Nhiều người cho rằng blockchain là “xương sống” của tiền mã hóa. Điều này được minh chứng thông qua việc có rất nhiều dự án được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain. Tuy nhiên, có một dự án tiền mã hóa không sử dụng blockchain mà thay vào đó là một công nghệ khác gọi là Tangle, đó là IOTA. Vậy IOTA (MIOTA) là gì? Dự án này có gì đặc biệt?
Tổng quan về dự án IOTA
IOTA (MIOTA) là gì?
IOTA là một đồng tiền mã hóa được thiết kế để phục vụ cho mạng lưới vạn vật kết nối thông qua internet (Internet of things – IoT) dựa trên một giao thức sổ cái phân quyền.
Đây là một nền tảng vô cùng độc đáo và khác biệt với việc không dựa trên công nghệ blockchain, thay vào đó, IOTA sử dụng công nghệ đồ thị không có chu trình (Tangled). Điều này có nghĩa quá trình thực hiện các giao dịch sẽ không có chu trình xác định.
Để dễ hình dung, bạn có thể lấy ví dụ như với công nghệ của Bitcoin, để chuyển thông tin từ nút mạng A đến nút D, bạn sẽ phải qua B và C đó là chu trình xác định, còn đối với công nghệ Tangled, chu trình này không xác định nên giao dịch có thể từ nút A qua F sau đó mới về D, điều đó sẽ giúp giao dịch đạt được tốc độ nhanh với chi phí bằng 0.
Lịch sử ra đời của dự án IOTA
Vào đầu năm 2015, David Sonstebo đã quyết định tạo ra một nền tảng mô-đun có thể mở rộng dựa trên công nghệ Tangle cho phép thực hiện các giao dịch vi mô mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Ông đã viết một whitepaper chi tiết cũng như lên kế hoạch tuyển dụng dần dần các nhà phát triển và kỹ sư có kinh nghiệm vào nhóm để thực hiện dự án.
Sau một khoảng thời gian, Sonstebo đã đặt tên cho dự án của mình là IOTA Foundation và khởi động một ICO, đợt ICO này đã thu hút được 1337 BTC. Mặc dù đây là một số tiền khá khiêm tốn vào thời điểm đó nhưng nhóm vẫn quyết định tiến xa hơn nữa.
Sau ICO, Sonstebo đã đưa ra một quyết định lớn từ chối sử dụng blockchain thông thường chuyển hẳn hướng công nghệ Tangle độc đáo của mình.
Điểm khác biệt của công nghệ Tangle và blockchain
Vấn đề mà các dự án blockchain thường gặp phải
Hầu hết, các nền tảng blockchain sẽ chứa một số vấn đề sau:
- Hạn chế về khả năng mở rộng quy mô
- Phí giao dịch tương đối cao nhưng tốc độ giao dịch và xử lý chậm chạp.
- Yêu cầu tài nguyên cao về phần cứng và năng lượng.
- Khả năng truyền dữ liệu giữa các thiết bị kém an toàn
Sự xuất hiện của IOTA và công nghệ Tangle đã phần nào giải quyết được một số hạn chế mà blockchain gặp phải.
Điều gì tạo nên sự khác biệt của IOTA?
Cấu trúc của Tangle không có khối và có thể mở rộng không giới hạn. Điều này khác với thiết kế đơn giản và tuần tự của blockchain. Tangle có thể được phát triển theo các hướng khác nhau.
IOTA là không có sự tách biệt giữa những người tham gia mạng lưới và những người khai thác. Với Tangle, người dùng sẽ chính là người đào. Ngay sau khi máy tính của người tham gia xuất hiện trên mạng, quá trình xác nhận giao dịch sẽ tự động bắt đầu.
IOTA là một mạng không có phí giao dịch vì không có thợ đào riêng biệt. Điều này giúp IOTA trở thành một nền tảng rất hữu ích cho các giao dịch nhỏ lẻ.
Tất cả các hoạt động bên trong mạng IOTA luôn ổn định ngay cả khi có hàng nghìn giao dịch cùng lúc và tốc độ xử lý vẫn không giảm.
Với IOTA, không có giới hạn về số lượng giao dịch hoặc số tiền giao dịch. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện ngoại tuyến, những người dùng chỉ cần thống nhất thành nhóm và không cần đồng bộ hóa với mạng.
