Website Wiki.tino.org được cung cấp bởi Tino Group. Truy cập và sử dụng website đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện trong chính sách bảo mật - điều khoản sử dụng nội dung. Wiki.tino.org có thể thay đổi điều khoản sử dụng bất cứ lúc nào. Việc bạn tiếp tục sử dụng Wiki.tino.org sau khi thay đổi có nghĩa là bạn chấp nhận những thay đổi đó.
Why Trust Us
Các bài viết với hàm lượng tri thức cao tại wiki.tino.org được tạo ra bởi các chuyên viên Marketing vững chuyên môn và được kiểm duyệt nghiêm túc theo chính sách biên tập bởi đội ngũ biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều hướng đến mong muốn mang đến cho cộng đồng nguồn thông tin chất lượng, chính xác, khách quan, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất trong báo cáo và xuất bản.
Tổng quan về MailChimp
MailChimp là gì?
Đây vừa là phần mềm vừa là nhà cung cấp dịch vụ email phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Sử dụng MailChimp, bạn có thể gửi email đến các khách hàng đã được liệt kê thành danh sách.
Bản chất MailChimp là một dịch vụ Email Marketing chuyên dùng để chăm sóc khách hàng. MailChimp sẽ hỗ trợ người dùng:
Thu thập danh sách email (Email List)
Quản lý Email List
Gửi email cho tất cả hoặc một nhóm khách hàng trong email list cùng một lúc
Hẹn giờ gửi thư tự động.
Phê duyệt số lượng thư lớn: ên tới 12000 email và quản lý được 2000 subscribe.
Điều gì khiến hơn 1 triệu người dùng đã và đang sử dụng MailChimp cho hoạt động marketing của mình?
Ưu điểm của MailChimp
Giao diện thân thiện với người dùng, sinh động, trực quan.
Linh hoạt, đáp ứng nhiều công việc nhờ khả năng tương thích với nhiều phần mềm, dịch vụ bên thứ 3.
Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực e-commerce và dịch vụ email marketing.
Hỗ trợ A/B testing cho các email broadcast.
Thiết kế các mẫu email template có tính thẩm mỹ cao, chuyên nghiệp.
Hỗ trợ báo cáo và phân tích dữ liệu chính xác.
Dung lượng lớn, đa dạng các gói dịch vụ với giá thành khác nhau.
Gói Free của Mailchimp đã hỗ trợ đến 2000 subscribers.
Hoạt động với ISP và tên miền công ty giúp đảm bảo email của bạn được xác nhận và phê duyệt an toàn.
Nhược điểm của MailChimp
Chỉ hỗ trợ gửi email trong danh sách subscriber.
Không hỗ trợ người dùng gắn thẻ tag.
Không thể tự động hóa cho các chiến lược marketing có độ phức tạp cao.
Các form đăng ký chưa đẹp và chuyên nghiệp.
Hướng dẫn sử dụng MailChimp 2024
Đăng ký tài khoản MailChimp
Đầu tiên, bạn vào trang chủ và chọn nút “Sign Up Free” ở góc trên bên phải để đăng ký tài khoản MailChimp.
Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin để đăng ký. Lưu ý:
Nên chọn email thường sử dụng vì bạn sẽ nhận thư kích hoạt.
Username (tên đăng nhập) chỉ được sử dụng chữ và số hoặc dùng chính email của bạn.
Password (mật khẩu) sẽ có 5 quy định sau:
Một ký tự thường (a,b,c…)
Một ký tự in hoa (A,B,C…)
Một số (1,2,3…)
Một ký tự đặc biệt (!,$,%…)
Tối thiểu 8 ký tự
Tiếp theo, kiểm tra hộp thư email bạn đã đăng ký và nhấn nút “Active Account” để kích hoạt tài khoản. Lúc này, bạn sẽ được chuyển đến giao diện để lựa chọn các gói dịch vụ tại MailChimp. Tại đây, bạn hãy:
Chọn gói Free để tiếp tục sử dụng
Điền thông tin cá nhân bạn vào ô First name và Last name, tên công ty của bạn và website (nếu có), nếu không chỉ cần chọn “No”.
Thông tin địa chỉ của bạn tại phần ZIP là 700000 nếu mục Country là Việt Nam.
