Bandwidth (băng thông) là thuật ngữ chỉ tốc độ truyền tải dữ liệu trên internet. Trong lĩnh vực website, bạn cần tìm hiểu về khái niệm Max bandwidth. Khái niệm này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình load web nhanh hay chậm trên các thiết bị điện tử của bạn.
Tìm hiểu về max bandwidth
Max bandwidth là gì?
Max bandwidth (băng thông tối đa) là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ số lượng dữ liệu tối đa mà một kết nối mạng hoặc thiết bị có thể truyền tải trong một khoảng thời gian nhất định. Loại băng thông này được đo bằng đơn vị bit trên giây (bps), kilobit trên giây (Kbps), megabit trên giây (Mbps) hoặc gigabit trên giây (Gbps), tùy thuộc vào tốc độ của kết nối hoặc thiết bị đang được đánh giá.
Max bandwidth quyết định tốc độ tối đa mà dữ liệu có thể được truyền tải qua mạng, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ kết nối internet.
Phân loại Max bandwidth
Low Bandwidth (Băng thông thấp)
Đây là các kết nối có tốc độ truyền tải dữ liệu thấp, thường dưới 1 Mbps. Các kết nối internet thông thường sử dụng dạng này, thích hợp cho việc duyệt web và gửi/nhận email nhưng không thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ cao như streaming video chất lượng cao.
Medium Bandwidth (Băng thông trung bình)
Các kết nối với tốc độ trung bình, thường từ 1 Mbps đến khoảng 10 Mbps. Đây là tốc độ phổ biến cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Nó cho phép sử dụng các ứng dụng đa phương tiện và truy cập các trang web yêu cầu tốc độ truy cập trung bình.
High Bandwidth (Băng thông cao)
Đây là các kết nối có tốc độ truyền tải dữ liệu cao, thường trên 10 Mbps. Băng thông cao thích hợp cho việc streaming video chất lượng cao, chơi game trực tuyến mà không gặp trễ, và cho các doanh nghiệp lớn có nhu cầu truy cập internet cao.
Ultra-High Bandwidth (Băng thông siêu cao)
Đây là các kết nối có tốc độ truyền tải dữ liệu rất cao, thường từ hàng chục Mbps đến hàng trăm Gbps. Các kết nối siêu cao băng thông thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu, các mạng nội dung lớn, và các ứng dụng đòi hỏi sự ổn định và tốc độ cao như truyền video 4K hoặc 8K, trò chơi trực tuyến với số lượng người chơi lớn, và các dịch vụ đám mây phức tạp.
Những lợi ích của Max bandwidth
Đối với hosting
- Bạn sẽ được phép toàn quyền quản trị nền tảng chỉ từ một bản điều khiển nếu sở hữu gói hosting không giới hạn bandwidth. Từ đó, công việc online của bạn được diễn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Bandwidth giúp bạn rút ngắn thời gian truy cập trang web mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng, thu lại lợi nhuận cao.
- Giới hạn lưu lượng bandwidth tùy theo gói dịch vụ bạn mua từ nhà cung cấp. Tốc độ truyền tải thông tin dữ liệu càng nhanh nếu bạn sử dụng gói bandwidth giới hạn cao.
Đối với SEO
- Doanh nghiệp: Gói bandwidth lớn cho phép khách hàng truy cập vào trang của bạn nhanh chóng.
- Người dùng: Tốc độ truy cập Internet của bạn nhanh hay chậm tùy vào dung lượng gói bandwidth bạn đang sở hữu. Nếu bandwidth không đủ rộng, quá trình load trang, tải ảnh sẽ gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn.
Đo bandwidth như thế nào?
Đơn vị đo băng thông là gì?
Hiện tại, để phục vụ nhu cầu truyền tải thông tin diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, người ta thường dùng gói băng thông có dung lớn hơn so với trước đây (đơn vị ban đầu: bit/s). Ngày nay, băng thông được đo bằng: Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) hoặc Terabit/giây (Tbps).
- Kilobit = 1.000 bits.
- Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
- Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
- Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.
Bên cạnh đó, băng thông còn có các đơn vị khác như: Petabit, Extabit, Zettabit, Yottabit…
Cách đo băng thông
Bạn có thể đo băng thông bằng một trong những công cụ như: TTCP (Test TCP) hay PRTG Network Monitor.
- TTCP: Dùng để đo khối lượng thông tin trên IP Networks giữa hai máy chủ. Một máy chủ có nhiệm vụ gửi, máy chủ còn lại đóng vai trò nhận. Thời gian để thông tin chuyển đi và số byte sẽ được hiển thị lên màn hình mỗi máy.
- PRTG: Công cụ này giúp đo băng thông bằng biểu đồ và giao diện đồ họa với thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, PRTG còn có khả năng đo khối lượng thông tin giữa các giao diện khác nhau.
Kết quả sau quá trình đo băng thông được hiển thị bằng số giây trong khoảng thời gian cụ thể.
Cách tính băng thông hosting
Bạn hãy áp dụng công thức sau để tính băng thông cần thiết cho trang web của mình:
Bandwidth hosting = kích thước trung bình của số trang x số người truy cập trung bình mỗi tháng x số lần truy cập trang trung bình mỗi khách hàng.
Thông qua các bước tính đơn giản, bạn có thể tìm cho một gói băng thông phù hợp với nhu cầu của mình.
Ví dụ:
Kích thước trang chủ: 2,4MB
Trung bình bài viết trên website: 25 bài -> dung lượng 30MB.
Vậy, kích thước trung bình của trang được tính như sau: (2,4MB + 30MB)/26 trang = 1,25MB.
Bóp bandwidth là gì?
Thế nào là bóp bandwidth?
