Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, Livestream không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người. Bên cạnh mục đích giao lưu với cộng đồng, Livestream còn được áp dụng trong bán hàng cực kỳ hiệu quả. Vậy Livestream là gì? Bán hàng trên Livestream có tiềm năng như thế nào? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
Tổng quan về Livestream
Livestream là gì?
Livestream (phát trực tiếp) là hình thức quay video và phát trực tiếp những gì đang xảy ra trong thời gian thực (con người, cảnh vật, sự kiện,… ) cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể xem qua internet thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, TikTok hay thậm chí là các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Nhưng phổ biến hơn cả là các nền tảng chuyên về Livestream như Bigo Live, Twitch, NimoTV, Nonolive,..
Trong các video Livestream, mọi người xem đều có thể tương tác với nhau ra một cách trực tiếp qua các nút like, biểu tượng cảm xúc, comment. Các nền tảng Livestream thường sử dụng khung hình phù hợp giúp mọi người có thể xem được trên nhiều thiết bị từ các loại smartphone, máy tính bảng đến PC, laptop.
Livestream còn là một hình thức quảng bá thương hiệu sản phẩm/dịch vụ vô cùng hiệu quả. Ví dụ thực tế là các nhãn hàng công nghệ (Samsung, Google, Apple…) hay các nhãn F&B (Redbull, Heineken…) đều sử dụng Livestream cho các hoạt động lớn.
Khác với việc quay video trước sau đó chỉnh sửa lại các lỗi rồi mới tải lên, với Livestream, mọi hình ảnh, âm thanh và chuyển động đều chân thực nhất có thể. Do đó, các chủ shop online thường sử dụng tính năng này để phục vụ cho việc bán hàng của mình. Livestream giúp chủ shop quần áo nói riêng, các doanh nghiệp nói chung có thể tiếp thị được sản phẩm và hình ảnh của mình đến với đông đảo khách hàng hơn, đồng thời dễ dàng tìm được các khách hàng tiềm năng hơn.
Tại sao Livestream ngày càng phổ biến?
Livestream đã và đang trở nên rất phổ biến cũng như được nhiều người yêu thích, phần lớn là các bạn trẻ. Công cụ này giúp người dùng có thể trở thành những nhà sáng tạo nội dung và tự phát hành sản phẩm của mình mà không cần có nhiều kĩ năng liên quan đến quay phim, chỉnh sửa video hay âm thanh.
Tính chân thực, khó dàn dựng và không qua chỉnh sửa là một trong những ưu điểm nổi bật nhất khiến Livestream nhận được yêu thích. Bên cạnh đó, khả năng tương tác trực tiếp giữa người phát và người xem cũng là một trong những yếu tố khiến Livestream trở nên phổ biến. Việc tương tác qua các bình luận gián tiếp trong các bài viết hay video khiến người tạo nội dung phải mất khá nhiều thời gian để trả lời. Còn với Livestream, người phát có thể đọc và phản hồi ngay lập tức.
Ưu điểm và hạn chế của Livestream
Ưu điểm
- Thao tác để bắt đầu phát trực tiếp đơn giản, không cần nhiều trang thiết bị hay kỹ năng quay phim và chỉnh sửa video.
- Quy mô rộng, lượng khán giả lớn, rất nhiều nền tảng hỗ trợ Livestream để lựa chọn.
- Thời gian phát video dài, không thể tạm dừng nên có thể khiến người xem nán lại xem hết toàn bộ thời lượng Livestream, đặc biệt với những nội dung có sức hút.
- Khả năng tạo kết nối tốt và rất nhanh giữa người phát và người xem, đây là một lợi ích dành cho những ai Livestream với mục đích bán hàng, đấu giá , tổ chức sự kiện hay dạy học.
Hạn chế
- Lỗi kỹ thuật liên quan đến các thiết bị phát hay tốc độ mạng cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình Livestream.