Chọn số lượng email trong danh sách của bạn. Con số này có thể cài đặt lại để phù hợp với từng chiến dịch gửi mail.
Cuối cùng bạn chọn “Not right now” nếu đã biết sử dụng cơ bản, không cần xem lại những hướng dẫn sơ bộ ban đầu.
Thiết lập danh sách của bạn
Nếu chọn gói Free, bạn sẽ được phép gửi tối đa 2000 email.
Nếu mua gói khác, bạn sẽ được gửi số lượng khách hàng theo quy định của gói.
Đầu tiên, bạn cập tài khoản MailChimp và chọn “Audience” trên thanh Menu.
Sau đó, bạn chọn “View Audience” bên góc phải để quản lí Audience của bạn. Tại góc phải của Audience sẽ hiển thị các tùy chọn cài đặt, chỉnh sửa mẫu đăng ký, quản lí Subscriber, Import, Export. Bạn chọn “Manage Contacts” để đến giao diện quản lí Subscriber.
Nếu bạn có ít subscriber, bạn có thể chèn thủ công bằng cách chọn “Add subscriber” . Ngược lại, nếu có nhiều subscriber, bạn chọn “Import History” => “Start New Import” hoặc bạn chọn “Import” trực tiếp tại “View Audience”.
Bạn chọn 1 trong 3 cách Import dữ liệu khách hàng dưới đây rồi nhấn “Continue To Setup” để tiếp tục.
Tải lên file CSV từ máy tính
Copy/Paste dữ liệu từ file .xls hoặc .xlsx
Kết nối với dịch vụ của bên thứ 3. Ví dụ như Google Drive, Zendesk, Salesforce…
Tạo chiến dịch gửi email
Đầu tiên, bạn truy cập trang chủ MailChimp , chọn Campain trên thanh Menu và nhấn “Create Campaign”.
Kế tiếp, bạn chọn “Email” ở cột trái và điền tên chiến dịch tại ô Campaign Name và nhấn “Begin”.
Bây giờ, bạn sẽ bổ sung 4 thông tin sau cho chiến dịch :
To (thông tin người nhận): Chọn audience chứa danh sách email khách hàng bạn muốn gửi. Bạn có thể chọn tất cả Subcribers trong audience này hoặc theo groups, tags, sau đó nhấn “Save”.
From (thông tin người gửi): Mặc định sẽ lấy thông tin Audience, nhưng bạn có thể tùy chỉnh lại.
Subject (tiêu đề): Đặt tên cho email mà bạn sẽ gửi cho khách hàng.
Content (nội dung): Chọn một mẫu bất kì, sau đó điền các thông tin trên mẫu, chèn logo… nhấn “Save & Close”.
Khi chỉnh sửa xong 4 thông tin trên, bạn sẽ nhìn thấy dấu tích xanh như hình bên dưới. Bạn chọn “Shedule” ở góc phải để lên lịch gửi hoặc “Send” để gửi ngay lập tức.
Tùy chỉnh form đăng ký
Chèn form đăng ký là một cách để bạn hu thập email từ các khách truy cập website của bạn.
Trước tiên, bạn cần tạo một form đăng ký. Một mẹo nhỏ là: với mỗi Audience, bạn nên tạo một form đăng ký để tiện việc quản lý.
Đầu tiên, bạn chọn Audience trên thanh menu tại trang chủ.
Sau đó, bạn chọn “Sign up Forms” ở cột bên phải của Audience nếu muốn tạo form. Ngoài ra, bạn có thẻ nhúng form vào website, form cho Subscriber,…
Kế tiếp, bạn chọn Form builder để tạo form đăng ký, lựa chọn kiểu form, kéo thả các phần tử để chỉnh sửa form. Khi đã tạo form hoàn chỉnh, bạn chỉ cần copy đường dẫn tại ô “Sign up form URL” để gửi cho khách hàng.
Đo lường và kiểm tra
Bạn chọn Reports trên thanh menu của trang chủ để thấy tổng quan tất cả chiến dịch của bạn. Bạn có thể tải tất cả dữ liệu này về máy để tiện việc theo dõi, phân tích hay báo cáo.
Những thông số bạn cần chú ý khi sử dụng tính năng Report trên MailChimp:
Recipients: Số lượng người nhận email.
