Trong thực tế, từ góc nhìn của những người dùng phổ thông, các thiết bị như Hub, Switch hay Router không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng lại được thiết kế ra với mục đích sử dụng khác nhau đấy!
Hub là gì?
Hub là một thiết bị mạng hỗ trợ việc kết nối nhiều PC, laptop (sử dụng dây cắm) với một mạng duy nhất. Thông thường, Hub được sử dụng để kết nối các phân đoạn của mạng LAN.
Trong một trung tâm dữ liệu sẽ có nhiều cổng khác nhau. Do đó, 1 gói tin đi đến 1 cổng sẽ được sao chép đến nhiều cổng khác.
Có thể hiểu đơn giản, Hub như là một điểm kết nối chung cho các thiết bị trong mạng.
Đặc điểm của Hub
Một số đặc điểm ấn tượng của Hub:
- Hoạt động với thiết bị phát sóng và có khả năng chia sẻ băng thông
- Có một miền chia sẻ và một miền collision
- Hoạt động ở lớp vật lý (Physical layer) của mô hình OSI
- Hỗ trợ cho chế độ truyền bán song công (half-duplex: có thể hiểu đơn giản là thiết bị truyền 2 chiều nhưng mỗi lần chỉ truyền 1 chiều và không truyền song song).
- Một Hub chỉ có một miền phát sóng duy nhất
- Không hỗ trợ giao thức tree protocol
- Không thể tạo mạng LAN ảo bằng trung tâm
Ứng dụng của Hub
- Hub được sử dụng để kết nối trong các tổ chức
- sử dụng để tạo một mạng nhỏ trong gia đình
- Có thể sử dụng để giám sát mạng.
- Bạn có thể tạo một thiết bị hoặc thiết bị ngoại vi có sẵn trong mạng.
Những loại Hub đang có trên thị trường
- Active Hub – Hub chủ động: là loại Hub cần có nguồn điện riêng. Loại này có khả năng làm sạch, chuyển tiếp các tính hiệu và cải thiện các tính hiệu trong cùng mạng.
- Passive Hub – Hub bị động: loại này thu thập nguồn điện từ Active Hub và đấu dây từ các node.
- Smart Hub – Hub thông minh: có tính năng vượt trội hơn 2 loại Active Hub và Passive Hub như: tự chẩn đoán và giải quyết sự cố, quản lý tập trung hiệu quả hơn, truyền tải dữ liệu lớn hơn lên đến 100Mbps.
Ưu điểm và nhược điểm của Hub
Ưu điểm của Hub
- Có khả năng mạng lưới Internet thông qua việc chia sẻ (uplink)
- Có thể dùng để giám sát mạng
- Khả năng tương thích ngược
- Mở rộng khoảng cách của mạng trong mạng lưới
Nhược điểm của Hub
- Không có cơ chế để tăng giảm băng thông
- Không cung cấp băng thông chuyên dụng
- Không thể tự chọn con đường đi tốt nhất trong mạng
- Hạn chế về kích thước mạng
Switch là gì?
Switch hay bộ chuyển mạch là một thiết bị mạng máy tính kết nối nhiều thiết bị với nhau trong 1 mạng máy tính duy nhất. Trong nhiều trường hợp, Switch được dùng để định tuyến thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử thông qua mạng.
Quá trình liên kết các phân đoạn mạng còn được gọi là bắc cầu. Do đó, các Switch còn được gọi là thiết bị bắc cầu.
Các đặc điểm của Switch
Một số đặc điểm nổi bật của Switch:
- Switch là thiết bị hoạt động ở lớp Datalink (Lớp 2)
- Hoạt động với băng thông cố định
- Duy trì một bảng địa chỉ MAC
- Cho phép bạn tạo mạng LAN ảo
- Có thể hoạt động như một cầu nối nhiều cổng
- Thường có từ 24 đến 48 cổng
- Hỗ trợ các chế độ truyền một nửa (half) và truyền song công
Những loại Switch đang có trên thị trường
- Manageable Switch – Switch có thể điều khiển: bạn có thể quản lý các cổng, địa chỉ IP bằng bảng điều khiển.
- Unmanageable Switch – Switch không thể điều khiển: ngược lại với Manageable Switch, bạn không thể điều khiển, cấu hình địa chỉ IP cũng như các cổng.
Các ứng dụng của Switch
- Giúp bạn quản lý luồng dữ liệu trên toàn mạng.
- Một mạng LAN trung bình và lớn sẽ có nhiều thiết bị Switch liên kết với nhau
- Một bộ Switch có thể truyền dữ liệu đến bất kỳ thiết bị nào khác, sử dụng chế độ bán song công (half-duplex) hoặc chế độ song công (full-duplex: hiểu đơn giản là dữ liệu có thể truyền đi 2 chiều cùng lúc)
Ưu điểm và nhược điểm của Switch
Ưu điểm của Switch
- Hỗ trợ giảm số lượng broadcast domain
- Cho phép bạn tạo VLAN (mạng LAN ảo) để phân đoạn logic của các cổng
- Switch có thể sử dụng bảng CAM để ánh xạ Cổng đến MAC (bạn nên tham khảo bài viết của Cisco để hiểu ưu điểm này.)
