Nếu bạn là một kỹ sư IT hay một người đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chắc hẳn ít nhất một lần bạn đã nghe cụm từ “lập trình hướng đối tượng” và các chủ đề liên quan đến cụm từ này. Vậy lập trình hướng đối tượng là gì? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới.
Lập trình hướng đối tượng là gì?
Lập trình hướng đối tượng (còn được gọi là Object Oriented Programming, viết tắt là “OOP”) là một phương thức lập trình mà lập trình viên lấy đối tượng làm nền tảng để viết chương trình. Theo một định nghĩa khác, lập trình hướng đối tượng là một phương pháp lập trình dựa trên khái niệm về lớp và đối tượng và tập trung vào các đối tượng thao tác, giúp code dễ quản lý, tái sử dụng được và dễ bảo trì.
Hiện nay, OOP là một trong những phương pháp lập trình rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện nay như Java, PHP, .NET, Ruby, Python… đều hỗ trợ OOP.
Giải thích cụ thể các thuật về định nghĩa lập trình hướng đối tượng
Đối tượng (Object)
Đối tượng có thể là con người, điện thoại, máy tính, xe cộ…mỗi một đối tượng sẽ gồm có 2 thông tin là phương thức và thuộc tính.
- Thuộc tính: là các thông tin, đặc điểm của đối tượng mà lập trình viên hướng đến.
- Phương thức: Chính là các thao tác, hành động mà đối tượng lập trình có thể thực hiện được.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ dễ hiểu như sau:
Nếu một chiếc điện thoại thông minh là một đối tượng
- Điện thoại sẽ có các thuộc tính như: màu sắc, kích thước, bộ nhớ, …
- Và các phương thức như: quét virus, khóa màn hình, phím khởi động, sử dụng các trình duyệt
Lớp (class)
Mỗi một lớp là một kiểu dữ liệu chứa nhiều thuộc tính và phương thức đã được định nghĩa sẵn từ trước. Đây được xem là sự trừu tượng hóa của rất nhiều đối tượng. Kiểu dữ liệu này khác xa với các kiểu dữ liệu thông thường, mỗi một lớp là một đơn vị bao gồm các sự kế hợp giữa các phương thức và các thuộc tính.
Nói một cách dễ hiểu là các đối tượng có các đặc tính giống nhau sẽ được tập trung lại thành một lớp đối tượng.
Sự khác nhau giữa lớp và đối tượng là gì?
Lớp được xem như khuôn mẫu, còn đối tượng là cá thể hiển thị thông tin dựa vào khuôn mẫu đó.
Ví dụ: Ta nói về chiếc xe , bạn có thể hiểu xe hơi nói chung là class (lớp) gồm có:
- Các thông tin, đặc điểm: bốn bánh, bảy chỗ, có cốp đựng đồ , có chiều cao buồng lái, có cân nặng, màu sắc…
- Các hành động như: chạy, thắng gấp, tiêu thụ xăng …..
Các đặc điểm cơ bản của OOP
Tính đóng gói (Encapsulation)
Các dữ liệu và phương thức có liên quan với nhau được tổng hợp lại tạo thành các lớp để tiện cho việc quản lý và sử dụng. Tức là mỗi lớp được xây dựng để thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt của riêng lớp đó.
Ngoài ra, đóng gói còn để che giấu một số thông tin chi tiết đã cài đặt nội bộ để bên ngoài không thể nhìn thấy. Điều có nghĩa là không cho phép người dùng sử dụng đối tượng thay đổi trạng thái nội tại của đối tượng.
Đồng nghĩa với việc chỉ có các phương thức nội tại bên trong đối tượng mới có thể cho phép thay đổi trạng thái của nó.
Ví dụ ta thấy một viên thuốc chữa cảm. Chúng ta chỉ biết loại thuốc này có tác dụng chữa cảm, sổ mũi và nhức đầu. Còn cụ thể thành phần hóa chất bên trong thì hoàn toàn chúng ta không biết.
Tính kế thừa (Inheritance)
Tính năng này cho phép tạo ra một lớp mới dựa trên các định nghĩa của lớp cũ. Có nghĩa là lớp con sở hữu dữ liệu và phương thức của các lớp cha.
Các lớp con khỏi phải định nghĩa lại, ngoài ra có thể cải tiến các thành phần kế thừa và bổ sung thêm các thành phần mới. Tận dụng được mã nguồn cũng như tái sử dụng một cách tối ưu.