24-hour performance: Thống kê lượt click theo biểu đồ thời gian.
Top links clicked: Liệt kê các bài post được quan tâm nhất.
Subscribers with most opens: Những user thường xuyên mở xem thư.
Social performance: Lượt tương tác thông qua các mạng xã hội khác.
Top locations by opens: Thống kê theo địa lý.
Những câu hỏi thường gặp về MailChimp
MailChimp phù hợp với những lĩnh vực nào?
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, tuyển dụng, bất động sản, chữ ký số, dịch vụ kế toán, kiểm toán, vận tải, chuyển phát, thời trang, mỹ phẩm, … là những ngành/lĩnh vực sử dụng MailChimp nhiều nhất.
Chi phí sử dụng MailChimp là bao nhiêu?
MailChimp hỗ trợ 4 gói dịch vụ với các mức giá hướng đến 4 đối tượng người dùng khác nhau. Cụ thể là:
Free: Đây là gói miễn phí. Khả năng lưu trữ tối đa 2000 contact (địa chỉ) và gửi 10.000 email/tháng, tối đa 2000 email/ngày.
Essentials: Gói Essentials từ 9,99$/tháng. Khả năng lưu trữ 500 contact và gửi số lượng email gấp 10 lần số contact mỗi tháng. Bạn có thể mua thêm số lượng contact tối đa 50.000. Số lượng mail gửi cũng tăng theo hệ số trên.
Standard: Gói Standard từ 14,99$/tháng. Khả năng lưu trữ 500 contact và gửi số lượng email gấp 12 lần số contact mỗi tháng. Bạn có thể mua thêm số lượng contact tối đa 100.000. Số lượng mail gửi cũng tăng theo hệ số trên.
Premium: Gói Premium từ 299$/tháng. Khả năng lưu trữ 500 contact và gửi số lượng email gấp 15 lần số contact mỗi tháng. Bạn có thể mua thêm số lượng contact tối đa 200.000. Số lượng mail gửi cũng tăng theo hệ số trên.
Những plugin WordPress nào giúp sử dụng MailChimp hiệu quả?
Plugin miễn phí: Icegram hỗ trợ tạo ra các thông báo để thu thập email khách hàng, MailMunch hỗ trợ chèn các form đăng ký, MailChimp for WordPress tạo form đăng ký ở bất kì vị trí nào, Popup và nhiều tính năng thú vị khác được liên kết với MailChimp, …
Trả phí: OptinMonster (9$/tháng) tạo các form đăng ký hay popup với khả năng tùy chỉnh cao, Bloom (89$/năm) và Ninja Popups (từ 26$) hỗ trợ nhiều mẫu giao diện và không giới hạn số lượng website, …
Có thể thêm form Email Marketing MailChimp trên WordPress được không?
Câu trả lời là “Được!” nhé.
Chỉ với 3 bước đơn giản sau, bạn có thể hêm form Email Marketing MailChimp trên WordPress.
Xây dựng form đăng ký Mail Marketing và thêm vào trong WordPress
Tạo Email Marketing đầu tiên
Tự động hóa phần còn lại của chiến dịch email marketing
Mẹo giúp không bị tính phí khi import nhầm dữ liệu
MailChimp thường căn cứ theo lượng subscribes đưa vào hệ thống để tính phí Nếu bạn vô tình tải lên một tập dữ liệu lớn hơn định mức, MailChimp sẽ nhanh chóng cập nhật mức phí của bạn lên cao hơn.
Mẹo giúp bạn tránh trường hợp oái oăm này là tiến hành song song:
Sử dụng tính năng Undo lại tập dữ liệu mình vừa nạp vào.
Tạm dừng mọi hoạt động gửi mail trên tài khoản này trong vòng 24 giờ.
Lưu ý: Nếu bạn chỉ Undo và vẫn tiếp tục nạp dữ liệu mới đúng số lượng vào để chạy email ngay, MailChimp vẫn ghi nhận theo số lượng mail vượt bạn đã tải lên ban đầu.
Mẹo tránh bị khóa tài khoản và IP tránh bị đưa vào blacklist
Để không rơi vào blacklist, bạn tuyệt đối không nên:
Sử dụng tập data kém chất lượng để gửi mail dẫn đến tỷ lệ bounce hoặc spam cao.
