Những năm trở lại, khi việc quảng bá sản phẩm bằng các chiến dịch tiếp thị trở nên phổ biến, cụm từ marketing mix cũng không còn xa lạ với mọi người. Đây là một phần vô cùng quan trọng trong kế hoạch phát chiến lược lâu dài của công ty vì marketing mix giữ vị trí then chốt. Chiến lược marketing mix là gì? Tại sao chiến lược này lại quyết định sự thành bại của cả một mặt hàng kinh doanh?
Chiến lược marketing mix là gì?
Chiến lược marketing mix (marketing hỗn hợp) là một chiến lược marketing được dùng để quảng bá sản phẩm nhằm tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng, thông qua việc mix các yếu tố tiếp thị lại với nhau.
Theo truyền thống, đây còn được gọi là marketing 4P vì được cấu thành từ bốn nhân tố: product (sản phẩm), price (giá cả), place (phân phối), promotion (xúc tiến thương mại). Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian chiến lược này còn bổ sung thêm process (quy trình), people (con người), physical evidence (bằng chứng vật lý) để trở thành chiến lược marketing mix 7P phong cách hiện đại.
Chiến lược marketing mix ra đời như thế nào?
Cha đẻ của khái niệm marketing mix là ông Neil Borden – một chuyên gia trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm của đại học Harvard. Ông từng đưa khái niệm này qua bài báo “The Concept of Marketing Mix” vào những năm 1960. Những năm sau, khái niệm này trở nên ngày một phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm.
Có thể nói, ông đã là người đặt những nền móng vững chắc cho việc hình thành và phát triển khái niệm này – một đóng góp lớn cho nhân loại để việc quảng bá sản phẩm trở nên chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy của đại học Michigan State về sau đã tái định nghĩa lại khái niệm marketing và ông là người đã thêm bốn yếu tố chủ chốt cho chiến lược này. Và mãi cho đến ngày nay, chiến lược marketing mix 4P vẫn còn được áp dụng và không ngừng phát triển, minh chứng là phiên bản mở rộng 7P của chiến lược.
Cách xây dựng các yếu tố của chiến lược marketing mix 4P
Product (sản phẩm)
Đây là yếu tố đầu tiên trong chiến lược marketing hỗn hợp vì trong bất kỳ kế hoạch nào, sản phẩm cũng là nhân vật chính. Nếu bạn muốn bán được hàng, bạn phải đảm bảo mặt hàng có giá trị, có chất lượng.
Hơn nữa, hình thức cũng là một điểm cộng cho những sản phẩm có vẻ ngoài bắt mắt. Vì đây là đối tượng chính của chiến lược nên các chuyên gia marketing cần phải hiểu rõ ưu thế sản phẩm của mình để từ đó phát huy các thế mạnh vốn có.
Price (giá cả)
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng của bất kỳ chiến lược social media marketing nào vì sự chênh lệch giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Việc áp giá lên bất kỳ sản phẩm nào cũng cần có sự tính toán và cân nhắc. Bài toán về giá cả chưa bao giờ là một bài toán đơn giản, dễ giải. Bạn cần làm rõ các yếu tố để cấu thành giá vốn của mặt hàng. Sau đó, bạn sẽ là bài toán cân não để giá thành được đặt ra vẫn có thể đem về lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ khác.
Không những vậy, giá cả của bạn cũng nên ở mức hợp tình hợp lý so với thị trường và vừa túi tiền của khách hàng. Vì nếu chênh lệch giá cả nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và thói quen tiêu dùng của họ.
Place (phân phối)
Yếu tố này dùng để chỉ những nơi mà sản phẩm có thể tiếp cận đến với người tiêu dùng, những nơi có thể quảng bá. Đồng thời, đó còn là các kênh, các công cụ phân phối đến tay khách hàng.
Bạn cần lựa chọn những nơi thực hiện chiến dịch thu hút được nhiều người quan tâm. Hơn nữa, nơi mà bạn lựa chọn còn phải thuộc nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Đó là các trường hợp trưng bày sản phẩm offline. Còn đối với hoạt động online, bạn có thể lựa chọn các nền tảng phân phối trực tuyến như các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki,…hay thậm chí các mạng xã hội: Facebook, Instagram, TikTok,…
Promotion (xúc tiến thương mại)
Đây dùng để đề cập đến các hành động, hình thức nhằm để quá trình mua bán được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Bạn có thể dùng các chương trình khuyến mãi, tặng voucher, coupon, quảng cáo, trải nghiệm thử, review sản phẩm,…
Các chương trình này sẽ giúp bạn gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Từ đó, mặt hàng sẽ có tiếng nói riêng và chỗ đứng trên thị trường. Quá trình xúc tiến thương mại này vô cùng cần thiết vì có thể tối ưu hóa được lợi nhuận của công ty.
