Hiện nay, mỗi chiến dịch Influencer Marketing tại các doanh nghiệp thường gặp phải những trăn trở làm sao tìm được những Influencer hay Celebrity phù hợp nhất với chiến dịch của mình. Vậy thực chất Influencer và Celebrity là ai? Họ ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực Marketing tại doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp chi tiết nhất dành cho bạn, cùng tham khảo nhé!
Đôi nét về Influencer và Celebrity
Khái niệm Influencer và Celebrity là gì?
Ngày nay, chiến dịch Influencer Marketing đang là một trong những xu hướng social media được ưa chuộng nhất. Thêm vào đó, với những cải tiến mà các nền tảng truyền thông thời đại số mang lại thì những người có tầm ảnh hưởng xã hội được mở rộng nhiều phương thức tiếp cận hơn. Cũng từ đó, những khái niệm về Influencer, Celebrity ra đời và trở nên phổ biến.
Influencer là những cá nhân có tầm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do các yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, mối quan hệ. Hiểu nôm na trong bối cảnh truyền thông, họ là những người sở hữu số lượng người theo dõi đông đảo, sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook,… để lan truyền kiến thức về một lĩnh vực cụ thể đến mọi người. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao sẽ càng thu hút sự chú ý của thương hiệu trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm.
Celebrity trong tiếng Anh được viết tắt là “Celeb”. Họ là những người nổi tiếng hay còn gọi là nhân vật của công chúng. Đây được coi là những người có sức hút lớn trong giới báo chí – truyền thông, họ ảnh hưởng mạnh mẽ tới giới trẻ. Những Celebrity thường hoạt động trong các vai trò như: ca sĩ, người mẫu, diễn viên, cầu thủ bóng đá, nhà chính trị,… Nhìn chung, họ là những người thuộc giới giải trí nổi tiếng trong showbiz.
Có gì khác biệt ở Influencer và Celebrity?
Như đã đề cập trên đây, Influencer là những người tạo ảnh hưởng còn Celebrity là người nổi tiếng. Họ đều thuộc về lĩnh vực Influencer Marketing – hình thức quảng bá sản phẩm thông qua những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng. Bên cạnh nét tương đồng, hai loại hình Influencer và Celebrity này cũng tồn tại sự khác biệt tương đối rõ rệt.
Ở Influencer, họ là những người hội tụ khả năng am hiểu sâu rộng về bất kỳ sản phẩm mà mình PR. Thậm chí họ đã từng trải nghiệm sản phẩm và có liên hệ mật thiết với nó. Những người Influencer chú trọng về mặt nội dung nhằm thu hút người xem, tạo độ tin cậy trong từng sản phẩm quảng cáo.
Nhưng với các Celebrity, công việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Họ không cần phải am hiểu tường tận về từng sản phẩm hay đầu tư quá nhiều ở mặt nội dung. Hình thức PR của họ đôi khi chỉ là những dòng trạng thái giới thiệu ngắn hoặc thậm chí là bức ảnh chụp cùng sản phẩm. Nhờ sức ảnh hưởng sẵn có ở họ mà các nhãn hiệu không yêu cầu quá nhiều ở Celebrity. Chính vì thế, mục đích thuê các Celebrity quảng bá sản phẩm nhằm rút ngắn khoảng cách, đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất.
Một điểm khác biệt nữa là trong khi các Celebrity thu hút độc giả thông qua các sản phẩm “Hot” như: bài hát, MV, phim ảnh, sách báo,… thì các Influencer được biết đến thông qua tài năng, sự am hiểu của họ ở một lĩnh vực cụ thể nào đó. Đơn cử như Beauty Blogger sẽ am hiểu về làm đẹp, các Streamer am hiểu về game, Vlogger du lịch,…Và đương nhiên các lĩnh vực ấy phải thật sự cuốn hút, được đông đảo công chúng đón nhận.
Bật mí những sự thật về Influencer Marketing
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ dựa vào những cá nhân, tập thể, hội nhóm có tầm ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội. Khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm đến gần công chúng, họ sẽ chi trả thù lao cho các Influencer đại diện tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho thương hiệu của mình. Và điều quan trọng là “người gây ảnh hưởng” đó phải có sự tác động “dẫn dắt, gợi ý” để thuyết phục người khác hành động theo kết quả dự định.
Mục đích cốt lõi của Influencer Marketing là hành vi tiêu thụ càng nhiều sản phẩm càng tốt. Qua đó thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được đánh bóng, khẳng định giá trị trong lòng người dùng. Từ đó thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Vai trò của Influencer Marketing
Tương tự như những chiêu thức Marketing khác, Influencer Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ chiến lược quảng bá của doanh nghiệp. Thông qua những Influencer, khách hàng sẽ có cái nhìn thiện cảm, tốt đẹp về thương hiệu. Điều này còn tác động đến quyết định mua hàng, tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Khi kết nối với những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động sẽ đẩy mạnh khả năng tương tác và tạo sự tin tưởng của mọi người dành cho sản phẩm. Nhờ những Influencer hàng đầu, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Họ sẽ giúp bạn kết nối khách hàng đến với thương hiệu nhanh chóng.
Influencer Marketing thật sự là một phương thức tiếp thị hiệu quả, nhanh gọn mà không cần phải đầu tư một nguồn ngân sách lớn. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt, bạn cần chọn đúng Influencer dành cho chiến dịch của mình.
FAQs về Influencer và Celebrity
Influencer ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm?
Influencer ở Việt Nam được phân thành 3 loại chính như sau:
- Celebrities (nhóm người nổi tiếng)
- Professional Influencer (nhóm người chuyên gia)
- Citizen Influencer (người nổi tiếng trên mạng xã hội)
Sử dụng Celeb trong marketing có hiệu quả gì?
Khi sử dụng Celeb để truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho thương hiệu là một sự lựa chọn cực kỳ sáng suốt của doanh nghiệp. Các Celeb sẽ giúp sản phẩm tiếp cận đến nhiều khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Có thể ví họ là những cầu nối đáng tin cậy giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Do đó, Celeb là yếu tố then chốt giúp đẩy mạnh chiến dịch marketing của doanh nghiệp đạt được thành công.
Những tiêu chí cốt lõi để đánh giá một Influencer là gì?
- Độ phủ sóng (Reach): tiêu chí này đo lường bằng cách xem xét số lượng người theo dõi, quan tâm trên các trạng xã hội.
- Relevance (Sự liên quan): đây được hiểu là mối quan hệ giữa người đại diện đối với thương hiệu họ đại diện. Nó thường thể hiện qua: thương hiệu cá nhân, nội dung bài viết, thông tin các nhân…
- Resonance (khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): Mức độ tương tác giữa người theo dõi và nội dung mà Influencer tạo ra.
- Sentiment (chỉ số cảm xúc): cảm xúc của người theo dõi trước những bài quảng bá do Influencer tạo ra. Nó quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Influencer và KOL có gì khác nhau?
KOL và Influencer đều là những người có sức ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nhưng KOL là người có chuyên môn, kiến thức ở một lĩnh vực nào đó, họ chỉ nhận quảng bá sản phẩm, thương hiệu thuộc về chuyên môn. Còn Influencer thì không bó buộc, chỉ cần họ có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng đều được các nhãn hàng lựa chọn.