Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0, công nghệ máy chủ ảo được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp bởi những tính năng vượt trội. Do đó, có rất nhiều công nghệ ảo được sử dụng hiện nay, một trong số đó chính là nền tảng Hyper-V. Vậy Hyper-V là gì? Cấu trúc ra sao? Nguyên lý vận hành như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Hyper-V là gì?
Hyper-V là nền tảng ứng dụng công nghệ ảo hóa thế hệ mới của Microsoft, được cải tiến dựa trên nền tảng cũ là hypervisor – được viết tắt từ cụm từ “virtual machine monitor” (tạm dịch là màn hình máy ảo).
Điều này mang đến cho người dùng (chủ yếu là doanh nghiệp) những công năng hữu ích như sau:
- Một nền tảng ảo hóa mạnh và linh hoạt
- Có khả năng mở rộng
- Tính tin cậy và sẵn sàng cao
Với tính năng nổi bật, Hyper-V giúp đáp ứng nhu cầu ảo hóa mọi cấp độ cho môi trường doanh nghiệp. Ngoài ra, Hyper-V cho phép người dùng quản lý, cài đặt, nâng cấp hoặc khai thác các tính năng ảo hóa của server mà không cần phải mua thêm bất cứ phần mềm nào từ bên thứ ba như VirtualBox hay VMware.
Hiện tại, Hyper-V hỗ trợ 3 phiên bản Windows Server 2008 64-bit bao gồm:
- Standard (một máy ảo)
- Enterprise (4 máy ảo)
- Datacenter (không giới hạn số lượng máy ảo)
Tuy nhiên, Hyper-V vẫn hỗ trợ hệ điều hành Windows cả 32-bit và 64-bit.
Cấu trúc của Hyper-V
Hyper-V bao gồm 3 thành phần chính như sau:
- Virtual stack – ngăn ảo hóa
- Parent Partition (còn được gọi là máy ảo cha)
- Child Partition (còn được gọi là máy ảo con)
Nguyên lý vận hành của Hyper-V
Hyper-V phân chia mỗi máy ảo thành một partition – một đơn vị cách ly về mặt logic và có thể chứa một hệ điều hành làm việc trong đó. Thông thường có ít nhất 1 root partition (còn được gọi là partition gốc) chứa hệ điều hành chủ (host OS là hệ điều hành chạy nền tảng ảo hóa) và ngăn ảo hóa, có quyền truy cập trực tiếp các thiết bị phần cứng.
Tiến trình tiếp theo, partition gốc tạo ra các child partition để chạy hệ điều hành khách (guest OS). Một partition con cũng có khả năng nhân bản ra các partition con của mình.
Tuy nhiên, một partition con không có quyền truy cập trực tiếp tài nguyên vật lý mà chỉ xem các tài nguyên đó như là thiết bị ảo (được gọi là virtual device). Mọi yêu cầu đến thiết bị ảo sẽ được chuyển đến parent partition thông qua VMBus và ngược lại đối với thông tin hồi đáp.
Nếu thiết bị ở parent partition cũng là thiết bị ảo, quá trình chuyển hướng tiếp tục diễn ra cho đến khi gặp thiết bị thực ở root partition gốc. Toàn bộ tiến trình trong suốt quá trình đối với hệ điều hành khách.
Những lợi ích mà Hyper-V mang lại cho doanh nghiệp
Hyper-V là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra đồng thời quản lý một môi trường điện toán máy chủ ảo hóa.
Khả năng ảo hóa linh hoạt
Hyper-V là phần không thể thiếu trong quá trình ảo hóa datacenter (còn được gọi là trung tâm dữ liệu) đến desktop của Microsoft. Bên cạnh đó, Hyper-V có khả năng ảo hóa server ở các công ty lớn có quy mô lên đến hàng ngàn máy trạm.
Hyper-V cho phép các máy ảo thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Khai thác khối lượng bộ nhớ một cách đáng kể
- Các bộ xử lý đa nhân mạnh mẽ,
- các giải pháp lưu trữ động
- Thế hệ mới mang lại tốc độ mạng cao
Điều đó có nghĩa là ngay cả những ứng dụng máy chủ quan trọng chứa thông tin bảo mật cần nhiều tài nguyên cũng sẽ được hợp nhất và ảo hóa thay vì yêu cầu các server dành riêng.
