Một trong những tính năng nổi bật nhất của Layer Zero là đảm bảo các Blockchain Layer 1 hoạt động và kết nối với nhau hiệu quả. Đóng vai trò như một “cầu nối vô hạn” của các Blockchain, Layer Zero đã trở thành yếu tố quan trọng trong những chiến lược đầu tư của tín đồ tiền mã hoá. Vậy chính xác Layer Zero là gì? Layer Zero có điểm nổi bật nào? Tính năng cốt lõi của Layer Zero là gì? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Layer Zero
Layer Zero là gì?
Layer Zero là một loại giao thức cho phép các nhà phát triển khởi chạy nhiều Blockchain Layer 1. Mục đích của Layer Zero là trở thành một framework nền tảng hoạt động bên dưới các Blockchain Layer 1, những mạng khép kín như Bitcoin hoặc Ethereum. Nhờ đó, giao thức này có thể giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của công nghệ Blockchain, cung cấp khả năng giao tiếp hiệu quả.
Các mạng L1 này được thiết lập để giao tiếp với nhau sao cho người dùng cuối có thể trải nghiệm việc sử dụng một Blockchain duy nhất trong khi thực tế lại sử dụng nhiều hơn.
Layer Zero (L0) được trang bị bộ công cụ phát triển phần mềm hoặc SDK cho phép các nhà phát triển khởi chạy Blockchain riêng, gọi là Layer 1 hoặc L1 hoặc các chuỗi bên. Layer 1 kết nối với mạch chính L0 nhưng hoạt động độc lập.
Đây chính là cơ sở hạ tầng cho việc khởi chạy các Blockchain mới như mạng Bitcoin hoặc mạng Ethereum. Một số ví dụ về L0 bao gồm: Horizen, Cosmos và Polkadot. Mỗi L0 đi kèm với tính năng cài đặt và phương pháp riêng phục vụ cho các nhà phát triển khởi chạy Blockchain của họ.
Nguyên lý hoạt động của Layer Zero
Ba thành phần chính của một giao thức Lớp 0 bao gồm:
The Main Chain (Mạch chính)
Thường được sử dụng như Blockchain chính – nơi dữ liệu giao dịch từ các chuỗi L1 khác nhau được sao lưu.
Sidechains
Các Blockchain độc lập của Layer 1 có bộ nút xác thực riêng và vận hành theo cơ chế đồng thuận của riêng chúng. Những chain này không phụ thuộc vào mạch chính để đảm bảo sự an toàn, Tuy nhiên, các sidechain thường chia sẻ tính bảo mật của mạch chính vì đây thường là chuỗi lớn nhất và có khả năng phân tán mạnh mẽ.
- Tính năng chia sẻ an toàn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, người dùng có thể được yêu cầu stake token của L0 để trở thành một validator trên L1. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể mất toàn bộ token trên L0 và L1 nếu họ gian lận khi giao dịch.
- Trong các trường hợp khác, các L1 sẽ chia sẻ định kỳ trạng thái mạng của mình. Đó có thể là lịch sử giao dịch và số dư tài khoản mới nhất. Trạng thái này sẽ được chia sẻ với L0 để sao lưu trên mạng lưới an toàn hơn trong trường hợp các bản ghi của L1 bị xâm phạm.
Cross-chain Transfer Protocol
Cơ chế này cho phép token và những dạng dữ liệu khác nhau được chuyển đổi giữa các chuỗi một cách an toàn, đáng tin cậy.
Một số lợi ích của Layer Zero
Tăng khả năng tương tác
Tương tác là quá trình các mạng Blockchain giao tiếp với nhau. Đặc tính này cho phép một mạng Blockchain có thể liên kết chặt chẽ hơn với các sản phẩm và dịch vụ kích hoạt Blockchain khác. Nhờ đó, người dùng sẽ có trải nghiệm hoàn thiện với đầy đủ tính năng hơn.
Các mạng Blockchain được xây dựng trên cùng giao thức Layer 0 có thể tương tác với nhau mà không cần đến các bridge riêng. Layer Zero sử dụng các phiên bản khác nhau của các giao thức chuyển đổi cross-chain. Nhờ đó, các Blockchain trong một hệ sinh thái có thể xây dựng dựa trên những tính năng hoặc nhu cầu sử dụng của nhau. Kết quả chung của việc này là cải thiện tốc độ giao dịch và khả năng tương tác.
Mở rộng hiệu quả
Một Blockchain nguyên khối như Ethereum thường bị tắc nghẽn vì các tính năng quan trọng phụ thuộc vào một giao thức Layer 1 duy nhất, chẳng hạn như thực thi giao dịch, đồng thuận và tính sẵn có của dữ liệu. Với Layer Zero, các tính năng quan trọng này sẽ được phân bổ cho các Blockchain khác nhau.
Thiết kế này đảm bảo rằng các mạng Blockchain được xây dựng trên cơ sở hạ tầng Layer Zero có thể tối ưu hóa từng nhiệm vụ cụ thể, từ đó tăng tính mở rộng. Ví dụ, các chuỗi thực thi có thể được tối ưu hóa để xử lý số lượng giao dịch mỗi giây cao.