IOTA Framework
Bên cạnh công nghệ Tangle, Framework cũng là một phần quan trọng khác của IOTA. Các thành phần của IOTA Framework gồm:
- Digital Identity: Thiết lập sự tin cậy và tăng khả năng tương tác giữa các tổ chức, cá nhân và thiết bị, đồng thời cho phép nhà phát triển thiết lập các giải pháp nhận dạng với mã nguồn mở.
- Tokenized Assets: Cho phép người dùng mã hóa tài sản ở thế giới thật.
- Stream: Một công cụ để cấu trúc và điều hướng dữ liệu an toàn thông qua Tangle.
- Smart Contract: Hợp đồng thông minh có chức năng lưu lại những bằng chứng về hoạt động trên block. Ngoài ra, việc tự động hóa của chúng cũng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên liên quan.
- Access: Framework này được thiết kế để hoạt động với bất kỳ tài nguyên IoT nào. Access được sử dụng để xây dựng hệ thống kiểm soát truy cập cho các thiết bị thông minh.
- Stronghold: Một tính năng để triển khai phần mềm bảo mật và có mục đích bảo vệ thông tin kỹ thuật số khỏi sự tấn công của hacker.
IOTA và Internet Of Things
Ban đầu, khái niệm về Internet of Things được hiểu như một mạng lưới toàn cầu trong đó các thiết bị vật lý tương tác với nhau thông qua cơ chế công nghệ tích hợp.
Ví dụ như một căn hộ thông minh, nơi ánh sáng, điện và sưởi ấm đều được tự động điều chỉnh, nhưng đó cũng chỉ là 1 căn hộ đơn lẻ. Nếu tất cả các hộ gia đình trong thành phố và tất cả thành phố trong 1 nước đều sử dụng nhà thông minh thì lúc này, sẽ thành thành một mạng lưới.
Nền tảng IOTA cho phép liên kết tất cả các quy trình trong hệ sinh thái IoT bằng cách cấu hình các chuỗi giao dịch và khả năng thực hiện các giao dịch vi mô số lượng lớn. Điều này được đảm bảo bằng khả năng mở rộng của Tangle.
Hơn nữa, IOTA được triển khai để đảm bảo không bị gián đoạn khi thiết bị tương tác với các nút khác không được truy cập Internet. Điều này sẽ tiết kiệm năng lượng rất tốt.
Một số ứng dụng của IOTA trong các lĩnh vực
Thành phố thông minh
Thành phố Đài Bắc (Trung Quốc) đã ký một thỏa thuận với công ty IOTA Foundation vào năm 2018 để thử nghiệm công nghệ IOTA trong việc chuyển đổi thành một thành phố thông minh trong tương lai. Các thử nghiệm ban đầu bao gồm tạo thẻ ID kỹ thuật số dựa trên Tangle và tích hợp mạng lưới IOTA vào các thiết bị giám sát ô nhiễm không khí.
Năng lượng thông minh
IOTA có thể mở rộng và hoàn toàn miễn phí. Đây là một giải pháp lý tưởng cho ngành năng lượng.
Dự án đã làm việc với tập đoàn năng lượng Elaadnl, Hà Lan từ năm 2017 để xây dựng các trạm sạc thông minh cho xe điện. Các trạm này có thể chuyển dữ liệu và thanh toán tự động giữa xe và bộ sạc. Một số công nghệ tương tự cũng đang được thử nghiệm để mang đến cho cộng đồng năng lượng thông minh.
Hồ sơ sức khỏe điện tử
Việc hồ sơ y tế tham gia vào thế giới kỹ thuật số có thể giúp các nhà y tế chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, nhanh và hiệu quả hơn. IOTA có mục tiêu cải thiện các ý tưởng về hồ sơ sức khỏe điện tử như đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu để các nhà cung cấp có thể chắc chắn rằng họ đang sử dụng dữ liệu đáng tin cậy.
Ô tô và Cơ động
Ngành vận tải cũng nhận được lợi ích rất nhiều từ IOTA và việc chuyển giao giá trị miễn phí giữa các thiết bị IoT. Ví dụ: các loại ô tô có thể được trang bị ví tiền điện tử của riêng họ để tự động thanh toán phí cầu đường, bãi đậu xe, trạm sạc và các dịch vụ khác.
Chuỗi cung ứng và sản xuất
IOTA có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn sản xuất và trong chuỗi cung ứng, vì nền tảng này có tính năng cung cấp dữ liệu bất biến ở bất kỳ đâu nên đảm bảo tính xác thực của hàng hóa.
Bằng cách ghi dữ liệu, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra nguồn gốc của sản phẩm như quốc gia, thời điểm nó được tạo ra và nhân viên đã làm ra chúng.
Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng tin tưởng hơn vào sản phẩm.
Đội ngũ phát triển của IOTA
Dự án IOTA được thành lập và phát triển bởi 4 nhân vật chủ chốt là: David Sonstebo, Serguei Popov, Sergey Ivancheglo, Dominik Schiener. Họ đều là những người tham gia vào ngành công nghiệp blockchain từ rất sớm và được giới thiệu là những người tiên phong trong công nghệ blockchain 2.0.
Ngoài ra, dự án còn có đội ngũ cố vấn là những giáo sư, tiến sĩ trong các lĩnh vực về tài chính, công nghệ,.. Bạn có thể xem thông tin đầy đủ về team IOTA tại: https://www.iota.org/foundation/team
Tổng quan về token MIOTA
MIOTA là gì?
MIOTA là token gốc của nền tảng IOTA được xây dựng trên Tangle. Token này được tạo ra để phục vụ trong hệ sinh thái Internet of Things mà dự án này muốn hướng tới. Do đó, MIOTA sẽ được dùng làm phí giao dịch cho mạng lưới IoT.
Ví dụ như một cơ sở sạc xe hơi ở Hà Lan đã cho phép mọi người tự động trả tiền điện mà họ sử dụng bằng token MIOTA.
Một số thông tin cơ bản về token MIOTA
- Tên token: IOTA token
- Kí hiệu: MIOTA
- Blockchain: Tangle
- Token Standard: N/A
- Contract: N/A
- Loại token: Utility
- Tổng cung: 2.779.530.283 IOTA
- Cung lưu thông: 2.779.530.283 IOTA
Lưu trữ token MIOTA ở đâu?
Hiện tại, token MIOTA đã phát triển ví riêng là Trinity Wallet, ví này hỗ trợ trên máy tính và điện thoại với các hệ điều hành như MacOS, Windows, IOS và Android. Bạn có thể tải về để sử dụng tại https://trinity.iota.org/
Ngoài ra, GUI Light Wallet và Nostalgia Light Wallet cũng là những loại ví thích hợp để lưu trữ IOTA.
Còn trong trường hợp bạn thường xuyên trading trên các sàn, có thể lưu trữ token này ngay trên sàn.
Mua token MIOTA ở đâu?
Với công nghệ Tangle, dự án IOTA được đánh giá là khá triển vọng trong tương lai, đặc biệt là khi Internet Of Thing ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về dự án IOTA và từ đó đưa ra đánh giá để có quyết định đầu tư đúng đắn.
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Mạng IOTA có hạn chế gì?
Bảo mật là một trong những vấn đề đáng lo ngại của IOTA. Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy lỗ hổng trong mã của dự án.
Một vấn đề khác xuất hiện vào năm 2020 liên quan đến bảo mật ví Trinity. Cụ thể, vào ngày 12 tháng 2 năm 2020, người ta biết một hacker đã lợi dụng một lỗ hổng trong ví để đánh cắp khoảng 2 triệu đô la.
IOTA Foundation đã giải quyết vấn đề bằng cách đóng ví trong gần 2 tuần khi và yêu cầu người dùng cập nhật nó lên phiên bản mới nhất, bao gồm cả việc chuyển “hạt giống khôi phục”của họ thành một “hạt giống khôi phục” mới.
Dự án IOTA đã hợp tác với những ai?
Kể từ khi ra mắt, IOTA đã hợp tác với nhiều tập đoàn công ty lớn trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó có OutMore Ventures – một trong những tập đoàn đầu tư mảng blockchain hàng đầu của Châu Âu.
Ngoài ra, IOTA còn hợp tác với tập đoàn Microsoft và Samsung để phát triển thị trường BigData dựa trên công nghệ Tangle.
Giá token MIOTA hiện tại là bao nhiêu?
Theo trang Coingecko, giá hiện tại của 1 đồng token MIOTA là 1,07 USD, có vốn hóa thị trường theo cung lưu thông là 2.930.243.194 USD. Bạn có thể cập nhật giá token này mỗi ngày tại: https://www.coingecko.com/vi/ty_gia/iota#markets
Có thể theo dõi dự án IOTA ở những kênh nào?
Bạn có thể theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất về dự án IOTA tại:
- Website: http://iota.org/
- Twitter: https://twitter.com/iota
- Reddit: https://reddit.com/r/Iota
- YouTube: https://www.youtube.com/c/iotafoundation
- Discord: https://discord.iota.org/
- Linked: https://www.linkedin.com/company/iotafoundation/