vậy, việc tối ưu nguồn cấp dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất giúp bộ máy tìm kiếm của Google có thể hiểu thông tin và hiển thị sản phẩm của bạn cho những tìm kiếm liên quan.
Một số mẹo tối ưu Google Shopping hiệu quả
Tối ưu nguồn cấp dữ liệu quảng cáo
Nguồn cấp dữ liệu quảng cáo là nơi chứa tất cả các thông tin về sản phẩm với định dạng phù hợp mà Google có thể hiểu được. Từ nguồn dữ liệu này này, Google sẽ xác định sản phẩm nào là phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Lợi ích của tối ưu nguồn cấp dữ liệu quảng cáo:
- Quảng cáo hiển thị phù hợp nhu cầu cầu tìm kiếm.
- Tăng tỷ lệ nhấp chuột vào sản phẩm được quảng cáo
- Dễ dàng quản lý các chiến dịch quảng cáo
Để tối ưu nguồn cấp dữ liệu, bạn phải đảm bảo:
- Chuẩn hoá tiêu đề sản phẩm, ngắn gọn và chứa từ khoá chính. Tiêu đề phải chứa tên sản phẩm, thương hiệu, màu sắc, kích cỡ.
- Phần mô tả sản phẩm phải đầy đủ và chứa từ khóa
- Hình ảnh sản phẩm có nền trắng, đúng kích thước, đẹp, đủ độ sáng và thu hút được khách hàng.
- Giá bán công khai
- Tình trạng của hàng hàng hoá
Ngoài ra, bạn cần cung cấp dữ liệu này hàng ngày bằng file, Google trang tính hoặc thông qua Google Shopping.
Phủ định từ khóa không liên quan
Khi thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Shopping, đặc biệt là chạy theo phễu khách hàng, bạn cần tránh trường hợp phải trả tiền cho những từ khóa không liên quan đến sản phẩm. Do đó, bạn nên đặt từ khóa phủ định cho chiến dịch quảng cáo. Thực hiện điều này, bạn sẽ không phải trả tiền cho lượng nhấp không liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh.
Lượng từ khóa phủ định có thể được thêm vào cả chiến dịch hoặc một nhóm quảng cáo cụ thể.
Nhập đầy đủ mã định danh của sản phẩm
Google yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ mã định dạng sản phẩm (GTIN) cho tất cả các sản phẩm mới có thể chạy quảng cáo Google Shopping. Mã GTIN sẽ giúp Google xác định chính xác sản phẩm cũng như thương hiệu đang được bán và ưu tiên mức độ hiển thị quảng cáo.
Đối với các sản phẩm không có mã định danh, bạn có thể để trống trường thông tin này. Tuy nhiên, số lần hiển thị quảng cáo của bạn chắc chắn sẽ bị giảm.
Tăng độ tin cậy bằng cách tối ưu hình ảnh sản phẩm
Hình ảnh chất lượng, chân thực sẽ giúp tạo niềm tin cho khách hàng và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Bạn cần lưu ý những yếu tố sau để tối ưu hình ảnh sản phẩm:
- Rõ nét, có độ phân giải đạt tiêu chuẩn.
- Không có chứa text hoặc con dấu.
- Hình ảnh sản phẩm phải chân thực, đúng màu sắc, kích thước và kiểu dáng.
- Ảnh của sản phẩm được đặt trên nền trắng.
Tối ưu hiển thị phần đánh giá sản phẩm
Google cho phép hiển thị sao và số lượng đánh giá sản phẩm trên quảng cáo Google Shopping. Xếp hạng sao này sẽ được Google tổng hợp từ nhiều nguồn như website của bạn, đánh giá của người dùng hoặc từ bên thứ 3.
Tối ưu hiển thị mục đánh giá sản phẩm
Google cho phép hiển thị sao và số lượng đánh giá sản phẩm ngay trên quảng cáo Google Shopping. Xếp hạng sao được Google tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, còn đánh giá là của người dùng hoặc từ bên thứ 3.
Mục này không chỉ làm cho quảng cáo trở nên nổi bật mà còn tạo niềm tin cho khách hàng khi nhấp vào quảng cáo để chọn mua sản phẩm.
Một cách để tăng lượt đánh giá sản phẩm trên website đó là: Sau khi khách hàng mua hàng, bạn có thể gửi email mời họ xếp hạng sao cho những sản phẩm đã mua. Để khuyến khích khách hàng đánh giá sản phẩm, bạn có thể tặng cho họ miễn phí 1 món quà nhỏ, mã giảm giá hoặc điểm vào thẻ tích điểm.
Chia chiến dịch quảng cáo thành các nhóm nhỏ dựa trên hiệu quả
Google Shopping cho phép bạn đặt giá thầu trên một sản phẩm cụ thể thay vì đặt theo từ khóa. Vì vậy, cách tốt nhất để tối ưu hóa quảng cáo Google Shopping là đưa sản phẩm vào các nhóm nhỏ.
Các nhóm này cho phép bạn tách riêng sản phẩm vào những danh mục có liên quan, tương tự như khi bạn phân loại sản phẩm trên website. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo bằng cách đặt giá thầu khác nhau cho từng nhóm khác nhau dựa trên hiệu quả và lợi nhuận mà mỗi nhóm mang lại.
Kết hợp quảng cáo tiếp thị lại
Những ai đã từng truy cập vào trang sản phẩm của bạn chính là những khách hàng tiềm năng thực sự, họ có thể mang lại chuyển đổi và lợi ích kinh doanh cao nhất.
Tiếp thị lại sẽ giúp gợi nhớ nhu cầu và thuyết phục khách hàng truy cập lại web để thực hiện thao tác mua hàng. Google Shopping và Google tiếp thị lại chắc chắn sẽ là sự kết hợp hoàn hảo mà bạn không thể bỏ qua.
Trên đây là một số mẹo cơ bản để bạn đẩy mạnh hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Google Shopping. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn mới tham gia khai thác tính năng bán hàng của Google. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Quảng cáo Google Shopping còn xuất hiện ở đâu?
Quảng cáo Google Shopping mang lại lợi ích gì cho người bán?
- Giúp sản phẩm hiển thị trên cùng của trang tìm kiếm
- Tăng độ phủ sóng sản phẩm vì chúng có thể được hiển thị trên Module quảng cáo của các trang web đối tác hoặc các nền tảng hiển thị của Google
- Giúp sản phẩm hiển thị đúng khách hàng mục tiêu
- Giúp tối ưu chi phí và tăng doanh thu nhanh chóng
Làm sao để tạo quảng cáo Google Shopping?
Một website thương mại điện tử và tài khoản quảng cáo Google Ads là điều kiện cần để tạo quảng cáo Google Shopping.
Tham khảo bài viết Google Shopping là gì để biết thêm chi tiết.
Google Shopping có hạn chế gì?
- Quá trình thiết lập phức tạp hơn so với các loại hình quảng cáo khác.
- Vẫn phải cập nhật số lượng sản phẩm bằng phương thức thủ công.
- Lãng phí ngân sách nếu người dùng nhấp vào quảng cáo nhưng không còn sản phẩm để bán.