Đối với người lao động, lương tháng 13 luôn được quan tâm đặc biệt khi ký hợp đồng lao động. Đây được xem là quyền lợi mà người lao động sẽ hưởng trong suốt 1 năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ lương tháng 13 là gì cũng như cách tính lương tháng 13 ra sao. Tino Group sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về lương tháng 13 qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về lương tháng 13
Lương tháng 13 là gì?
Hiện tại, trong Bộ Luật Lao động chưa có quy định cụ thể về lương tháng 13. Theo đó, lương tháng 13 được hiểu đơn giản là tiền thưởng mà đơn vị sử dụng lao động chi trả cho người lao động vào tháng 12 (hết năm dương lịch). Khoản tiền thưởng này sẽ được thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người lao động trong quá trình ký hợp đồng lao động.
Một số người hiểu sai rằng: lương tháng 13 là khoản tiền thưởng Tết Nguyên Đán. Trên thực tế, khoản tiền này không phải tiền thưởng Tết Âm lịch. Tại một số doanh nghiệp, lương tháng 13 và thưởng Tết được phân biệt rất rạch ròi. Vậy nên, về cơ bản, lương tháng 13 chính là khoản tiền thưởng hằng năm mà người lao động được nhận từ đơn vị sử dụng lao động.
Căn cứ vào quy định của Pháp luật Lao động, tiền thưởng là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động thưởng cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Khoản tiền này được quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc quy chế công ty. Lương tháng 13 sẽ dựa trên kết quả kinh doanh nếu doanh nghiệp có lợi nhuận và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động trong năm.
Hiểu cách khác, lương tháng 13 là chế độ đãi ngộ mà doanh nghiệp đề xuất để thu hút ứng viên và giữ chân nhân sự “gạo cội”. Một số doanh nghiệp gộp lương tháng 13 và tiền thưởng Tết chi trả cho người lao động trước dịp Tết nguyên đán.
Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng 13 không?
Luật Lao động Việt Nam hiện tại chưa có bất kỳ quy định bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Một số doanh nghiệp trả lương tháng 13 vì bản chất đây chỉ là khoản tiền thưởng. Vì vậy, pháp luật cũng không quy định mức lương tháng 13 cụ thể như thế nào.
Thông thường, lương tháng 13 sẽ được tính dựa trên kết quả kinh doanh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp trong suốt 1 năm. Đồng thời, khoản tiền thưởng này cũng phụ thuộc vào hiệu suất lao động của người lao động đã đạt được.
Tóm lại, tuỳ vào điều kiện kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp có thể xem xét thưởng lương tháng 13 cho nhân viên. Khoản tiền này có tác dụng khuyến khích người lao động tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp.
Mặc khác, dù đã ký kết thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng nếu doanh nghiệp thua lỗ hoặc người lao động không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lương tháng 13 hoàn toàn có thể không cần chi trả. Dù không bắt buộc nhưng chi trả lương tháng 13 vẫn là điều kiện tiên quyết để thu hút ứng viên mới, giữ chân người lao động cũ.
Tính lương tháng 13 như thế nào?
Mỗi doanh nghiệp sẽ có công thức tính lương tháng 13 không giống nhau. Như đã đề cập, tùy vào tình hình kinh doanh, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, cơ chế vận hành và số lượng nhân viên, lương tháng 13 sẽ được tính toán sao cho phù hợp.
Dù vậy, để tính lương tháng 13, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng 2 công thức phổ biến là:
- Tính theo lương trung bình của người lao động.
- Tính theo lương tháng 12.
Tính theo lương trung bình của người lao động
Với công thức này, quy định hưởng lương tháng 13 sẽ được chia thành 2 trường hợp nhỏ, cụ thể là:
- Người lao động làm đủ 12 tháng trở lên:
Công thức tính lương tháng 13 như sau:
Mức lương tháng 13 = Lương trung bình của 12 tháng.
Ví dụ: Chị A có mức lương từ tháng 1 – tháng 9 là 10 triệu đồng/tháng. Từ tháng 10 – tháng 12, chị được tăng lên 12 triệu/tháng. Vậy lương tháng 13 của chị A được tính như sau:
[10.000.000 x 9) + (12.000.000 x 3)] / 12 = 10.500.000 đồng.
- Người lao động chưa làm đủ 12 tháng trở lên:
Công thức tính lương tháng 13 như sau:
Mức lương tháng 13 = Thời gian làm việc trong năm / 12 x Lương trung bình.
Ví dụ: Anh B làm việc chính thức tử tháng 9 – hết tháng 12 cùng năm là 4 tháng với mức lương 14 triệu đồng/tháng. Vậy lương tháng 13 của anh B được tính như sau:
(4 / 12) x 14.000.000 = 4.700.000 đồng.
Tính lương theo tháng 12
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ áp dụng quy định hưởng lương tháng 13 cho người lao động theo mức lương của tháng 12. Vậy công thức tính lương tháng 13 sẽ là:
Mức lương tháng thứ 13 = Lương tháng 12.
Nhìn chung, lương tháng 13 chính là đãi ngộ từ đơn vị sử dụng lao động được nhiều người mong chờ nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng được hưởng lương tháng 13. Khoản tiền thưởng này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đã đề cập qua bài viết.
Hy vọng từ những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về lương tháng 13 cũng như công thức tính khoản tiền thưởng này. Đừng quên theo dõi Tino Group để tiếp tục đón đọc những bài viết hay và hữu ích mới nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Khi nào người lao động nhận lương tháng 13?
Tuỳ theo quy định của mỗi doanh nghiệp, lương tháng 13 có thể được trả sau khi kết thúc tháng 12 dương lịch. Ngoài ra, một số doanh nghiệp sẽ gộp lương tháng 13 song song với đợt thưởng tiền Tết âm lịch.
Nhận lương tháng 13 có tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không?
Câu trả lời là “Có!”. Vì lương tháng 13 về bản chất vẫn là tiền thưởng của doanh nghiệp dành cho người lao động. Theo đó, tiền thưởng vẫn được tính là khoản thu nhập nên bạn vẫn phải chịu thuế TNCN khi hưởng lương tháng 13.
Thưởng Tết và lương tháng 13 có giống nhau không?
Tất nhiên là không! Lương tháng 13 và tiền thưởng Tết là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Thử việc có được hưởng lương tháng 13 không?
Câu trả lời là “Có!”. Tuy nhiên, để được hưởng lương tháng 13, người lao động cần phải:
- Hoàn thành thời gian thử việc và làm việc chính thức từ đủ 1 tháng trở lên đến hết tháng 12 dương lịch của năm và vẫn làm việc tại doanh nghiệp vào ngày 31/12. Tuy nhiên, nhân viên chưa hết thời gian thử việc (tính đến hết tháng 12 dương lịch) sẽ không được nhận lương tháng 13.