M&A là gì? Tại sao M&A lại đang là xu hướng trong giới kinh doanh những năm gần đây?
M&A là gì?
M&A là cụm từ viết tắt của Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Đây là thuật ngữ trong giới kinh doanh dùng để diễn tả hành động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp bằng một trong hai hình thức là sáp nhập hoặc mua lại một hay toàn bộ số cổ phần của doanh nghiệp khác.
Mục đích của hành động này nhằm giành quyền quản trị để thâu tóm và làm chủ sở hữu của một doanh nghiệp tiềm năng.
Mergers (sáp nhập) là hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô để cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Khi đó, quyền và nghĩa vụ cũng như toàn bộ tài sản sẽ thuộc về doanh nghiệp mới.
Acquisitions (mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
M&A đóng một vai trò chiến lược trong sự phát triển của công ty vì việc sáp nhập hay mua lại sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, có thêm nguồn nhân lực mới, tiếp quản được những công nghệ kỹ thuật cao, học hỏi và phối hợp để cùng nhau đi lên,…. Không những vậy, M&A còn là một công cụ đắt lực trong các chiến dịch social media marketing.
Các hình thức M&A
Có 3 hình thức M&A cơ bản dựa trên tính chất của từng loại hình, bao gồm:
- M&A theo chiều ngang
- M&A theo chiều dọc
- M&A kết hợp.
M&A theo chiều ngang
M&A theo chiều ngang (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các công ty có cùng lĩnh vực hoạt động giống nhau, cùng giai đoạn sản xuất và khách hàng mục tiêu. Hay còn với tên gọi khác là mua bán, sáp nhập các đối thủ cạnh tranh trực tiếp theo phương châm thêm một người bạn, bớt một kẻ thù.
Lợi ích của M&A theo chiều ngang là sẽ giúp công ty của bạn loại loại bớt một đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, bạn sẽ có thêm một người đồng minh để cùng hợp tác và phát triển.
M&A theo chiều dọc
M&A theo chiều dọc (Vertical) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các công ty có cùng lĩnh vực hoạt động giống nhau nhưng khác giai đoạn sản xuất. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được quá trình cung ứng, cũng như dây chuyền sản xuất một cách trọn vẹn và liên tục, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Không những vậy, việc mua bán, sáp nhập theo chiều dọc còn giúp bớt chi phí trung gian cũng như các bất tiện khác khi kết hợp với một doanh nghiệp ngoài.
M&A kết hợp (tập đoàn)
M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn bằng việc cung cấp, bổ sung các sản phẩm khác nhau trong cùng một ngành hàng, cùng một đối tượng mục tiêu. Nói một cách dễ hiểu, nếu các công ty riêng lẻ là những món hàng rời rạc nhau thì tập đoàn sẽ là một combo đầy đủ của các món hàng đó.
Việc này sẽ tạo nên sự thuận tiện cho người mua, đồng thời còn giúp các sản phẩm có tính liên kết kiếm được nguồn tiêu thụ. Đặc biệt, việc tập đoàn hóa các công ty nhỏ lẻ sẽ giúp tạo thế mạnh vững chắc cho tên tuổi của doanh nghiệp, từ đó giúp khả năng cạnh tranh trên thương trường tăng cao. Điều này thường được thực hiện để đa dạng hóa vào các ngành công nghiệp khác, giúp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường.
Quy trình M&A gồm những bước nào?
Để có được một quá trình M&A hoàn thiện và chuẩn xác, bạn cần trải qua 10 bước sau.
Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A
Việc xây dựng chiến lược là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình M&A diễn ra thành công. Bạn cần lên kế hoạch về mục tiêu, phương pháp, thời hạn và các bước đi rõ ràng để có thể thực hiện được chiến lược đó.
Bước 2: Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A
Đề ra các tiêu chí M&A để bạn có thể tìm kiếm được các công ty phù hợp cho mục đích sáp nhập, mua bán của mình.
Bước 3: Đánh giá các mục tiêu tiềm năng
Từ những tiêu chí M&A ở bước 2, chúng ta sẽ khoanh vùng những công ty tiềm năng từ đó có các bước tiếp cận phù hợp.
Bước 4: Bắt đầu lập kế hoạch M&A
Đây là bước vô cùng quan trọng, cả công ty cần có một cuộc họp quan trọng để lập ra kế hoạch chi tiết và cùng nhau bàn về cách đạt được kế hoạch đó. Trong đây bao gồm cả kế hoạch tài chính và dự trù chi phí cho việc sáp nhập, mua lại.