- Các nền tảng ứng dụng hỗ trợ Livestream cũng có thể gặp lỗi, gây ra khó khăn cho người phát lẫn người xem.
- Nếu Livestream trên điện thoại, dung lượng pin cũng là một hạn chế.
- Các nội dung trong Livestream không được chỉnh sửa và kiểm duyệt nên có thể chứa nhiều yếu tố nhạy cảm như bạo lực, tình dục, ngôn ngữ dung tục hay các hành vi trái đạo đức.
- Thông tin cá nhân, địa chỉ, nơi ở của người phát video cũng không được đảm bảo.
Lợi ích của Livestream đối với bán hàng
Tiếp cận một lượng lớn khách hàng với chi phí 0 đồng
Livestream được xem là cốt lõi của bán hàng online. Với kinh doanh truyền thống, bạn phải tính toán tất cả mọi thứ từ việc thuê mặt bằng, địa điểm cho đến nhân viên…và tất nhiên sẽ tốn một khoản tiền khá lớn. Nhưng vấn đề này đã được giải quyết bằng giải pháp bán hàng thông qua tính năng Livestream. Nhờ có Livestream, bạn chỉ việc giới thiệu sản phẩm và chốt đơn.
Đặc biệt, Livestream còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản ngân sách lớn trong những chiến dịch Marketing. Bạn sẽ không phụ thuộc vào TVC hay đặt video quảng cáo trên các website.
Đưa hình ảnh chân thực của sản phẩm đến với khách hàng
Đối với những người bán hàng online, trở ngại lớn nhất mà họ gặp phải là: làm thế nào để khách hàng để xóa tan nghi ngại về chất lượng của sản phẩm. Phát trực tiếp trong thời gian thực và không thể chỉnh sửa. Vì thế, bán hàng qua tính năng này sẽ giúp tạo niềm tin hơn cho khách hàng, đặc biệt phù hợp với các thương hiệu mới, ít tiếng tăm.
Tính chủ động cao
Khi quảng cáo qua video hay TVC, bạn phải thông qua một đối tác trung gian như đài truyền hình hay là các đơn vị chuyên quảng cáo khác. Điều này sẽ khiến bạn bị hạn chế nhiều mặt như ý tưởng sáng tạo nội dung, thời lượng phát video, chi phí sản xuất cao…
Còn với Livestream, bất cứ lúc nào bạn muốn đều có thể thực hiện phát trực tiếp, điều này giúp bạn chủ động hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi nội dung tùy hứng giúp buổi phát trực tiếp trở nên đa dạng và sinh động hơn.
Tăng khả năng tương tác
Livestream là hành động tương tác trực tiếp với người xem. Đối với quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, điều này là rất cần thiết, giúp bạn có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp cũng như dễ dàng giải đáp các thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ của người xem.
Dễ dàng chia sẻ
Bạn có thể chia sẻ đường link hay video Livestream của mình bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào ngay cả khi chương trình đã kết thúc. Đồng thời, kết hợp với tính năng đặt hashtag, gắn thẻ người dùng sẽ làm tăng khả năng lan tỏa thông tin.
Tham khảo:
- Cách livestream trên Lazada từ A-Z cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn cách livestream trên TikTok không bị giật với mọi tài khoản
- Hướng dẫn cách livestream trên Shopee tăng tương tác, tạo đơn “khủng”
- Hướng dẫn cách livestream trên Youtube đơn giản nhất 2024
Một số hình thức Livestream phổ biến khác trong kinh doanh và Marketing
Phỏng vấn trực tiếp
Tại các event launching sản phẩm, hình thức phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia hoặc người qua đường để họ phát biểu về sản phẩm sẽ giúp tăng mức độ uy tín cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hình thức này còn giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu đối với cả người xem Livestream và người được phỏng vấn trực tiếp.