Mặt khác, Hyper-V và System Center cho phép doanh nghiệp hợp nhất các server của các chi nhánh nhỏ để tối ưu hóa trong việc giám sát và quản lý tập trung, sao lưu tự động và các công cụ quản lý khác. Điều này có nghĩa là các văn phòng chi nhánh hoạt động mà không cần có bộ phận IT tại chỗ.
Nền tảng ảo hóa mạnh
Các máy ảo có thể tận dụng các tính năng cụm máy tính trong việc sao lưu và bảo mật trong Windows Server 2008 để vận hành êm xuôi, vượt qua các tình huống sốc tải đột xuất hay sự cố đường truyền. Hyper-V ứng dụng các dịch vụ Volume Shadow Copy của Windows Server 2008 để cho phép khắc phục sự cố nhanh và tin cậy.
Điều này giúp đưa các ứng dụng nghiệp vụ trở lại trạng thái bình thường với thời gian không hoạt động tối thiểu.
Độ bảo mật cao
Bảo mật luôn là vấn đề tối quan trọng trong mọi giải pháp server, dù là vật lý hay hệ ảo. Các máy chủ chứa hệ thống ảo hóa cũng có thể bị đột nhập bất cứ lúc nào như server độc lập vì vậy tính bảo mật của các máy ảo cần được quản lý. Hyper-V nâng cao độ bảo mật cho cả máy chủ chính và máy ảo theo nhiều cách.
Trung tâm dữ liệu động
Hyper-V cùng với các biện pháp quản lý hiện hữu đến từ Microsoft System Center. Điều này tạo dựng lên một trung tâm dữ liệu động với khả năng cung cấp những hệ thống tự quản lý và làm việc linh hoạt với những tính năng bao gồm:
- Cấu hình máy ảo tự động
- Kiểm soát tài nguyên linh hoạt và
- Di chuyển dữ liệu nhanh
Điều đó giúp doanh nghiệp có thể tạo một môi trường IT động sử dụng ảo hóa không chỉ để giải quyết các sự cố, mà còn để lường trước các yêu cầu gia tăng.
Tính hợp nhất server
Một công dụng cơ bản của công nghệ ảo hóa cho phép hợp nhất nhiều server thành một hệ thống duy nhất. Việc hợp nhất server mang lại nhiều lợi ích về mặt chi phí không những giảm các chi phí bảo trì phần cứng mà còn tiết kiệm năng lực điện.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng Hyper-V là một nền tảng ảo hóa đầy tiềm năng có thể giúp hệ thống máy tính của doanh nghiệp hoạt động ổn định. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể áp dụng Hyper-V vào chính doanh nghiệp của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Sự khác biệt giữa Hyper-V trên Windows 10 và Windows Server là gì?
Windows Server hỗ trợ các tính năng Hyper-V bao gồm:
- Di chuyển trực tiếp các máy ảo từ máy chủ này sang máy chủ khác
- Hyper-V Replica
- Virtual Fiber Channel
- SR-IOV networking
- Shared .VHDX
Windows 10 tích hợp với các tính năng Hyper-V bao gồm:
- Tạo nhanh và Thư viện VM
- Mạng mặc định (NAT switch).
Ứng dụng nền tảng ảo hóa Hyper-V có quan trọng không?
Hyper-V cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp lớn lẫn các công ty nhỏ. Sau đây là một số lợi ích mà Hyper-V mang lại
- Nâng cao tính đồng bộ hệ thống quản lý
- Hỗ trợ quản lý từ xa hiệu
- Cắt giảm chi phí vận hành hệ thống máy tính
- Kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng các sự cố mạng không mong muốn
- Tăng cường độ bảo mật hệ thống
- Hệ thống quản lý chặt chẽ và mạnh mẽ hơn
Nền tảng ảo hóa Hyper-V có độ bảo mật cao không?
Dù là server vật lý hay server ảo hóa, vấn đề bảo mật luôn được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, bạn cần quản lý chặt chẽ cũng như luôn nâng cấp cải tiến để độ bảo mật ngày càng mạnh mẽ hơn tránh các mạng tặc.
Microsoft cung cấp Hyper-V thông qua bao nhiêu dạng thức?
Microsoft cung cấp Hyper-V bằng 2 dạng thức như sau:
- Hyper-V server: một native hypervisor, hay còn gọi là hypervisor loại I (hypervisor chạy trực tiếp trên phần cứng vật lý)
- Một thành phần của Windows: Hyper-V có thể được cài đặt trên các bản Windows server hay một đặc điểm trên các bản Windows 8, Windows 8.1 và Windows 10.