“Phi thương bất phú”, kinh doanh được biết đến như một ngành nghề có khả năng “hái ra tiền”, mang lại thu nhập khủng cho người trẻ. Nói cách khác, kinh doanh là con đường thuận lợi giúp bạn nhanh chóng làm giàu. Vậy làm sao biết mình có khả năng kinh doanh hay không? Đâu là dấu hiệu nhận biết người có khả năng kinh doanh thành công? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về kinh doanh
Kinh doanh là gì?
Kinh doanh (Business) là quá trình đầu tư, mua bán, sản xuất và cung cấp các dịch vụ cho các chủ thể kinh doanh tiến hành độc lập với mục đích tạo ra lợi nhuận. Thông thường, các hoạt động kinh doanh sẽ vận hành qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn hoặc hoạt động tư thân như mua bán, sản xuất quy mô nhỏ như hộ gia đình.
Khi kinh doanh, người tiêu dùng sẽ tạo ra của cải, vật chất đáp ứng nhu cầu của mình và đem bán trên thị trường để thu lợi nhuận. Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, bạn có thể dựa trên một số tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận ròng, mức độ tăng trưởng,…
Một số quốc gia trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (tạm dịch: thương mại/kinh doanh) để chỉ tổng thể các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá/dịch vụ. Thuật ngữ này khác với “trade” – thuật ngữ dùng để chỉ riêng các hoạt động mua bán thuần túy.
Các loại hình kinh doanh cốt lõi
#1. Kinh doanh dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ là một trong những mô hình kinh doanh rất thịnh hành và phát triển ở thời điểm hiện tại. Thay vì tạo các sản phẩm, hàng hoá hữu hình, mô hình kinh doanh này chỉ đơn thuần cung cấp các gói dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Các loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến hiện nay là:
- Du lịch, nghỉ dưỡng.
- Nhà hàng, khách sạn.
- Dịch vụ sức khỏe.
- Bất động sản.
- Vận hành, sửa chữa điện tử.
- Tư vấn pháp lý.
- …
Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh này còn bao gồm rất nhiều dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu đời sống của người dùng. Với mức độ đa dạng trong lĩnh vực hoạt động, đầu tư mảng kinh doanh dịch vụ chính là sự lựa chọn thông minh của các nhà đầu tư, doanh nhân ưa chinh phục, thích cạnh tranh.
#2. Sản xuất
Mô hình kinh doanh này được thành lập với mục đích tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu thương mại, đáp ứng cung cầu trên thị trường từ các nguồn lực cần thiết. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cung cấp những mặt hàng trên thị trường tiêu dùng. Đây là những mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu mà người tiêu dùng cần.
Để tăng khả năng cạnh tranh, thu lợi nhuận, các doanh nghiệp sản xuất sẽ áp dụng khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất trên dây chuyền đa dạng mặt hàng, bao gồm: máy móc, động cơ, phần mềm.
#3. Bán lẻ
Kinh doanh bán lẻ là một trong những giải pháp thông minh giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu hiệu quả nhất. Thông qua hình thức kinh doanh bán lẻ, các sản phẩm, hàng hoá có thể lưu thông thuận lợi từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Phần lớn các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn đều đẩy mạnh đầu tư bán lẻ. Mục đích của hoạt động này là làm tăng độ nhận diện thương hiệu cho người dùng. Từ đó, khách hàng sẽ tin tưởng, lựa chọn và trung thành với các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp, công ty, tập đoàn sản xuất.
Làm sao biết mình có khả năng kinh doanh hay không?
Nhiều người cho rằng mình sinh ra đã có sẵn tố chất một doanh nhân thành đạt. Một số khác lại cho rằng kinh doanh lại là một kỹ năng cần được trau dồi, học hỏi và tích lũy dựa trên kinh nghiệm. Bạn đồng tình với ý kiến nào nhất?
Trên thực tế, phần lớn mọi người đều không có tự tin khẳng định kinh doanh là tài năng thiên phú của mình. Tuy nhiên, một người có khả năng kinh doanh hay không vẫn có nhiều đặc điểm để nhận diện. Nếu đáp ứng tất cả các dấu hiệu, bạn có thể nghĩ đến việc trở thành một doanh nhân. Theo Sujan Patel – Phó Giám đốc Marketing tại When I Word, có 11 dấu hiệu nhận biết người có tiềm năng kinh doanh.
