KOC được biết đến như một xu hướng quảng cáo mới có khả năng thay thế KOL trong công cuộc chuyển đổi số. Xu hướng này có tác động rất lớn đối với quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Vậy thực chất KOC là gì? KOC và KOL khác nhau như thế nào? Liệu KOC có thể thay thế KOL không?
Tìm hiểu tổng quan về KOC
KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumers – tạm dịch: Người tiêu dùng chủ chốt) là thuật ngữ dùng để chỉ những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Nhiệm vụ của KOC là trải nghiệm thử các sản phẩm/dịch vụ có mặt trên thị trường và đưa ra nhận xét, đánh giá. Những nhận định của KOC cần phải dựa trên tính chuyên môn và khách quan.
So với Influencers truyền thống, KOC nhận được sự tin của người tiêu dùng nhiều hơn. Vì bản chất của KOC cũng là người tiêu dùng, họ xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm của mình trong một lĩnh vực cụ thể.
Trong lĩnh vực Marketing, KOC đóng vai trò như một phương thức tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả. Giải pháp này có mức độ tương tác cao và tác động lớn đến một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với KOC và tận dụng mức độ uy tín, tầm ảnh hưởng của họ để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu.
Những gương mặt KOC nổi tiếng tại thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến là:
- Châu Muối: TikTok có hơn 1 triệu lượt follow trên, là chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá đồ dùng gia dụng, nội thất, thực phẩm.
- Call Me Duy: Là Blogger nổi tiếng trong ngành làm đẹp, thường xuyên review mỹ phẩm và chia sẻ kiến thức make-up thông dụng.
- Anh Em TV: Là một kênh Youtube được khá nhiều người theo dõi và hưởng ứng với những video review đồ dùng công nghệ chất lượng, đáng tin cậy.
Tầm quan trọng của KOC trong Marketing
Tăng độ tin cậy
KOCs là những người tiêu dùng có kiến thức chuyên môn hoặc trải nghiệm nhất định trong một lĩnh vực, thị trường ngách cụ thể. Đồng thời, với những chia sẻ của mình, các KOCs đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và theo dõi của người tiêu dùng khác.
Những đánh giá, nhận định của KOC thường đáng tin cậy và chân thực hơn Influencers truyền thống. Để xây dựng hình ảnh cá nhân, KOC sẽ không nhận booking (tiền quảng cáo) khi review sản phẩm/dịch vụ. Do đó, họ sẽ có những trải nghiệm chân thực, cảm nhận khách quan nhất. Đây chính là lý do khiến người tiêu dùng tin tưởng KOC hơn KOL.
Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng
Khi hợp tác với các KOC, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. KOC sở hữu lượng người theo dõi trong một phân khúc hoặc thị trường ngách cụ thể. Tệp người dùng này chính là khách hàng tiềm năng của một số thương hiệu, sản phẩm. Thế nên, khi hợp tác với KOC, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có lượt tương tác cao hơn.
Tối ưu hoá chi phí
KOCs là một chiến lược tiếp thị hiệu quả về mặt chi phí. Hiện nay, có rất nhiều KOCs sẵn sàng hợp tác với các thương hiệu để nhận sản phẩm miễn phí hoặc một khoản phí nhỏ. Trong khi đó, doanh nghiệp phải tốn một khoản tiền lớn để hợp tác với KOLs. Vì vậy, nếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ngân sách còn hạn chế, bạn nên hợp tác với KOCs để tối ưu hoá chi phí tiếp thị.
Tiếp thị truyền miệng
KOCs có khả năng tạo ra tiếng vang và thu hút người tiêu dùng cho các thương hiệu thông qua tiếp thị truyền miệng. Những người theo dõi KOCs có xu hướng tin tưởng vào ý kiến và đề xuất của họ. Đây chính là nền tảng để người tiêu dùng tăng nhận thức về thương hiệu cũng như cải thiện hiệu quả bán hàng.
Cải thiện độ nhân diện trên mạng xã hội
Các KOCs hoạt động rất tích cực trên các nền tảng mạng xã hội. Đây chính là không gian để họ chia sẻ đề xuất, nhận định và đánh giá của mình đến với người theo dõi. Vì vậy, nếu hợp tác với KOCs, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và tăng sự hiện diện của mình trên mạng xã hội.
