Dù đã trải qua đợt khủng hoảng do thị trường tiền mã hoá downtrend từ năm 2021, Loom Network (LOOM) ở thời điểm hiện tại vẫn giữ vững được vị thế và sức hút của mình. Tháng 10/2023, giá LOOM tăng mạnh và trở thành một trong những altcoin lowcap đáng chú ý nhất tại thời điểm đó. Vậy chính xác Loom Network (LOOM) là gì? Vì sao dự án này lại có mức tăng trưởng vượt trội? Đồng LOOM có điểm gì đặc biệt? Mời bạn cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt:
Loom Network (LOOM) đã dành đến 45%, tương đương với 450 triệu LOOM để bán ra thị trường qua vòng Private Sale. LOOM là đồng coin chính thức của mạng lưới DPoS Sidechains, Loom Network.
Loom Network (LOOM) là gì?
Loom Network là nền tảng multichain interop đã hoạt động từ đầu năm 2018. Nền tảng được tối ưu hóa để mở rộng các ứng dụng phi tập trung có hiệu suất cao, đòi hỏi trải nghiệm người dùng nhanh chóng và mượt mà. Đồng thời, Loom Network còn hỗ trợ ứng dụng phi tập trung, mang lại một trải nghiệm người dùng tương tự như các ứng dụng truyền thống. Không những thế, nền tảng này còn thu hút người dùng mới bởi thao tác sử dụng dễ dàng, không cần phải tải phần mềm ví tiền điện tử.
Loom tích hợp với Bitcoin, Ethereum, Binance Chain và Tron (với EOS và Cosmos sắp tới). Nhờ đó, các nhà phát triển có thể tích hợp tài sản từ tất cả các chuỗi lớn. Họ sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng một ứng dụng phi tập trung chỉ một lần và cung cấp cho người dùng trên tất cả các nền tảng cùng lúc.
Vì sao Loom lại trở thành sự ưu tiên của các nhà phát triển?
Sẵn sàng sử dụng ngay
Loom Network hoạt động trong môi trường sản xuất từ đầu năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không cần chờ đợi để được triển khai ứng dụng của mình. Thông qua Loom, bạn có thể khởi đầu dự án của mình ngay lập tức mà không gặp bất kỳ sự trì trệ nào.
Nhanh chóng, dễ mở rộng
Loom Network sử dụng giao thức Delegated Proof of Stake (DPoS), giúp tối ưu hóa thời gian xác nhận giao dịch và khả năng xử lý giao dịch. Tính năng này giúp cho việc xây dựng các ứng dụng có thể đáp ứng được tốc độ và quy mô của thị trường ngày nay.
Dễ dàng cho người dùng
Một trong những điểm mạnh của Loom Network là tạo ra trải nghiệm người dùng mượt mà, không gây cản trở. Giao dịch trên Loom được thực hiện với tốc độ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí cho người dùng. Không có phí gas và không có cửa sổ popup MetaMask làm phiền người dùng, Loom đã mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Tiếp cận người dùng rộng lớn
Loom Network tích hợp với nhiều loại ví điện tử và hỗ trợ Universal Transaction Signing, cho phép người dùng truy cập vào ứng dụng từ mọi nền tảng cực kỳ tiện dụng. Điều này đã tạo ra một cơ hội lớn để mở rộng đối tượng người dùng một cách đáng kể.
Bảo mật tốt
Loom Basechain là một blockchain DPoS với hơn 21+ validator đặt tại các vị trí khắp thế giới cùng hơn 247.828.530 LOOM được gắn kết. Sự phân tán này giúp cải thiện tính bảo mật của mạng và giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.
Tương thích tốt trong tương lai
Một ứng dụng được xây dựng trên Loom Network không chỉ đảm bảo hiệu suất và tính tương thích ở hiện tại mà còn đảm bảo tính tương thích trong tương lai. Loom Network liên tục phát triển và tích hợp với các blockchain mới, giúp cho ứng dụng của bạn không bị lỗi thời, luôn tiếp cận được nhiều người dùng hơn.