Không ngừng theo đuổi mục tiêu mới
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một doanh nhân là có tinh thần làm việc không ngừng nghỉ, luôn tìm kiếm những mục tiêu mới. Trong từ điển của các doanh nhân tương lai không bao giờ có cụm từ “chấp nhận” hay “từ bỏ”. Để có thể vận hành một doanh nghiệp, bạn cần phải có sự nỗ lực và không dừng ở vòng tròn an toàn. Vì vậy, nếu yêu thích cảm giác chinh phục những điều mới mẻ, kinh doanh có thể là “con đường” dành cho bạn.
Tính kiểm soát và lãnh đạo cao
Nếu từng có những cuộc chiến nảy lửa vì không ủng hộ quan điểm của các nhà lãnh đạo. Trong quá trình tranh cãi, bạn có thể nhận diện được các lỗ hổng cũng như thiếu sót của bộ máy vận hành. Bạn luôn khát khao trở thành một “đầu tàu” và sở hữu những “toa tàu” theo sau. Đồng thời, khả năng lãnh đạo của bạn được các thành viên khác chấp thuận. Tất cả điều này chính là tiền đề giúp bạn trở thành một doanh nhân có tiềm năng trong tương lai.
Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm
Khi dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh, bạn phải luôn đối mặt với hàng trăm, hàng ngàn rủi ro, thử thách. Vì vậy, đây không phải “sân chơi” cho những kẻ nhát gan, thiếu “máu” liều. Có thể thấy, những người giữ vị trí nhân viên luôn làm việc theo đường lối, phương án đã được cấp trên đề xuất. Trong khi đó, người có khả năng kinh doanh thường có những bước đi táo bạo, không chịu khuất phục trước những nguyên tắc, khuôn phép mang tính an toàn.
Khao khát độc lập tài chính
Mong muốn được tự do trong tài chính, tận hưởng thành quả mình đạt được cũng là dấu hiệu của một doanh nhân. Có rất nhiều nhà sáng lập quyết định mở doanh nghiệp riêng vì không chấp nhận xây dựng ước mơ cho người khác. Thậm chí, họ luôn cảm thấy mức lương được người khác trả không bao giờ là đủ. Là một doanh nhân, bạn có thể kiếm lợi nhuận cho riêng mình thay vì làm đầy “hầu bao” của người khác.
Tính cách hướng nội
Đáng ngạc nhiên là phần lớn doanh nhân thành đạt luôn nhận thấy mình không hoặc rất khó hoà nhập. Họ chỉ có thể làm việc với những người “cùng tần số”, có ý chí tương đồng hoặc tầm nhìn phát triển. Thậm chí, một số doanh nhân còn không học hành đến nơi đến chốn vì họ muốn theo đuổi cách sống riêng với những quy định mình tự đặt ra.
Đồng thời, các doanh nhân thường sống khá khép kín, nội tâm. Điều này không đồng nghĩa với việc họ ghét ở bên những người khác. Hiểu đơn giản, hầu hết mọi doanh nhân đều thoải mái khi ở một mình. Họ tận hưởng khoảng thời gian một mình để suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp tối ưu để phát triển doanh nghiệp. Dù hướng nội, nhưng các doanh nhân vẫn có khả năng lắng nghe và làm việc nhóm cực kỳ tốt.
Nếu sở hữu những nét tính cách của người hướng nội, bạn sẽ có lợi thế nhất định trong lĩnh vực kinh doanh.
Nói ít, làm nhiều
Con người có thể vẽ ra ý tưởng và mục tiêu của mình bằng tư duy và lời nói. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa ý tưởng ấy không phải ai cũng làm được. Đối với một doanh nhân, sau khi phác họa ý tưởng, họ sẽ bắt tay ngay vào hành động.
