Khi bắt đầu làm việc với ngành tài chính hoặc đầu tư, bạn sẽ nghe về thuật ngữ Liquidity hay tính thanh khoản. Nhưng bạn có thực sự hiểu về thuật ngữ này hay không? Nếu chưa, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết để biết “Liquidity là gì” cũng như những thông tin cần nắm về Liquidity nhé!
Tìm hiểu về Liquidity
Liquidity là gì?
Liquidity là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính, tạm dịch: thanh khoản dùng để chỉ mức độ lưu động/ linh động hay “khả năng lỏng hoá” của một sản phẩm/ tài sản bất kỳ trên thị trường có thể mua vào và bán ra được nhưng giá không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Hiểu một cách đơn giản: Liquidity là khả năng chuyển đổi tiền mặt của một tài sản cụ thể khi mua vào hoặc bán ra trên thị trường.
Vai trò của Liquidity trong đầu tư
Liquidity của tài sản sẽ giúp đẩy nhanh giao dịch
Các tài sản thanh khoản sẽ làm giảm thời gian để tìm người mua, người bán sản phẩm xuống rất nhiều lần. Một ví dụ điển hình cho việc này là cổ phiếu. Bạn có thể dễ dàng giao dịch chứng khoán trong bất cứ khoảng thời gian nào (trong ngày làm việc).
Liquidity giúp đơn giản hóa quá trình bán hàng
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy người mua các tài sản có tính Liquidity hơn những tài sản không có tính Liquidity. Lý do rất đơn giản, bạn có thể bán cho họ nhanh, họ cũng có thể bán cho người khác nhanh. Tuy nhiên, không phải bạn không nên sở hữu những tài sản không có tính Liquidity. Nhưng bạn nên cẩn thận và phòng hờ cho những việc cấp bách cần tiền.
Tài sản có tính Liquidity sẽ duy trì được giá trị của chúng
Không giống với những tài sản không có tính Liquidity, những tài sản có tính Liquidity sẽ giữ nguyên giá trị của chúng ở một mức độ nào đó để trao đổi chúng với nhau.
Ý nghĩa của Liquidity
Bạn có thể nhìn vào con số của Liquidity để đánh giá sự linh hoạt cũng như mức độ an toàn của tài sản hoặc thị trường, ví dụ như:
- Những thị trường có tính Liquidity cao sẽ có mức độ năng động cao và rất hiệu quả
- Những tài sản ngắn hạn hoặc tài sản lưu động được đánh giá là Liquidity cao khi giá của chúng ít bị biến động so với thị trường.
Tìm hiểu về Liquidity trong chứng khoán và tiền điện tử
Liquidity trong chứng khoán
Liquidity trong chứng khoán là gì?
Liquidity trong chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại, tiền mặt thành chứng khoán.
Nếu một chứng khoán có thể dễ dàng mua bán nhanh chóng và giá cả ổn định sẽ được đánh giá là chứng khoán Liquidity cao. Từ đó, chúng ta có thể suy ra: nếu Liquidity của chứng khoán đó cao, đồng nghĩa với thị trường của chứng khoán sẽ rất năng động và mức độ hiệu quả cao.
Trong chứng khoán, rủi ro Liquidity lớn nhất đối với các nhà đầu tư là có cổ phiếu trong tay nhưng không thể bán ra được.
Những yếu tố ảnh hưởng đến Liquidity trong chứng khoán
Trong thực tế sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến Liquidity trong chứng khoán. Tuy nhiên, Tino Group chỉ liệt kê ra những yếu tố được biết đến phổ biến, có ảnh hưởng lớn nhất bao gồm:
- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: dĩ nhiên, kết quả tài chính đại diện cho “sức khỏe” của doanh nghiệp có ổn định hay phát triển không. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn sẽ có Liquidity cao.
- Chính sách của Nhà Nước: các hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ chịu ảnh hưởng từ những chính sách kinh tế toàn cục do cơ quan Nhà Nước quản lý. Do đó, những chính sách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Liquidity của cổ phiếu.