Một số tính năng nổi bật của Loom Network
DelegateCall
Đây là một DAppChain đầu tiên do Loom Networks phát triển. Về cơ bản, DelegateCall là trang web chuyên về hỏi đáp với mục đích chia sẻ kiến thức về những câu hỏi liên quan đến blockchain. Từ đó, đội ngũ phát triển có thể nâng cao khả năng của mình. Người dùng sẽ được thưởng LOOM khi nhận được đánh giá tích cực và hỗ trợ từ cộng đồng. DelegateCall được xem là phiên bản thử nghiệm của nền tảng, cho phép Loom Network thu thập thông tin và phản hồi từ cộng đồng để cải thiện sản phẩm của mình.
CryptoZombies
CryptoZombies là ứng dụng giúp người dùng xây dựng trò chơi của riêng mình bằng các smart contracts trên Ethereum, sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity. Ứng dụng này hướng đến việc giúp người dùng mới tiếp cận và làm quen với Solidity dễ dàng, thú vị. Thay vì phải có kinh nghiệm chuyên sâu về lập trình, người dùng có thể sử dụng CryptoZombies để tạo smart contracts đơn giản và nhanh chóng hơn. Đây là cách giúp Loom Network truyền cảm hứng cho việc phát triển ứng dụng trên blockchain.
EthFiddle
EthFiddle là nền tảng phổ biến để chia sẻ các đoạn mã Solidity, thu hút hơn 10.000 người sử dụng. Ứng dụng này có chức năng biên dịch, kiểm tra và chạy các đoạn mã Solidity được chia sẻ từ khắp nơi trên web của EthFiddle. EthFiddle cung cấp môi trường thử nghiệm an toàn, thuận tiện cho những người muốn chia sẻ hoặc kiểm tra mã Solidity của mình.
SolidityX
Đây là một ngôn ngữ lập trình riêng của Loom Network, được thiết kế để tự động biên dịch thành Solidity – ngôn ngữ chính thức của Ethereum. SolidityX có mục đích là tăng cường tính bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất cho việc phát triển các ứng dụng phân quyền. Việc sử dụng SolidityX giúp nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc viết và kiểm tra mã, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến lỗi lập trình.
3 thành phần nổi bật của Loom Network
Loom SDK
Loom SDK được xem là trụ cột của hệ thống, cho phép các nhà phát triển xây dựng nền tảng Blockchain của riêng họ một cách nhanh chóng mà không cần hiểu rõ về cấu trúc của Blockchain.
Shared Sidechains
Đây là một mạng lưới các Sidechains được kết nối với nhau, có băng thông lớn và sử dụng lớp layer cơ bản của Ethereum. Các Sidechains như GameChain, SocialChain đều kết nối với nhau trên mạng lưới này.
PlasmaChain
Là một trung tâm layer 2 kết nối các Sidechains với Ethereum. PlasmaChain cho phép các giao dịch diễn ra nhanh hơn, giá thành thấp hơn và hiệu quả hơn cho các nhà phát triển khi triển khai các ứng dụng phi tập trung.
Thông tin về đồng LOOM coin
Key Metrics
- Token Name: Loom Network.
- Ticker: LOOM.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: 0x42476f744292107e34519f9c357927074ea3f75d
- Total Supply: 1.221.425.698.
- Circulating Supply: 1.300.000.000.
Allocation
- Private Sale: 45%.
- Loom Network Team: 10%.
- Advisors: 10%.
- Reserve Funds: 35%.
Release Schedule
Dự án Loom Network có quy trình trả token đơn giản:
- Team: Đội ngũ dự án được trả 5% sau khi Private Sale hoàn tất vào tháng 1/2018 và 5% còn lại sẽ được trả 3 tháng 1 lần với 2,5% mỗi lần.
- Advisors & Private Sale & Reserve Funds: Token không bị khoá.
