Bất chấp thị trường tiền ảo “đỏ lửa”, Kusama (KSM) vẫn “tung cánh” và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dùng trong cộng đồng. Nếu không có sự xuất hiện của Kusama, các nhà phát triển khó mà lường trước những rủi ro tiềm tàng sẽ xảy ra. Đó là lý do Kusama luôn được chọn để triển khai dApp và nhu cầu mua Kusama Token ngày một tăng cao. Vậy Kusama (KSM) là gì? Cùng Tino Group khám phá ngay nhé!
Giới thiệu về Kusama (KSM)
Kusama (KSM) là gì?
Theo Team Dev, định nghĩa Kusama như sau “Kusama (KSM) được biết đến là một mạng lưới Polkadot chuyên dụng với vai trò hỗ trợ phát hiện và báo cáo các lỗ hổng của hệ thống hay bất kỳ một điểm yếu nào đó trong mạng lưới của Polkadot (DOT)”.
Còn đối với các nhà phát triển dự án lại cho rằng: Kusama là một nền tảng sáng tạo, minh chứng cho việc nâng cấp thời gian chạy và quản trị trên chuỗi.
Như vậy, Kusama (KSM) có thể hiểu là một Permissionless Network (Mạng lưới mở, không cần cấp cấp phép) của Polkadot với vai trò phát hiện và cảnh báo bất kỳ lỗ hổng hoặc điểm yếu nào đó xảy ra trên mạng lưới Pokadot. Nền tảng cho phép các nhà phát triển Blockchain xây dựng và triển khai parachains hoặc thử nghiệm chức năng quản trị, Staking, đề cử (Nominator) cũng như người xác thực của Polkadot trong môi trường thực thế.
Vào năm 2019, Kusama được sáng lập bởi Gavin Wood. Đồng thời, ông cũng là người đồng sáng lập Polkadot và cựu CTO của Ethereum.
Kusama có nhiệm vụ gì?
Khả năng mở rộng
Những Blockchain được bảo vệ và quản trị mở của Kusama sẽ tham gia hỗ trợ các cơ sở hạ tầng giúp các doanh nghiệp và tổ chức có thể mở rộng và ứng dụng để triển khai, phát triển.
Khả năng tương tác
Kusama tập hợp các Blockchain lại với nhau và tạo thành một mạng lưới mới được phân chia, giúp các nhà phát triển giải phóng khỏi Node mạng cũ được tạo bởi các Blockchain cũ.
Bên cạnh đó, các nhà phát triển cũng có thể xây dựng nền tảng Blockchain dành riêng cho sản phẩm ứng dụng của mình và sử dụng chúng để kết nối với Kusama bằng các Substrate.
Ưu điểm nổi bật của Kusama
Tiết kiệm chi phí
Những dự án Blockchain được khởi chạy bởi Kusama có chi phí rất hạn hẹp. Thậm chí khởi chạy những dự án không đủ nguồn vốn.
Vòng lặp siêu tốc độ
Với quy trình quản lý nâng cao, các nhà phát triển có thể xử lý giao dịch trên Kusama một cách nhanh chóng.
Công nghệ hiện đại
Kusama được xây dựng trên mạng lưới có nhiều thế hệ Blockchain đi trước bảo vệ, sử dụng các tính năng mới, tiên tiến trước khi triển khai trên Polkadot.
Quản trị mở
Cộng đồng tham gia vào Kusama chủ yếu là các thành viên trong hội đồng quản trị dự án. Họ có chức năng theo dõi, quản trị dự án. Mọi quyết định của người tham gia đều được tôn trọng và thực hiện trong các hoạt động phát triển mạng lưới.
Tương tác với cộng đồng mạnh mẽ
Nhà phát triển có thể tận dụng thương hiệu toàn cầu của Polkadot để thu hút sự chú ý của công chúng về các sản phẩm của mình như Parachains, dApp, Parathreads.
Kinh nghiệm đắt giá
Đối với các nhóm phát triển, trước khi triển khai trên mạng lưới Polkadot, hãy bắt đầu xây dựng và phát triển thương hiệu, cộng đồng người dùng trên Kusama làm nền tảng trước khi khởi chạy.
Cơ chế hoạt động của Kusama
The Relay Chain
The Relay Chain được xem là Blockchain chính thống của Kusama. Đây là nơi các giao dịch diễn ra được hoàn tất. Để đạt được tốc độ cao hơn, Relay Chain đã tách rời việc bổ sung những giao dịch mới ra khỏi quá trình xác thực các giao dịch đó.
Kusama Relay Chain sử dụng NPoS để chỉ định việc xác thực cho hệ thống. Đây là một biến thể của giao thức đồng thuận (PoS).
Trong hệ thống này, người dùng được phép Stake Kusama Token bằng cách khóa Token trong hợp đồng thông minh (Smart Contract) đặc biệt để tham gia vào mạng lưới với 1 trong 2 vai trò sau:
- Validator (Người xác thực): Tham gia xác thực dữ liệu có trong các khối Parachain. Đồng thời, Validator cũng tham gia đồng thuận và bỏ phiếu về những thay đổi được đề xuất đối với mạng lưới.