Nhược điểm của Switch
- Switch sẽ không phù hợp với router dùng để hạn chế lượng broadcast
- Để xử lý Multicast, Switch đòi hỏi cấu hình nhiều thứ và thiết kế phù hợp.
Sự khác nhau giữa Hub và Switch
Điểm giống nhau chính giữa Hub và Switch: cả 2 đều được dùng trong mạng LAN. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về điểm khác biệt chính giữa Hub và Switch như thế nào nhé!
Điểm khác biệt chính giữa Hub và Switch
- Hub là một thiết bị mạng giúp bạn kết nối nhiều PC với một mạng duy nhất. Trong khi đó, Switch kết nối nhiều thiết bị với nhau trên một mạng máy tính.
- Hub hoạt động trên lớp vật lý, trong khi Switch hoạt động trên lớp Datalink.
- Hub dùng cáp Half-duplex trong khi Switch dùng cáp Full duplex
- Hub là một thiết bị thụ động trong khi Switch là một thiết bị chủ động
- Hub sử dụng tính hiệu điện hoặc bit, trong khi Switch sử dụng frame và packet
Ngoài ra, bạn có thể xem ảnh minh hoạ để hiểu hơn về cách hoạt động của cả 3 thiết bị Router,Hub và Switch.
Bảng so sánh Hub và Switch
Hub | Switch |
---|---|
Chạy ở chế độ Half-Duplex | Chạy ở chế độ Full-Duplex |
Hoạt động ở lớp vật lý (Physical Layer) | Hoạt động ở lớp liên kết dữ liệu (Datalink Layer) |
Có từ 4 – 12 cổng | Có từ 24 đến 48 cổng |
Chỉ liên kết thông qua 1 Hub ở trung tâm | Có thể dùng để kết nối nhiều hệ thống; hỗ trợ quản lý các cổng và cấu hình mạng LAN ảo |
Không có cơ chế lọc dữ liệu | Có cơ chế lọc dữ liệu |
Dữ liệu được truyền dạng điện, bit | Dữ liệu được truyền dưới dạng frame hoặc packet |
Thiết bị thụ động | Thiết bị chủ động |
Sử dụng chế độ bán song công (half-duplex) | Sử dụng chế độ bán song công (half-duplex) hoặc chế độ song công (full-duplex) |
Rất khó để tấn công vào Hub | Tấn công vào Switch tương đối dễ (đối với các chuyên gia và hacker chuyên nghiệp) |
Có tốc độ truyền chỉ 10Mbps – 100Mbps | Có tốc độ truyền từ 10Mbps đến 1Gbps tùy vào thiết bị |
Vậy là Tino Group đã giúp bạn tìm hiểu về Hub là gì, Switch là gì cũng như so sánh sự khác nhau giữa Hub và Switch rồi đấy! Có lẽ những kiến thức này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc giao tiếp với các anh IT trong công ty đấy! Tuy nhiên, nếu bạn thấy một anh IT không rõ về 2 thiết bị này cũng là chuyện “thường tình” bạn nhé! Vì trong IT cũng có nhiều mảng khác nhau và mảng mạng cũng rất lớn đấy!
Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn.
Những câu hỏi thường gặp
Router là gì?
Router hay còn gọi là bộ định tuyến, có chức năng chuyển tiếp các gói dữ liệu dọc theo mạng, được kết nối với ít nhất 2 mạng.
Router khác gì so với Hub và Switch?
Bạn nên tránh nhầm lẫn, Router hoàn toàn khác so với hai thiết bị chuyển mạch trong mạng LAN là Hub và Switch. Router có chức năng định tuyến các gói tin cho đến khi chúng đi đến đích cần tới, hiểu một cách đơn giản hơn, Router là một người dẫn đường.
Brouter là gì?
Brouter là sự kết hợp giữa Bridge và Router với những chức năng “xịn” như:
- Có thể kết nối mạng không sử dụng cùng giao thức
- Bạn có thể điều chỉnh để Brouter chỉ hoạt động như một Bridge hoặc một Router.
Protocol là gì?
Protocol tạm dịch: giao thức, là tập hợp những quy tắc hướng dẫn để giao tiếp dữ liệu. Các quy tắc được chuẩn hoá từng bước cho quá trình giao tiếp giữa hai hoặc nhiều máy tính với nhau. Các mạng (network) phải tuân thủ theo các quy tắc này mới có thể truyền dữ liệu một cách an toàn chuẩn xác.