- Tâm lý của nhà đầu tư: có rất nhiều nhà đầu tư “chạy theo đám đông”. Do đó, khi thị trường có tăng trưởng tốt họ sẽ tích cực tham gia và ngược lại.
Liquidity tiềnmã hoá
Liquidity tiềnmã hoá là gì?
Cũng giống với khái niệm trong chứng khoán, Liquidity tiềnmã hoá hay Crypto đơn giản là khả năng chuyển đổi từ tiền điện tử sang tiền mặt và ngược lại.
Không thể phủ nhận rằng, hiện tại thị trường Crypto có tính năng động rất cao và những đồng tiềnmã hoá có tính Liquidity rất cao! Nhờ vào sự phát triển rộng rãi của Internet và mức độ truyền thông “không tưởng”, rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến tiềnmã hoá.
Có thể, trong tương lai gần tiềnmã hoá sẽ có thể trở thành thị trường có tính Liquidity cao nhất!
Một trong những rủi ro Liquidity lớn nhất của tiền mã hoá chính là sự bất ổn định, theo ông Ravi Menon – giám đốc điều hành Cơ quan Tiền tệ Singapore.
Những yếu tố ảnh hưởng đến Liquidity tiền mã hoá
- Khối lượng giao dịch: nếu thị trường có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch cũng sẽ cao tương tự và các nhà đầu tư dựa vào chỉ số này để đánh giá có nên đầu tư hay không.
- Sàn giao dịch: không phải sàn giao dịch nào cũng là hợp pháp và có tính Liquidity cao. Do đó, trong bất cứ bài viết nào về tiền mã hoá của Tino Group, chúng tôi đều yêu cầu các nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi tham gia vào bất kỳ đồng tiền mã hoá, sàn giao dịch nào.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Liquidity là gì cũng như tìm hiểu về Liquidity trong chứng khoán và tiền mã hoá. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về Liquidity hay thanh khoản là gì. Nếu trong bài viết có bất kỳ thông tin nào sai lệch hay bạn muốn góp ý, đừng ngần ngại liên hệ với Tino Group để chúng tôi có thể cập nhật và chỉnh sửa nhanh nhất nhé!
Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn: The Bank, Franklin Templeton Asset Management, Tạp chí tài chính, phantichtaichinh.com, pinetree…
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp về Liquidity
Tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng ra sao?
Bạn có thể theo dõi Điều 11 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2019) để biết thêm chi tiết.
Những nguồn nào cung cấp Liquidity cho ngân hàng?
Những hoạt động tạo ra nhu cầu về Liquidity cho ngân hàng sẽ bao gồm những hoạt động như sau:
- Những đề nghị vay vốn, hoạt động rút tiền của khách hàng
- Các khoản thanh toán phải chi trả nói chung
- Những chi phí để tạo/ sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
- Thanh toán cổ tức cho các cổ đông
Liquidity ngân hàng có rủi ro gì hay không?
Có. Rủi ro về Liquidity là rủi ro của ngành tài chính. Vì thế, ngân hàng cũng không ngoại lệ. Các rủi ro Liquidity của ngân hàng xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc các tài sản ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của người vay tiền và người gửi tiền.
Chúng ta có thể hiểu thiếu ngân quỹ theo 2 cách như sau:
- Không thể huy động nguồn vốn ngay lập tức
- Thiếu tiền, tài sản dự trữ tại ngân hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT- NHNN để hiểu hơn về rủi ro Liquidity ngân hàng.
Nguyên nhân gì dẫn đến rủi ro Liquidity ngân hàng?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro Liquidity ngân hàng. Nhưng có 2 nguyên nhân chính bao gồm:
- Sự thay đổi về lãi suất ngân hàng: khi lãi suất tăng, sẽ có nhiều người rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào những thứ mang lại lợi nhuận cao hơn.
- Vay mượn quá nhiều: thông thường, luồng tiền từ các khoản đầu tư hiếm khi chính xác và cân bằng với dòng tiền vay mượn từ các khoản tiền gửi dự trữ của cá nhân, tổ chức tài chính khác.