Điểm tương đồng và khác biệt giữa KOC với KOL
Điểm tương đồng
- Tầm ảnh hưởng: Cả KOC và KOL đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với quyết định mua hàng của những người theo dõi họ.
- Độ tin cậy: KOC và KOL có mức độ tin cậy, tính xác thực cao hơn so với những Influencers truyền thống vì họ là những người tiêu dùng đã xây dựng lượng người theo dõi dựa trên chuyên môn, trải nghiệm của mình.
- Người theo dõi phù hợp: KOC và KOL thường có lượng người theo dõi trong một phân khúc hoặc ngành cụ thể. Nhóm khách hàng này mang lại giá trị cao đối với các thương hiệu, sản phẩm.
Điểm khác biệt
Quy mô người theo dõi
KOL: KOLs được phân thành nhiều cấp độ khác nhau dựa trên số lượng người theo dõi trên các nền tảng sáng tạo số như TikTok, Facebook, Youtube, Instagram,…, cụ thể là:
- KOLs cấp độ 1: Là những Influencers có từ 10.000 – 1 triệu lượt theo dõi.
- KOLs cấp độ 2: Là những người có từ 5.000 – 10.000 lượt theo dõi.
- KOLs cấp độ 3: Là những người có từ 1.000 – 5.000 lượt theo dõi (nano-influencers).
KOLs có lượt theo dõi và sức ảnh hưởng càng lớn, chi phí booking càng cao. Vậy nên, tuỳ vào từng chiến lược Marketing cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn những KOLs có mức giá hợp lý, mang lại hiệu quả tối ưu.
KOC: Phần lớn các KOCs sẽ có lượng người theo dõi thấp hơn so với KOLs. Dù vậy, họ lại nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng cao hơn. KOCs vốn là những người đứng trên cương vị của người tiêu dùng. Họ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ thực tế và đưa ra đánh giá khách quan. Chính vì thế, dù số lượng người theo dõi thấp hơn nhưng KOCs có thể mang lại hiệu quả cao thậm chí là vượt trội hơn KOLs.
Kiến thức chuyên môn
KOL: Một KOL uy tín phải có kiến thức và chuyên môn sâu sắc về một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Ví dụ như trong lĩnh vực mỹ phẩm, KOL có thể là các bác sĩ da liễu hoặc beauty blogger nổi tiếng, có thâm niên.
Ngày nay, người tiêu dùng rất thông minh. Họ có thể dễ dàng nhận ra những sản phẩm nào đang được KOLs PR. Lúc này, mức độ chính xác và độ tin cậy của các KOLs sẽ không mạnh bằng người tiêu dùng đích thực.
KOC: Các KOCs thường không đòi hỏi kiến thức chuyên môn quá sâu. Nhiệm vụ của họ chỉ đơn giản là dùng thử sản phẩm và để lại những cảm nhận chân thực nhất. Tuy nhiên, để cải thiện mức độ tin tưởng của người tiêu dùng, các KOCs ngày nay cũng phải có kiến thức nền tảng để đánh giá sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.
Thông thường, các KOCs sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm, nhãn hàng để đưa ra đánh giá. Họ không nhất thiết phải chia sẻ theo một kịch bản có sẵn từ phía thương hiệu. Điều này đã giúp những đánh giá của KOCs trở nên thực tế, đáng tin cậy và không mang tính quảng cáo cho bất kỳ thương hiệu nào.
Tính chủ động
KOL: Những người có tầm ảnh hưởng như KOL sẽ được các nhãn hàng chủ động liên hệ để booking. Hiện nay, có không ít các dịch vụ hỗ trợ đặt quảng cáo KOL trên thị trường. Các doanh nghiệp vì thế cũng nhanh chóng tiếp cận và kết nối với KOL tốt hơn. Khi hợp tác với KOL, doanh nghiệp sẽ thanh toán chi phí hoa hồng bằng tiền mặt hoặc chính sản phẩm/dịch vụ mà KOL nhận quảng cáo.