Tạo hàng loạt tài khoản với cùng một IP
Gửi các email spam.
Hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về MailChimp. Chúc bạn sử dụng hiệu quả nhé!
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!
Chị Hồng Nhi, "người giữ lửa" đứng sau wiki.tino.org, là một Content Manager tài năng với hành trình sự nghiệp đầy cảm hứng.
Tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn Anh năm 2017, cử nhân Ngữ văn Nga năm 2019 và Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế năm 2024 tại trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, chị sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc cùng kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực truyền thông.Vốn xuất thân từ "xã hội" nhưng với niềm đam mê sáng tạo nội dung giá trị, chị đã "lấn sân" sang lĩnh vực công nghệ và nhanh chóng khẳng định bản thân. Với phương châm "diễn giải cái khó hiểu nhất bằng cách dễ hiểu nhất", chị đã chinh phục độc giả bằng những bài viết blog công nghệ súc tích, dễ hiểu và hữu ích.
Đồng hành cùng TinoHost từ những ngày đầu thành lập, chị Hồng Nhi hiện là Content Manager, người trực tiếp quản lý và vận hành wiki.tino.org cùng nhiều website uy tín khác.
Trong thế giới lập trình, script đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các tác vụ và tối ưu hóa quy trình làm việc. Script có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,...
Bạn đang gặp phải những lỗi khó hiểu trên website WordPress của mình? Website chạy chậm, hiển thị thông báo lỗi kỳ lạ hoặc thậm chí không thể truy cập? Đừng lo lắng, có một giải pháp hữu hiệu...
Một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều người dùng WordPress gặp phải là lỗi mixed content. Lỗi này xảy ra khi một trang web được bảo mật bằng HTTPS nhưng lại chứa các tài nguyên không bảo...
Trong thời đại số hiện nay, tốc độ tải trang là một yếu tố quyết định đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của website. Đặc biệt với các trang web sử dụng nền tảng WordPress, việc tối...
Trong quá trình phát triển phần mềm, việc tạo ra một hệ thống mã nguồn dễ đọc, dễ hiểu và dễ bảo trì là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. SOLID, một tập hợp các nguyên tắc...
Mỗi lần cần gì, nhắn Tino là được hỗ trợ ngay. Nên một đứa không biết gì về web như mình cũng tạo được blog. Cơ bản mình chỉ lo viết, mọi thứ có anh IT của Tino lo hết.
Nhìn chung thì Tino xứng đáng là một trong những nhà cung cấp host giá rẻ #1 tại VN. Bên này support khá nhanh và nhiệt tình nên quá trình sử dụng diễn ra tương đối trơn tru. Chất lượng quá ok so với mức giá. Các SME có thể tham khảo để dựng web nhé.
Sau khi sử dụng dịch vụ của TinoHost. Mình thấy website load nhanh hơn hẳn so với sử dụng ở nhà cung cấp cũ. Giá cả do mình đc mua với giá sale 99% của TinoHost nên rất là rẻ. Gói mình mua là gòi Hosting Bussiness 20GB. Thông số cấu hình cao nên web load khá mượt Chúc TinoHost phát triển!
Mình thấy Tinohost có giao diện thân thiện, dễ đăng ký sử dụng cho người mới tập tành làm web như mình. Hosting hỗ trợ có nhiều lựa chọn về dung lượng và giá cả! Thanh toán qua momo thuận tiện. Recommended!
mình đã mua 2 tên miền + hosting của Tino Host . quả nhiên hiệu quả SEO cải thiện đáng kể và chứng chỉ bảo mật HTTPS miễn phí của Tino Host cũng ko kém phần quang trọng cho việc SEO website của mình
Tino host là một trong nhà cung cấp tốt nhất mình từng sử dụng. Với ưu đãi khuyến mại nhiều, giá thành rẻ kèm theo đó là sự support tuyệt vời của các admin. Nếu ai chưa lựa chọn được nhà cung cấp cho bản thân mình thì Tinohost sẽ là câu trả lời tốt nhất.
Hỗ trợ nhiệt tình nhất trong các nhà cung cấp mih từng dùng. Không những server mạnh, ưu đãi có 1 không 2 mà còn nhiều plugin pro bản quyền đính kèm nữa. Quyết định gắn bó "Lifetime" với tino 😁