Mang lại tính linh hoạt cho nhà phát triển
Để thu hút nhà phát triển xây dựng trên nền tảng của mình, các giao thức Layer 0 thường cung cấp những bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) dễ sử dụng và một giao diện liền mạch. Với bộ công cụ này, các nhà phát triển có thể dễ dàng khởi chạy Blockchain đặc thù của riêng họ.
Một số Layer 0 còn cung cấp cho nhà phát triển khả năng linh hoạt để tùy chỉnh các Blockchain của riêng họ. Nhờ đó, các nhà phát triển có thể định nghĩa mô hình phát hành token của riêng mình và kiểm soát loại DApp mà họ muốn xây dựng trên các Blockchain.
5 dự án Layer Zero nổi bật hiện nay
#1. Horizen (ZEN)
Horizen là một nền tảng blockchain được xây dựng trên mạng lưới Layer 0. Nền tảng này hỗ trợ người dùng tạo ra những sidechain độc lập để giải quyết vấn đề về tốc độ và quy mô của các dApp.
Với phương thức lưu trữ tân tiến và hệ sinh thái phát triển dApps ngày càng mạnh, Horizen đang là một trong những Blockchain được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người dùng.
#2. Cosmos (ATOM)
Tương tự Horizen, Cosmos cũng là một Blockchain dựa trên Layer 0. Hệ sinh thái Cosmos có thể tạo ra khả năng giao tiếp giữa các Blockchain độc lập với nhau.
Nhờ vào công nghệ Inter-Blockchain Communication (IBC), Cosmos cho phép nhà phát triển truyền tải thông tin giữa các Blockchain khác nhau một cách đáng tin cậy và an toàn. Việc này giúp Cosmos trở thành một giải pháp tiên tiến cho các ứng dụng DeFi và ứng dụng tài chính phi tập trung khác.
#3. Polkadot (DOT)
Polkadot là một nền tảng được xây dựng trên Layer 0 với mục đích tạo ra mạng lưới Blockchain phi tập trung. Nền tảng này cho phép tạo ra những sidechain để tăng tốc độ giao dịch và cải thiện khả năng mở rộng của mạng lưới.
Bằng cách sử dụng công nghệ cross-chain và Polkadot Substrate framework, Polkadot giúp nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc xây dựng các ứng dụng Blockchain một cách nhanh chóng và tiện lợi.
#4. Avalanche (AVAX)
Avalanche là một nền tảng Blockchain được xây dựng trên Layer 0 có thể xử lý đến 4.500 giao dịch mỗi giây. Đặc biệt, tốc độ xác nhận giao dịch của Avalanche cũng rất nhanh, chỉ trong tích tắc.
Avalanche có khả năng tạo ra những sidechain độc lập với tính năng mở rộng và mức độ an toàn cao. Công nghệ Avalanche Consensus, một thuật toán bảo mật mới, cho phép Avalanche giảm thiểu những vấn đề liên quan đến độ phân cấp và sự tấn công từ hành vi gian lận.
#5. Near Protocol (NEAR)
NEAR Protocol (NEAR) là một nền tảng Blockchain Layer Zero có khả năng mở rộng cao, cho phép xây dựng ứng dụng phi tập trung (dApp) phức tạp và hiệu quả. Nền tảng này được thiết kế để giải quyết vấn đề về chi phí, tốc độ của các dịch vụ phi tập trung, đồng thời cung cấp tính bảo mật và khả năng mở rộng tốt.
NEAR sử dụng một cơ chế mới để cải thiện tốc độ giao dịch và tối ưu hóa hiệu suất mạng được gọi là “Proof of Stake Threshold“. Theo đó, các nhà phát triển và người dùng phải cọc một lượng NEAR coin nhất định để trở thành validator, đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của mạng.
Nhìn chung, Layer Zero là một giải pháp cải tiến cho hệ thống Blockchain. Giải pháp này giúp người dùng giải quyết những vấn đề về tính mở rộng, tương tác và khả năng linh hoạt. Qua bài viết trên, TinoHost tin rằng bạn đã hiểu Layer Zero là gì cũng như các dự án Layer Zero nổi bật hiện nay. Hãy tiếp tục theo dõi TinoHost để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác nhé!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Layer Zero và Layer One khác nhau như thế nào?
Layer One được sử dụng để chỉ phần vật lý của mạng, bao gồm: các thiết bị như switch, hub và đường dây mạng. Trong khi đó, Layer Zero là các phần tử cơ bản của hạ tầng mạng, bao gồm: các thiết bị, cáp và phụ kiện kết nối mạng.
Layer Zero có token không?
Các giao thức Layer Zero có thể có các native token dược dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Thông thường, chúng được sử dụng để quản trị và khuyến khích những người tham gia mạng đóng góp vào việc quản lý mạng lưới.
Ethereum có phải Layer Zero không?
Ethereum và các nền tảng Blockchain phổ biến khác như Bitcoin là các giao thức Layer 1.
Blockchain Layer là gì?
Blockchain Layer được phân thành:
- Blockchain Layer Zero.
- Blockchain Layer 1.
- Blockchain Layer 2.
- Blockchain Layer 3.