Hỏi đáp trực tiếp (Q&A)
Đây là một hình thức mang lại hiệu quả cao để chia sẻ chuyên môn về một chủ đề, giúp tạo khách hàng tiềm năng và tăng tương tác. Hỏi đáp trực tiếp là sự pha trộn hoàn hảo của nội dung bán hàng, giáo dục và giải trí cùng lúc.
Chương trình khuyến mãi/ Hướng dẫn trực tiếp
Nếu bạn tạo những ưu đãi đặc biệt trong một sự kiện phát trực tiếp sẽ khuyến khích người xem hành động, giúp tăng lưu lượng truy cập cho tất cả sản phẩm/dịch vụ và tăng chuyển đổi bán hàng.
Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee đang sử dụng rất hiệu quả hình thức này.
Ra mắt sản phẩm trực tiếp
Hình thức Livestream này sẽ giúp tăng doanh số của bạn nhanh chóng. Một số thương hiệu hàng đầu thế giới đang áp dụng chiến thuật này, bao gồm Apple, Honda và Google.
Sự kiện huấn luyện, học tập trực tuyến (Education Virtual Event)
Trong bối cảnh xã hội đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, những sự kiện học tập, đào tạo lớn nhỏ cũng theo xu hướng chuyển từ offline sang online. Nếu doanh nghiệp của bạn đang sở hữu những sản phẩm cần hướng dẫn chi tiết đến khách hàng, hình thức Livestream này có thể phát triển thành những khóa đào tạo sử dụng sản phẩm với kinh phí thấp hơn so với tổ chức offline.
Trong thời đại số, việc Livestream cá nhân hay các chương trình phát sóng chuyên nghiệp của các nhãn hàng lớn đang thu lại hiệu quả vô cùng tích cực. Trên đây là những thông tin cho thấy những ưu điểm vượt trội mà Livestream mang lại. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những thay đổi hiệu quả hơn trong việc bán hàng online.
Những câu hỏi thường gặp
Để Livestream bán hàng hiệu quả cần chuẩn bị những gì?
- Cần xác định được đối tượng mục tiêu
- Xác định mục tiêu, mục đích của buổi Livestream
- Chuẩn bị trang phục chỉnh chu, tác phong, biểu cảm, đầu tóc, sức khỏe, tâm trạng trước khi bắt đầu Livestream.
- Chuẩn bị các trang thiết bị Livestream như máy tính/điện thoại, kiểm tra camera, đường truyền Internet, dung lượng Pin, góc quay, âm thanh, ánh sáng,…
- Lên ý tưởng và phác thảo kịch bản Livestream
Kiếm tiền trên Livestream từ đâu?
Đầu tiên, bạn cần có lượt theo dõi và tương tác cao. Sau đó, bạn có thể kiếm tiền trên Livestream từ các nguồn sau:
- Nhận tiền donate từ người xem trong buổi Livestream.
- Livestream bán hàng
- Bạn được các thương hiệu chọn làm gương mặt đại diện để quảng cáo
Cần làm gì sau khi kết thúc Livestream bán hàng?
Để kết thúc Livestream bán hàng hiệu quả, bạn cần thực hiện những điều sau:
- Tổng kết lại buổi Livestream đó và cảm ơn người xem
- Kêu gọi hành động như like kênh, share, comment, thả tim,…
- Thông báo thời gian buổi Livestream tiếp theo cũng như một số nội dung đặc biệt (nếu có) như Minigame, khuyến mãi,..
Nên Livestream trên điện thoại hay máy tính?
Tùy vào nội dung Livestream, bạn có thể chọn một loại thiết bị phù hợp.
Nếu Livestream bán hàng, bạn nên sử dụng điện thoại vì camera trên điện thoại đẹp hơn, có nhiều hiệu ứng cũng như linh hoạt di chuyển hơn so với máy tính.
Nếu Livestream game, ca hát, máy tính là lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn phải đầu tư thêm Micro, Webcam, tai nghe,.. để có buổi Livestream chất lượng.