Đó là bốn yếu tố cơ bản của một chiến lược marketing mix 4P. Đây được xem là các nhân tố cốt lõi nhất để đảm bảo sự thành bại của một chiến dịch. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển thêm kế hoạch thì ba yếu tố sau sẽ có thể giúp bạn đạt được điều đó.
People (con người)
Đây được đề cập đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của sản phẩm. Để xác định được nhóm người này, bạn cần làm các cuộc nghiên cứu, khảo sát để có được insight khách hàng.
Khi bạn đọc vị được thói quen khách hàng, bạn sẽ tiếp cận được họ. Việc này sẽ góp phần đảm bảo tỷ lệ thành công của chiến dịch marketing mix.
Process (quy trình)
Đây giống như các bước lập một kế hoạch. Bạn cần chuẩn bị cho mình những khâu nào để đảm bảo chiến lược sẽ có thể đi đúng tiến độ như dự định. Quy trình này được hiểu là toàn bộ quá trình lúc bạn chuẩn bị cho đến khi chiến lược được hoàn thành.
Hãy đảm bảo các khâu thực hiện được đầy đủ và chu đáo. Đã có rất nhiều chiến lược marketing vì thiếu bước quy trình này đã dẫn đến các lỗ hổng trong lúc tiến hành và gặp nhiều nuối tiếc.
Physical evidence (bằng chất vật lý)
Đây được xem là một phần nhỏ được tách ra từ yếu tố Place. Nếu trong một chiến dịch 7P thì Place sẽ chủ yếu đề cập đến kênh phân phối. Physical evidence sẽ nhắc đến những vật chúng ta có thể nhìn thấy, chạm được để góp phần cho chiến dịch thành công.
Đó có thể là phòng trưng bày, phòng trải nghiệm dùng thử,…hay đó còn là nơi gặp gỡ, tiếp đón khách hàng. Cùng với đó là các đồ vật mang tính thương hiệu như đồng phục, màu sắc, logo, bảng hiệu,…
Hiểu được bản chất của các yếu tố sẽ giúp bạn có thể đề ra được một chiến lược marketing mix hoàn hảo. Vì đây là cả một chiến lược lâu dài, nên cần có sự đầu tư kỹ càng, công phu. Việc nghiên cứu và hoàn thành chiến lược mất rất nhiều thời gian và hơn nữa, chúng ta sẽ rất khó thay đổi sau khi chiến lược được tiến hành, nếu có chỉ có thể là điều chỉnh đôi chút.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về chiến lược marketing mix 4P/ 7P. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể xây dựng được một kế hoạch hoàn hảo cho sản phẩm của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Vòng đời của một sản phẩm trong marketing diễn ra như thế nào?
Một sản phẩm bất kỳ thường sẽ trải qua vòng đời (product life-cycle) 4 giai đoạn:
- Hình thành (introduction)
- Phát triển (growth)
- Trưởng thành (maturity)
- Thói trào (decline).
Promotion thường có các dạng chính nào?
Có rất nhiều cách để bạn xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, chúng được quy đổi thành bốn dạng promotion chính:
- Tổ chức bán hàng (sales organization).
- Quan hệ công chúng (public relation).
- Quảng cáo (advertising).
- Tiếp thị (sales promotion).
Có các chiến lược định giá nào?
Có ba dạng chiến lược định giá chủ yếu hiện nay. Đó là:
- Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
- Market skimming pricing (định giá hớt váng).
- Neutral pricing (định giá trung lập).
Có các chiến lược phân phối nào?
Hiện nay có khoảng 4 chiến lược phân phối trọng tâm:
- Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
- Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
- Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
- Nhượng quyền (franchising).
Ngoài chiến lược marketing 4P/ 7P, còn chiến lược marketing hỗn hợp nào khác không?
Bên cạnh hai chiến lược lớn này, chúng ta còn một chiến lược 4C do Robert F. Lauterborn sáng chế vào khoảng 1990. Chiến lược 4C này bao gồm:
- Customer solutions
- Customer cost
- Convenience
- Communication.