Bóp bandwidth hay bóp băng thông là hành động giảm tốc độ truyền dữ liệu Internet xuống mức thấp hơn so với tốc độ thông thường. Bóp băng thông được thực hiện có chủ đích của nhà cung cấp mạng (ISP – Internet Service Provider) hoặc nhân viên quản trị mạng (Network System Administrator).
Hiện tượng bóp băng thông có thể diễn ra trên mọi thiết bị, mọi phương diện như máy tính, laptop, smartphone hay các dịch vụ Internet bạn đang sử dụng.
Bạn không thể kiểm tra tốc độ băng thông của mình bằng những công cụ speed test. Vì chúng chỉ được áp dụng trên một số địa chỉ IP hoặc các trang web nhất định. Mọi kết quả upload hoặc download thu được khi sử dụng speed test đều trong trạng thái hoàn hảo.
Khắc phục tình trạng bóp bandwidth
Bạn có thể sử dụng VPN (Virtual Private Network – mạng ảo riêng) để thoát khỏi tình trạng bị bóp băng thông. VPN giúp các gói dữ liệu được mã hóa và trở nên khó nhận diện. Vậy nên, ISP của bạn sẽ “qua mặt” được các nhà mạng khi truy cập vào bất cứ trang web nào, hành động bóp băng thông của họ cũng sẽ kết thúc ngay.
Tuy nhiên, bạn hầu như không thể loại bỏ hiện tượng bóp băng thông khi sử dụng mạng trong nội bộ doanh nghiệp. Vì dịch vụ VPN không được phép sử dụng trong công ty. Ngoài ra, nếu hành động bóp băng thông do chính nhà cung cấp dịch vụ thực hiện, bạn sẽ càng khó thoát khỏi tình trạng này hơn. Thế nên, trước khi mua gói bandwidth bạn nên tìm hiểu kỹ nhà dịch vụ bạn dự định hợp tác, để đảm bảo không xảy ra tình trạng bóp băng thông.
Chọn bandwidth của hosting dựa trên yếu tố nào?
Nhiều người có xu hướng chọn dịch vụ cung cấp hosting giá rẻ để mua gói bandwidth. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố chi phí, bạn nên lưu ý một số khía cạnh sau để chọn bandwidth của hosting phù hợp:
- Yếu tố đầu tiên bạn nên quan tâm là disk space – bandwidth (không gian lưu trữ băng thông). Nếu bạn chỉ dùng gói hosting có disk space vừa đủ với dung lượng cần tải lên. Hosting sẽ không đủ chỗ trống để chạy các chương trình khác như: tệp tin tạm, email, database,…
- Tiếp theo, bạn nên tính trước bandwidth hosting theo công thức đã chia sẻ phía trên.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý số lượng addon domain và database của gói host. Vì điều này giúp bạn truy cập vào nhiều trang web bằng một tài khoản duy nhất.
- Cuối cùng, bạn cần dành thời gian tìm hiểu xem các thông số của gói hosting có phù hợp với mã nguồn mà bạn đang sử dụng không.
Bandwidth là yếu tố quan trọng giúp đường truyền mạng của bạn lưu thông ổn định. Qua bài viết trên, TinoHost hy vọng bạn hiểu và nắm rõ được kiến thức liên quan đến thuật ngữ này để ứng dụng vào đời sống.
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để tăng dung lượng băng thông?
Để tăng dung lượng băng thông, bạn có thể thực hiện 1 trong 4 phương pháp dưới đây:
- Giảm dung lượng hình ảnh để website tốn ít băng thông hơn. Tốt nhất, bạn nên sử dụng hình ảnh dạng JPG hoặc GiF trước khi gửi cho trình duyệt.
- Bạn cần đề phòng những website sử dụng link đến một bài viết hoặc một hình ảnh chứa trên server của bạn.
- Để file web ở dạng nén sẽ giúp bạn bảo mật code tốt hơn, load trang nhanh hơn.
- Sử dụng code trang trí website (CSS) thay vì hình ảnh cũng là phương pháp hiệu quả giúp tăng dung lượng băng thông.
- Google truy vấn website của bạn quá nhiều lần dễ ảnh hưởng đến dung lượng băng thông quốc tế. Vì vậy, hãy hạn chế tình trạng này qua công cụ Webmaster tool.
Tốc độ Internet và băng thông có gì khác nhau?
- Tốc độ Internet: Tốc độ truyền thông tin dữ liệu nhanh hay chậm giữa khách hàng sử dụng dịch vụ và nhà mạng.
- Băng thông: Tốc độ truyền tải trong 1 giây giữa các máy chủ hoặc 2 máy tính.
Tôi cần làm gì để giảm chi phí sử dụng băng thông?
- Giảm số lượng bài viết và số lượng trang trên website.
- Giảm dung lượng video và ảnh khi đăng trên website.
- Sử dụng dịch vụ Cloud VPS hoặc nâng cấp gói hosting.
Tôi muốn biết kết nối có bị bóp băng thông không phải làm sao?
- Quan sát tốc độ truy cập trang web của mình vào những ngày cuối tháng. Khi tốc độ load web chậm hơn so với ngày thường, khả năng cao băng thông của bạn đã bị nhà mạng cắt giảm.
- Kiểm tra kỹ thuật bóp băng thông trên lưu lượng dữ liệu như khi xem video trên Youtube, Netflix hay tải hoặc đăng file torrent bằng công cụ Glasnost (miễn phí khi sử dụng).
- Hỏi nhân viên phòng IT nếu muốn biết nhà mạng của công ty bạn có bóp băng thông không.
- Trực tiếp gửi email hoặc gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ bạn đã sử dụng để biết họ có đang áp dụng kỹ thuật bóp băng thông không.