Use case
Validators (Nhà xác minh)
1,25 triệu LOOM là mức tối thiểu để trở thành một node trong mạng lưới của Loom Network. Các node sẽ nhận được phần thưởng bằng LOOM khi thực hiện các hoạt động như xác minh giao dịch, tạo block mới và tham gia vào các hoạt động quản trị mạng lưới.
Delegators (Người ủy quyền)
Những người nắm giữ LOOM có thể ủy quyền hoặc đặt cược số LOOM của mình vào một node để cùng tham gia vào việc staking LOOM thông qua PlasmaChain Dashboard.
Developers (Nhà phát triển)
Để phát triển các ứng dụng phi tập trung trên mạng lưới của Loom, các nhà phát triển cần phải đặt cược và thanh toán bằng LOOM token.
End-users (Người dùng cuối)
Người dùng cuối có thể sử dụng LOOM token để mua và bán các vật phẩm, hàng hóa trên marketplace về game item của Loom Network.
Roadmap
Upadating…
Mua, bán đồng LOOM ở đâu?
Lưu trữ đồng LOOM ở đâu?
Bạn có thể lưu trữ LOOM ở các ví hỗ trợ ERC-20 là: MetaMask, Trust Wallet, Coin98 Wallet,…
Đội ngũ phát triển dự án
- James Duffy (đồng sáng lập): James Duffy tốt nghiệp cử nhân máy tính tại Đại học Virginia Tech. Ông là một doanh nhân, nhà phát triển và người đam mê với tiền mã hóa. James đã đầu tư vào bitcoin từ năm 2013 và sau đó là Ethereum. Anh cũng là người sáng lập của KoreaJobFinder.com, một trang web tìm kiếm việc làm dành cho những người có trình độ tiếng Anh tốt tại Hàn Quốc. James cũng là nhà phát triển chính của Casual Steps Inc, một công ty chuyên về hàng order Mỹ tại Hàn Quốc.
- Luke Zhang (đồng sáng lập): Luke Zhang tốt nghiệp đại học York chuyên ngành nghiên cứu hành chính. Anh là nhà phát triển chính của các công ty Elemica trong 2 năm từ 2014 đến 2016 và công ty BlockMason Inc trong 1 năm từ 2016 đến 2017.
- Matthew Campbell (đồng sáng tạo): Matthew Campbell tốt nghiệp đại học Georgia State và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ. Anh từng làm việc cho các tập đoàn nổi tiếng như Gucci và Bloomberg.
Các đồng sáng lập của Loom Network đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển và thành công của dự án thông qua kinh nghiệm và kiến thức rộng lớn của mình trong lĩnh vực công nghệ và tiền mã hóa.
Nhìn chung, Loom Network chính là trợ thủ đắc lực cho các nhà phát triển dApp. Đồng thời, Loom Network (LOOM) còn là dự án giàu tiềm năng, có nhiều cơ hội tăng giá trong tương lai. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dự án Loom Network (LOOM). Đừng quên theo dõi TinoHost để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác về tiền mã hoá.
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể theo dõi dự án Loom Network (LOOM) ở đâu?
Để truy cập thông tin dự án Loom Network (LOOM), bạn có thể truy cập vào:
- Website: https://loomx.io/
- Twitter: https://twitter.com/loomnetwork
- Telegram: https://t.me/loomnetwork
- Github: https://github.com/loomnetwork
Làm thế nào staking LOOM?
Để staking LOOM token, người dùng có thể tham gia vào các giao thức staking được cung cấp bởi Loom Network hoặc các dịch vụ staking trên các sàn giao dịch cryptocurrency.
Có cần phải cập nhật phần mềm khi sử dụng Loom Network không?
Tùy vào các cải tiến và nâng cấp của Loom Network, nhưng trong nhiều trường hợp, người dùng có thể cần cập nhật phần mềm để sử dụng các tính năng mới nhất.
Sử dụng Loom Network có tính phí giao dịch không?
Có! Tuy nhiên, các phí giao dịch trên Loom Network thường rất thấp so với các nền tảng khác nhờ vào cơ chế mở rộng và tối ưu hóa.