Bước 5: Thực hiện phân tích định giá
Chúng ta cần có bước này để đảm bảo giá trị và giá tiền là tương xứng với nhau. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp chúng ta có thể chuẩn bị được nguồn tài chính ổn thỏa.
Bước 6: Đàm phán
Việc cử đại diện để thực hiện phiên giao dịch là vô cùng quan trọng. Người này cần nắm rõ thông tin của đối phương và khôn khéo trong giao tiếp để cuộc đàm phán thành công.
Bước 7: Thẩm định
Đây là bước không thể thiếu trong quy trình M&A. Vì nếu không thẩm định lại, bạn sẽ rất khó để biết các rủi ro mình có thể mắc phải.
Bước 8: Hợp đồng mua bán
Đây là lúc hai bên đưa ra quyết định của mình. Các điều khoản trong hợp đồng sẽ là minh chứng tốt nhất cho các sự việc phát sinh sau này.
Bước 9: Tài chính
Bước này chúng ta sẽ tiến hành thanh toán cho nhau bằng việc thống nhất cổ phiếu hoặc tiền mặt.
Bước 10: Kết thúc giao dịch
Sau khi hoàn tất các thủ tục, việc chúng ta cần làm là đưa công ty trở lại hoạt động bình thường và cùng hướng tới những mục tiêu to lớn hơn.
Các vụ M&A đình đám tại Việt Nam
Tính tới thời điểm hiện nay, nước ta đã hơn 4000 thương vụ bạc tỷ với tổng giá trị M&A lên đến hơn 50 tỷ USD. Các cái tên dưới đây chắc chắn sẽ đưa bạn đi từ ngỡ ngàng này sang ngỡ ngàng khác.
ThaiBev và Sabeco
Đầu tiên không thể không kể đến thương vụ lớn nhất nhì trong ngành công nghệ bia ở Châu Á giữa ThaiBev và Sabeco. ThaiBev – một trong những công ty nước giải khát lớn của Đông Nam Á, đồng thời là công ty giải khát lớn nhất Thái Lan đã mua lại 53,59% cổ phần tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với 4,8 tỷ USD.
Bước đi quan trọng này của ThaiBev nhằm mở rộng thị trường ở Việt Nam. Sau thành công đó, anh cả ngành giải khát Thái Lan đã chiếm tới 41% thị phần nước ta về ngành hàng này.
GIC Private Limited và Vinhomes
Tiếp theo cũng là một thương vụ M&A đình đám trong giới bất động sản giữa quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore và công ty thành viên của tập đoàn Vingroup – Vinhomes vào tháng 4/2018. Thương vụ này trị giá 1,3 tỷ USD được diễn ra với 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án. Credit Suisse (Singapore) Limited là đơn vị tư vấn của thương vụ này.
Central Group – Big C
Không những ở ngành công nghiệp nước giải khát, mà đến thị trường bán lẻ của Việt Nam Thái Lan cũng muốn nhúng tay vào. Bằng chứng là vào tháng 2 năm 2016, tập đoàn đến từ Thái Lan Central Group đã đầu tư 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam. Trước đó, Central Group đã mua lại tỷ lệ cổ phần chi phối với Nguyễn Kim, hệ thống phân phối hàng điện tử hàng đầu. Tiếp sau đó, Nguyễn Kim là đơn vị mua lại Zalora Việt Nam.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về M&A cũng như ba thương vụ nổi bật trong giới kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức cho mình.
Những câu hỏi thường gặp
Vì sao M&A cần chú trọng đến mảng marketing?
Marketing là vô cùng quan trọng trong M&A vì có thể:
- Tránh khủng hoảng truyền thông
- Tái cơ cấu lại nhân sự và quy trình làm việc
- Thống nhất chiến lược thương hiệu
Conglomerate là gì?
Conglomerate (công ty hỗn hợp) là doanh nghiệp bao gồm một doanh nghiệp chính và rất nhiều doanh nghiệp chi nhánh thuộc nhiều ngành khác nhau, nó không có liên hệ về mặt sản xuất cũng như thị trường.
Lợi ích của các thương vụ M&A là gì?
M&A mang lại những lợi ích nhất định sau:
- Mở rộng quy mô doanh nghiệp
- Giảm bớt chi phí thuê nhân lực
- Cải thiện tình trạng tài chính
- Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ.
Cách chia M&A theo cách thức gồm có những loại hình nào?
Nếu chia M&A theo cách thức cũng sẽ có 3 loại hình:
- Sáp nhập – hợp nhất
- Thâu tóm cổ phần
- Thâu tóm tài sản.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!