KOC: So với KOL, KOC có thể chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ và nhãn hàng mà họ muốn dùng thử để đánh giá, nhận xét. Trong trường hợp này, các KOC sẽ phải tự bỏ tiền túi để mua và sử dụng sản phẩm. Sau một khoảng thời gian trải nghiệm sản phẩm, KOC có thể chia sẻ đến người theo dõi của mình nếu cảm thấy sản phẩm chất lượng, mang lại hiệu quả cao. Lúc này, họ sẽ nhận lại mức hoa hồng từ nhãn hiệu dựa trên đơn hàng mà mình bán được.
Độ phổ biến
KOL: Các KOLs có lượng người theo dõi đông đảo nên họ sẽ đảm nhiệm vai trò quảng bá sản phẩm/dịch vụ với quy mô lớn. Chiến lược tiếp thị KOL phù hợp với các doanh nghiệp muốn cải thiện độ phủ sóng thương hiệu một cách nhanh chóng.
KOC: Khác với KOL, KOC chỉ đơn thuần là người tiêu dùng bình thường. Thế nên, họ thường tập trung nhiều vào các hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ khách hàng như tăng độ tin cậy, thu hút khách hàng, đánh giá sản phẩm,…
Liệu KOC có thể thay thế KOL được không?
KOC và KOL đều có những điểm mạnh và giá trị riêng trong lĩnh vực Marketing. Thông thường, KOL là các chuyên gia hoặc người có tầm ảnh hưởng hàng đầu trong lĩnh vực mà họ hoạt động. Họ đã trải qua một quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân và nền tảng người theo dõi trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, đề xuất của KOL rất có trọng lượng đối với những người theo dõi, tác động mạnh đến hành vi của người tiêu dùng. Đây là điều mà KOC khó có thể sánh được.
Mặt khác, KOC là những người tiêu dùng thực tế, không được trả tiền để quảng cáo sản phẩm, các ánh giá của họ dựa trên trải nghiệm khách quan. Thế nên, KOC đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu, tạo tiếng vang xung quanh sản phẩm/dịch vụ, nhất là khi họ có lượng người theo dõi và lượt tương tác cao.
Tuy nhiên, KOC dù mang lại hiệu quả trong một số bối cảnh nhất định nhưng không thể thay thế cho KOL. KOL sở hữu trình độ chuyên môn và khả năng điều hướng mà KOC không có. Ngoài ra, lượng người theo dõi và độ tin cậy của KOL mang đến giá trị lớn cho các thương hiệu. Nhìn chung, tuỳ vào mục đích, ngân sách và chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn KOC hoặc KOL quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
KOC là một chiến lược tiếp thị khá phổ biến trong bối cảnh công nghệ số. Trước tốc độ phát triển của các nền tảng mạng xã hội, tiềm năng phát triển của KOC trong tương lai sẽ càng tăng cao. Tino Group hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ KOC là gì cũng như điểm khác nhau giữa KOC và KOL. Nếu muốn theo dõi thêm những thông tin hữu ích khác, bạn hãy theo dõi Tino Group ngay nhé!
Những câu hỏi thường gặp
KOC có tiết kiệm chi phí hơn KOL không?
Tất nhiên là có! Chi phí hợp tác với KOC thấp hơn nhiều so với KOL. Bạn có thể trả phí cho KOC bằng những sản phẩm miễn phí hoặc khoản hoa hồng nhỏ.
Doanh nghiệp tìm và làm việc với KOC bằng cách nào?
Doanh nghiệp có thể tìm và làm việc với các KOC tiềm năng bằng cách theo dõi những phương tiện truyền thông xã hội hoặc công đồng trực tuyến liên quan. Để kết nối với KOC, bạn có thể liên hệ trực tiếp trên trang cá nhân trực tuyến hoặc Email của họ.
Các KOCs kiếm tiền bằng cách nào?
Không giống như KOL sẽ được nhãn hàng trả tiền để quảng bá sản phẩm, KOC là người chủ động lựa chọn và trải nghiệm sản phẩm. Sau đó, họ sẽ nhận lại mức hoa hồng từ nhãn hiệu dựa trên số đơn hàng đã bán được.
KOC có thể làm việc cùng nhiều thương hiệu cùng lúc không?
Câu trả lời là: “Có!”. KOC có thể làm việc với nhiều thương hiệu cùng một lúc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nếu KOC làm việc với quá nhiều thương hiệu cùng lúc, họ có thể làm giảm độ uy tín và tính khách quan của mình.