- Nominator (Người đề cử): Tham gia bảo mật Relay Chain thông qua những đóng góp và bầu chọn Validator. Những người đề cử sẽ ủy quyền Kusama Token đã Stake của họ cho người xác thực nhằm phân bổ phiếu bầu.
Những người tham gia Stake Kusama Token vào hệ thống và thực hiện các vai trò trên sẽ đủ điều kiện để nhận phần thưởng của Kusama Token.
Parachain
Đây là các Blockchain tùy chỉnh được sử dụng tài nguyên tính toán từ Relay Chain để xác nhận các giao dịch đã thực hiện chính xác.
Kusama Token (KSM) là gì?
KSM là đồng tiền điện tử chính thức của hệ sinh thái Kusama phát hành vào ngày 22/08/2019 thông qua Stake và Reward. Đây được xem là nguồn nhiên liệu quan trọng, cung cấp năng lượng cho hầu hết các cơ chế vận hành của cả mạng lưới Kusama.
KSM được sử dụng vào chức năng quản trị, giao dịch và vận hành hoạt động trên nền tảng. Các nhà đầu tư đã mua DOT trong ICO của Polkadot đủ điều kiện để nhận một lượng KSM tương đương trên mạng Kusama.
Thông tin cơ bản về Kusama Token
- Ticker: KSM.
- Nền tảng Blockchain: Kusama.
- Loại Token: Utility Token.
- Cơ chế đồng thuận (Consensus Nominated): NPoS (Nominated Proof of Stake).
- Tổng số Token được cung cấp (Total Supply): 10.000.000 KSM.
- Số Token đã phát hành (Circulating Supply): 8.980.000 KSM. (cập nhật ngày 22/5/2021).
Vai trò của Kusama Token trong mạng lưới
- Governance: Đây là nơi người tham gia có thể quản lý các phiên bản cập nhật và sửa lỗi giao thức của Kusama thông qua hình thức bỏ phiếu.
- Staking: Để nhận được các phần thưởng trên Kusama, người tham gia phải Stake một số lượng KSM nhất định vào hệ thống.
- Bonding: Các Parachain mới sẽ được hỗ trợ bởi các Bonding Token.
- Fee: Những giao dịch trên Kusama sẽ được trả phí bằng KSM.
Làm sao để sở hữu Kusama Token an toàn?
- DOT Indicator Token Holder: Kusama sẽ phân phối Token đến cộng đồng và DOT Holder. Những người tham gia đợt bán công khai của DOT sẽ được nhận Kusama Token Test.
- Grants from Web3 Foundation: Những người tham gia xây dựng và quản trị dự án đều được nhận phần thưởng là Kusama Token Test từ Web3 Foundation.
- Bug Bounty Program: Nếu người dùng hoặc nhà phát triển phát hiện những lỗ hổng bên trong mạng Kusama sẽ được nhận phần thưởng từ dự án.
Các sàn giao dịch nào hỗ trợ Kusama Token?
Hiện tại, các sàn giao dịch hỗ trợ Kusama Token có thể kể đến như:
Trên đây là thông tin “Kusama là gì?” và cách sở hữu Kusama Token an toàn mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về dự án Kusama để có quyết định sáng suốt trong hành trình đầu tư tiền ảo của mình nhé. Chúc các bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
FAQs về Kusama
Kusama (KSM) và Polkadot (DOT) khác nhau như thế nào?
Kusama là mạng lưới được chạy thử các mã code chưa kiểm duyệt trước khi chúng được khởi chạy trên Polkadot.
- Về tốc độ quản trị của hệ thống: Kusama mất bảy ngày để bỏ phiếu thông qua cho một đề xuất và mất tám ngày để thực hiện các thay đổi sau cuộc bỏ phiếu. Còn Polkadot mất tầm một tháng cho mõi cuộc biểu quyết.
- Việc trở thành người xác thực trên Kusama dễ hơn trên Polkadot. Bởi các yêu cầu Staking tối thiểu của Kusama thấp hơn so với Polkadot.
Đối tượng nào có thể tham gia vào Kusama?
Nền tảng Kusama không giới hạn số người dùng tham gia giao dịch trên sàn. Do đó, ai có nhu cầu hoàn toàn có thể tham gia vào Kusama và thực hiện các tính năng mà mạng Kusama hỗ trợ như: Staking, quản trị, đấu giá Parachain, chuyển khoản,…
Kusama Token khác với Kusama Token Test như thế nào?
Bản testnet cho phép nhận token test – dự án free, không có giá trị. Trong khi đó, toke bản mainnet đang bán là 412$ (19/9/2021).
Đầu tư vào sàn Kusama, nên hay không?
Kusama không phải là dự án mới. Sau thời gian xây dựng và phát triển, Kusama đã có rất nhiều đối tác lớn, nổi tiếng như: Polkadot, Chainlink, ChainX, Web3 Foundation, Edgeware,.. Ngoài ra, dự án còn cung cấp cơ sở hạ tầng cho nhiều dự án phát triển và có nhiều chức năng như Stake, Reward, Fee, Voting. Tuy nhiên, dù đầu tư vào sàn tiền ảo nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định nên bạn cần sáng suốt, cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền đầu tư nhé.