Một số loại kế loại kế thừa thường gặp:
- Đơn kế thừa
- Đa kế thừa
- Kế thừa đa cấp
- Kế thừa thứ bậc
Khi bắt đầu lập trình ứng dụng, các lập trình viên sẽ bắt đầu thiết kế định nghĩa các lớp trước. Thông thường một số lớp có quan hệ với những lớp khác, chúng có những đặc tính tương đồng
Ví dụ hai lớp điển hình như: Android, iPhone
Mỗi lớp đều tượng trưng cho một loại smartphone khác nhau nhưng lại có những thuộc tính giống nhau như sau:
- Gọi điện,
- Nhắn tin,
- Chụp hình.
Thay vì tốn thời gian sao chép những thuộc tính đã có sẵn này, chúng ta gom gọn chúng vào một lớp chung, gọi là lớp cha. Chúng ta có thể định nghĩa lớp cha – trong ví dụ này là Smartphone và có những lớp con sau này kế thừa thuộc tính của lớp cha, tạo ra một liên kết có thể gọi là cha/con.
Tính đa hình (Polymorphism)
Đây lại là một tính năng có thể nói là “bá đạo” cho thấy sức mạnh của lập trình hướng đối tượng. Nhờ tính năng này lập trình viên có thể định nghĩa một đặc tính cho hàng loạt những đối tượng gần nhau.
Nói một cách khác là hai hoặc nhiều lớp có những phương thức giống nhau nhưng có thể thực thi theo những cách thức khác nhau.
Ví dụ như, mỗi một smartphone kế thừa từ lớp cha những đặc tính sẵn có nhưng có thể lưu trữ dữ liệu trên cloud theo những hình thức khác nhau.
- Android lưu trữ bằng Google Drive
- IPhone lưu trên iCloud.
Tính trừu tượng (Abstraction)
Tính trừu tượng cho phép lập trình hướng đối tượng tập trung vào những cái cốt lõi, cần thiết nhất. Mỗi đối tượng có thể giải quyết công việc nội bộ như
- Báo cáo
- Thay đổi trạng thái
- Liên lạc với các đối tượng khác
Có nghĩa là lớp trừu tượng chỉ tập trung vào cốt lõi, bỏ qua những thứ không quan trọng của đối tượng.
Có thể hiểu tính trừu tượng là tổng quát hóa một cái gì đó lên, không cần quan tâm đến chi tiết bên trong
Ví dụ như sau: Bạn chạy xe tay ga, bạn chỉ tăng ga để tăng tốc, chức năng tăng ga là đại diện cho trừu tượng (abstraction). Người dùng chỉ cần biết là tăng ga thì xe tăng tốc, không cần biết bản chất bên trong động cơ hoạt động như thế nào.
Như vậy, TinoHost đã tổng hợp tất cả những kiến thức cơ bản về lập trình hướng đối tượng trong bài viết bên trên. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hình dung rõ hơn về thuật ngữ lập trình hướng đối tượng, cũng như những chủ đề liên quan đến hình thức kỹ thuật lập trình này.
FAQs về lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình không?
Như đã đề cập trong bài viết bên trên, lập trình hướng đối tượng là kỹ thuật lập trình phổ biến được sử dụng rộng rãi và ứng dụng trong các ngôn ngữ lập trình nổi tiếng như Java, PHP, .NET, Ruby, Python.
Tại sao lại cần đến cái lập trình hướng đối tượng ?
Bời vì lập trình hướng đối tượng thuộc thế hệ kỹ thuật lập trình thế hệ mới nên nó có thể khắc phục tất cả các lỗi của các phương pháp lập trình trước đó. Cụ thể nó có các ưu điểm sau:
- Dễ dàng quản lý code khi có sự thay đổi chương trình.
- Dễ mở rộng dự án.
- Có tính bảo mật cao.
- Có thể sử dụng mã nguồn, tiết kiệm tài nguyên.
Lập trình hướng đối tượng có những chức năng nổi trội nào?
- Tập trung vào dữ liệu thay cho các phương thức
- Chương trình được chia thành các đối tượng độc lập
- Cấu trúc dữ liệu được thiết kế riêng cho các đối tượng
- Các đối tượng trao đổi với nhau thông qua các phương thức
Lập trình hướng đối tượng có được các lập trình viên sử dụng?
Lập trình hướng đối tượng mang lại nhiều tiện ích cho các lập trình viên như sau:
- Tích hợp rất tốt với các máy tính sẵn có
- Phù hợp với các hệ điều hành hiện đại
- Khả năng tạo giao diện người dùng trực quan
- Tăng năng suất
- đơn giản hóa độ phức tạp của bảo trì cũng như mở rộng phần mềm
- Giảm nhẹ các thao tác viết mã cho người lập trình
Chính vì thế mà lập trình hướng đối tượng được sử dụng rộng rãi, lập trình viên có thể tạo ra các ứng dụng mà các yếu tố bên ngoài có thể tương tác với chương trinh đó giống như các đối tượng vật lý.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!