Có thể các doanh nhân ấy không nói quá nhiều về ý tưởng cũng như vẽ ra nhiều kỳ vọng, thành tích, nhưng họ sẽ luôn hành động để biến ước mơ của mình thành sự thật. Nếu là một người “nói được, làm được” hoặc có khả năng thực hiện những ý tưởng của mình một cách hiệu quả, bạn chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
Biết cách chi tiêu hợp lý
Chi tiêu tài chính phù hợp với ngân sách không phải là điều dễ dàng trong kinh doanh. Phần lớn các doanh nhân gặp thất bại thường không biết cách chi tiêu hợp lý, chi tiền vào những hoạt động không cần thiết. Chính vì thế, người có khả năng quản lý ngân sách hiệu quả, hợp lý rất có tiềm năng trở thành doanh nhân thành đạt. Chi tiêu hợp lý, sử dụng tiền như một công cụ hỗ trợ cho sự tăng trưởng chính là cách một doanh nhân thông minh điều hành doanh nghiệp của mình.
Ngoan cố
Thoạt nghe tưởng chừng là một tính cách tiêu cực, nhưng sự ngoan cố cũng là một nét tính cách đặc trưng của doanh nhân. Để thành công trở thành chủ doanh nghiệp, bạn cần có chút ngoan cố trong các quyết định của mình. Trong giai đoạn đầu kinh doanh, bạn có thể gặp phải rất nhiều thử thách hoặc các vấn đề cần đưa ra quyết định. Lúc này, bạn cần phải tự tìm đến sự ngoan cố của bản thân, luôn giữ vững tinh thần cố gắng dù mệt mỏi hay gặp khó khăn.
Luôn tin tưởng vào bản thân
Là một doanh nhân, bạn cần phải đặt sự tin tưởng vào chính bản thân mình. Đối với người ở vị trí đầu tàu, mọi quyết định sẽ nằm trong tay của bạn. Chính vì thế, nếu tin vào khả năng của mình, bạn sẽ dễ dàng chinh phục thành công. Đồng thời, việc tin chắc rằng mình thành công, bạn có thể biến mọi ước mơ của mình thành sự thật.
Hiếu kỳ
Một chú mèo có thể bị giết chết bởi tính hiếu kỳ. Tuy nhiên, nét tính cách này lại có thể giúp một doanh nhân làm giàu. Người sở hữu nét tính cách hiếu kỳ có thể đoán trước những thử thách hoặc khó khăn và giải quyết chúng theo những giải pháp táo bạo nhất. Vậy nên, sự hiếu kỳ chính là yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành một doanh nhân giỏi.
Sở hữu cái nhìn tổng quan
Có một sự thật là bạn sẽ không thể trở thành doanh nhân nếu bị “sa lầy” vào những chi tiết nhỏ nhặt. Khi đứng trước một bức tranh, một doanh nhân sẽ không bị thu hút vào những chi tiết nhỏ mà đánh giá bức tranh ấy một cách tổng thể.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc “Làm sao biết mình có khả năng kinh doanh hay không?”. Hãy cùng Tino Group đón đọc những bài viết hay và hữu ích trong những số tiếp theo nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Kinh doanh bao gồm những lĩnh vực nào?
Kinh doanh rất đa dạng ngành nghề, lĩnh vực với các điểm riêng biệt. Nhưng nhìn chung, bạn có thể sắp xếp theo các nhóm như:
- Tài chính.
- Vận tải.
- Thông tin.
- Nông nghiệp & khai thác.
- Dịch vụ.
- Sản xuất.
- Bất động sản.
- Dịch vụ công cộng.
Yếu tố cần có để kinh doanh thành công là gì?
Để kinh doanh thành công, bạn cần:
- Nắm vững kiến thức, dành thời gian nghiên cứu chuyên sâu về ngành.
- Chọn sản phẩm/dịch vụ mình yêu thích.
- Đảm bảo các sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt và thực sự tốt, có khả năng giải quyết nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, bài bản từ giai đoạn đầu.
- Thực hiện nghiêm túc và tuân thủ đúng lộ trình đã hoạch định.
Các khoản chi phí cần có khi startup là gì?
Bạn có thể tham khảo các chi phí thông dụng khi startup, cụ thể là:
- Chi phí ban đầu: giấy phép kinh doanh, con dấu thiết lập công ty, mua tên miền/hosting, chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,…
- Chi phí cố định: tiền thuê mặt bằng, phòng làm việc, điện/nước/wifi, tiền lương nhân viên,…
- Những biến phí khác.